Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 6
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất được sưu tầm và đăng tải, xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo
Preview text:
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 6 trang 22: Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã
học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên
đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng
Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao? Trả lời:
- Khu vực có Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần: nội 2 chí tuyến Bắc Nam.
- Khu vực có Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần: hai đường chí tuyến.
- Khu vực không có Mặt Trời lên thiên đỉnh: từ ngoài hai chí tuyến về hai cực.
Vì trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 66º33’, để tạo góc 90º thì
góc phụ phải là 23º27’, trong khi đó các địa điểm nằm ngoài chí tuyến đều vĩ độ lớn hơn 23º27’.
Bài 2 trang 24 Địa Lí 10: Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh
quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người? Trả lời:
- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa.
- Hoạt động sản xuất của con người bị chi phối bởi nhịp điệu mùa, đặc biệt với
ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết.
Bài 3 trang 24 Địa Lí 10: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ
chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì
thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao? Trả lời:
- Trên Trái Đất vẫn có ngày đêm, nhưng độ dài ngày và đêm sẽ kéo dài 1 năm.
- Trong vòng nửa năm, nửa Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng sẽ rất nóng,
còn nửa không được chiếu sáng sẽ rất lạnh, sẽ không tồn tại được sự sống.