Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 24
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Chủ đề: Chủ đề 1: Lịch sử và sử học (KNTT)
Môn: Lịch Sử 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 24 trang 122: Em hãy cho biết lúc bấy giờ
nước ta có những tôn giáo nào? Trả lời:
Những tôn giáo ở nước ta lúc bấy giờ bao gồm: • Đạo giáo • Phật giáo • Nho giáo • Thiên chúa giáo
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 24 trang 122: Những nét đẹp trong tín
ngưỡng dân gian ở Việt Nam là gì? Trả lời:
Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là:
- Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ
tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có
công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Bên cạnh chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 24 trang 122: Ở các thế kỉ XVII-XVIII, việc
không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào
đến sự phát triển kinh tế của nước ta? Trả lời:
- Giáo dục ở các thế kỷ XVII – XVIII không chú trọng đến các môn khoa học tự
nhiên mà nặng về các tư tưởng Nho gia, một lối học “hư văn”, nặng về giáo điều
học để đi thi làm quan.
- Không học hỏi, tiếp thu được những thành quả của khoa học kĩ thuật trên thế
giới để áp dụng vào sản xuất.
⇒ Làm cho nền kinh tế nước ta vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 24 trang 123: Văn học Việt Nam thế kỉ
XVII-XVIII có gì mới? Những điểm mới đó nói lên điều gì? Trả lời: - Điểm mới:
• Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
• Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
• Văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: Ca dao, tục ngữ, lục
bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
• Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
⇒ Văn học chữ Nôm ra đời và sự phát triển của văn học dân gian thể hiện được
tinh thần dân tộc, nhân dân ta muốn sáng tác thơ văn bằng chính chữ viết của
dân tộc mình thoát li khỏi chữ Hán.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 24 trang 123: Nêu một vài công trình nghệ
thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết. Trả lời:
Dựa vào những nhiểu biết của em về địa phương mình để trả lời câu hỏi trên.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 24 trang 123: Chứng minh sự phong phú của
nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI-XVIII. Trả lời:
Sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỷ XVI – XVIII:
- Kiến trúc – điêu khắc: các công trình tiêu biểu như các vị La Hán chùa Tây
Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay...
- Nghệ thuật dân gian: Hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
- Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 24 trang 124: Hãy nêu những thành tựu về
khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVI-XVIII. Trả lời:
Số công trình khoa học tăng lên:
- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền
biên, Thiên Nam ngữ lục.
- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.
- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .
- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.
Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 124: Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của
văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI-XVIII. Trả lời: - Đặc điểm:
• Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
• Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
• Văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục
bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
• Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
⇒ Ý nghĩa: Văn học chữ Nôm ra đời và sự phát triển của văn học dân gian thể
hiện được tinh thần dân tộc, nhân dân ta muốn sáng tác thơ văn bằng chính chữ
viết của dân tộc mình thoát li khỏi chữ Hán
Bài 2 trang 124 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu
biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó. Trả lời: Loại hình Thành tựu nghệ thuật Kiến
trúc, Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây điêu khắc
Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,... Nghệ
thuật Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những dân gian
cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,... Nghệ
thuật Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính sân khấu
địa phương như hò, vè, si, quan họ,... Nhận xét:
⇒ Các loại hình nghệ thuật phong phú đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.
⇒ Thể hiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần có nhiều bước phát triển
quan trọng, nhân dân sống vui vẻ hạnh phúc. Thể hiện tính địa phương đậm nét.
Bài 3 trang 124 Lịch Sử 10: Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các
thế kỉ XVI-XVIII, nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó. Trả lời:
* Thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI-XVIII:
- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền
biên, Thiên Nam ngữ lục.
- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.
- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
- Kỹ thuật: Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.
* Ưu điểm và hạn chế:
- Về khoa học: Đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.
- Về kĩ thuật: Đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây
nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị
và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.