-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập SGK Địa Lý lớp 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Giải bài tập SGK Địa Lý lớp 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi. Tài liệu được biên soạn dưới dạng PDF gồm 3 trang và bài giải giúp bạn đọc tham khảo, ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc tham khảo.
Preview text:
Địa lý 12 Đặc điểm chung của tự nhiên
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Bài 1 (trang 32 sgk Địa Lí 12): Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam Lời giải: Ba đặc điểm:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đổi núi thấp.
Hướng núi: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
Bài 2 (trang 32 sgk Địa Lí 12): Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai
vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Lời giải: a, Vùng núi Đông Bắc
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
+ Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
+ Địa hình theo hướng nghiêng chung tây bắc - đông nam. Những đỉnh núi cao trên
2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Các khối núi đá vôi đổ sộ cao trên
1.000m nằm ở biên giới Việt - Trung. Trung tâm là vùng đổi núi thấp 500 - 600m. Về
phía biển, độ cao còn khoảng 100m. b, Vùng núi Tây Bắc
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Có địa hình cao nhất nước ta.
+ Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam (Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía
tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt - Lào, ở giữa thấp
hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi).
Bài 3 (trang 32 sgk Địa Lí 12): Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam
Trường Sơn khác nhau như thế nào? Lời giải:
- Vùng núi Trường Sơn Bắc (giới hạn từ phía Nam sông cả tới dãy Bạch Mã): gồm các
dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp và hẹp
ngang, được nâng cao ở hai đầu.
- Vùng núi Nam Trường Sơn: gồm các khối núi và các cao nguyên (khối núi Kon Tum và
khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông;
ngược lại với phía đông, ở phía tây, các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông,
Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 – 800 –
1.000m) và có các bán bình nguyên xen đồi.