Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 11
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời kì trung đại tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Chủ đề: Chủ đề 1: Lịch sử và sử học (KNTT)
Môn: Lịch Sử 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 11 trang 62: Hãy cho biết nguyên nhân của
các cuộc phát kiến địa lí. Trả lời: Nguyên nhân:
- Từ giữa thế kỷ XV, các thương nhân châu Âu có nhu cầu về vàng bạc, nguyên
liệu và thị trường mới để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Trong khi đó con đường
buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-rập độc chiếm.
- Khoa học – kỹ thuật phát triển tiến bộ (những hiểu biết về đại dương, vẽ được
bản đồ, hải đồ, sử dụng la bàn, kỹ thuật đóng tàu).
⇒ Họ lên đường bất chấp nguy hiểm với hi vọng tìm thấy những “mảnh đất có
vàng”, đồng thời để tìm ra những con đường biển sang buôn bán với các nước phương Đông.
⇒ Những chuyến đi này đã phát kiến ra nhiều vùng đất mới.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 11 trang 62: Hãy chỉ trên lược đồ những cuộc phát kiến địa lí. Trả lời:
- Những cuộc phát kiến địa lí:
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng qua cực Nam châu Phi, đặt tên là mũi Bão
Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô đi từ Tây Ban Nha đến được một số đảo thuộc vùng
biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”.
Cô-lôm-bô là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma rời cảng Li-xbon đến được Ca-li-cút (Ấn Độ, 5-1498).
- Từ 1519-1521, Ph. Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế
giới bằng đường biển.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 11 trang 63: Những biểu hiện của sự nảy sinh
chủ nghĩa tư bản ở châu Âu là gì? Trả lời:
Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu là:
- Sau các cuộc phát kiến địa lý, ở châu Âu diễn ra quá trình tích lũy tư bản
nguyên thủy, gồm có vốn và nhân công.
- Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
• Trong công nghiệp: Công trường thủ công thay thế các phường hội, chủ xưởng
tiến hành bóc lột những người lao động làm thuê. ⇒ Quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa được hình thành.
• Trong nông nghiệp: Sản xuất nhỏ bị xóa bỏ thay thế bằng đồn điền hay trang
trại. Nông dân biến thành công nhân nông nghiệp, chủ ruộng đất trở thành tư sản
nông thôn hay quý tộc mới.
• Trong ngành thương nghiệp xuất hiện các công ti thương mại.
⇒ Xã hội biến đổi, hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 11 trang 64: Vì sao có sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục hưng? Trả lời:
Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng:
- Thời hậu kỳ trung đại, giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng không
có địa vị xã hội tương ứng.
- Con người bước đầu nhận thức được bản chất của thế giới, những giáo lý Ki tô
mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến đã kìm hãm sự phát
triển của giai cấp tư sản.
⇒ Giai cấp tư sản đứng dậy đấu trang, khôi phục lại nền văn hóa cổ đại Hy Lạp,
Rô-ma, xây dựng nền văn hóa mới. Trào lưu này gọi là Phong trào văn hóa Phục hưng.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 11 trang 65: Hãy trình bày những nét chính
của chiến tranh nông dân Đức. Trả lời:
- Nguyên nhân bùng nổ: Xã hội phong kiến bảo thủ lạc hậu, người nông dân bị
bóc lọt nặng nề và trong lúc đó được tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo tiến bộ. - Diễn biến:
• Mùa xuân năm 1524, cuộc đấu tranh nông dân bùng nổ, lãnh tụ là Tô-mát Muyn-xe.
• Phong trào nông dân đã giành được thắng lợi bước đầu. Nhưng cuối cùng bị đàn áp và thất bại.
- Ý nghĩa: Là một sự kiện lịch sử lớn lao, biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt
của nông dân Đức. Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 65: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì? Trả lời:
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
- Tích cực: Mở ra một trang mới trong tiến trình lịch sử loài người.
• Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất
mới, những dân tộc mới, kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
• Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tiêu cực: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô.
Bài 2 trang 65 Lịch Sử 10: Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu? Trả lời:
Thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu vì:
- Dưới sự tác động của các cuộc phát kiến địa lý và sự phát triển mạnh mẽ của
các nước châu Âu, quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đã diễn ra, gồm có vốn và nhân công.
- Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa:
• Trong công nghiệp: Công trường thủ công thay thế các phường hội, chủ xưởng
tiến hành bóc lột những người lao động làm thuê. ⇒ Quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa được hình thành.
• Trong nông nghiệp: Sản xuất nhỏ bị xóa bỏ thay thế bằng đồn điền hay trang
trại. Nông dân biến thành công nhân nông nghiệp, chủ ruộng đất trở thành tư sản
nông thôn hay quý tộc mới.
• Trong ngành thương nghiệp xuất hiện các công ti thương mại.
⇒ Xã hội biến đổi, hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản, quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa cũng được hình thành.
Bài 3 trang 65 Lịch Sử 10: Hãy nêu tính chất của phong trào Văn hóa Phục hưng. Trả lời:
Tính chất của phong trào Văn hóa Phục hưng: Là phong trào của giai cấp tư sản
nên nội dung của nó mang tính chất tư sản.
• Với những tư tưởng tiến bộ của nó, nó đã trở thành một cuộc cách mạng lớn về
xã hội và tư tưởng, tác động mạnh mẽ lên tình hình các nước châu Âu.
• Phong trào Văn hoá Phục hưng phản ánh ưu thế của giai cấp tư sản, chống lại
hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến lỗi thời và khủng hoảng.
⇒ Tuy còn một số hạn chế nhưng về cơ bản nó có tính chất tích cực, tiến bộ,
thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, tư tưởng và khoa học, kĩ thuật.
Bài 4 trang 65 Lịch Sử 10: Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Cải cách tôn giáo. Trả lời: Đặc điểm:
- Phong trào cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế
độ phong kiến trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.
- Mang tính chất tư sản: Phong trào đấu tranh thực chất đều không có ý định thủ
tiêu tôn giáo, mà chỉ dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các thủ
tục lễ nghi phiền toái, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Ý nghĩa: Nó cổ vũ, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
Bài 5 trang 65 Lịch Sử 10: Ý nghĩa của cuộc Chiến tranh nông dân Đức. Trả lời:
Ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức: Là một sự kiện lịch sử lớn lao.
- Biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân
Đức chống lại chế độ phong kiến.
- Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến.