Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 25
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Chủ đề: Chủ đề 1: Lịch sử và sử học (KNTT)
Môn: Lịch Sử 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới
triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 25 trang 127: Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. Trả lời:
Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:
• Tích cực: Giữ được mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.
• Hạn chế: Bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến
đương thời, dẫn đến tính trạng lạc hậu, trì trệ và bị cô lập. Chính chính sách này
đã là cơ sở để các nước phương Tây lấy cái cớ tiến hành xâm lược Việt Nam.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 25 trang 127: Cuộc cải cách hành chính của
Minh Mạng có ý nghĩa gì? Trả lời:
Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng:
• Thể hiện sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
• Tăng cường quyền lực trong tay vua tổ chức chính quyền chặt chẽ từ trung
ương đến địa phương, tăng cường tính chuyên chế.
• Cách phân chia các tỉnh của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù
hợp với phạm vi quản lí của một tỉnh. Đây là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 25 trang 128: Em hãy nhận xét về thủ công
nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX. Trả lời: Nhận xét: Ưu điểm
• Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt
vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
• Thủ công nghiệp nhà nước tổ chức với quy mô lớn, chế tạo được một số máy móc đơn giản.
Hạn chế: Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước,
do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 25 trang 128: Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam? Trả lời:
Nhận xét về người thợ thủ công Việt Nam:
- Người thợ thủ công Việt Nam tay nghề cao, kỹ thuật tốt, sáng tạo có thể làm ra
những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt đặc biệt biết sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên
tiến phương tây vào sản xuất.
- Tuy nhiên chế độ công tượng hà khắc đã kìm kẹp, hạn chế họ phát huy tài năng của mình.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 25 trang 128: Đánh giá chính sách hạn chế
ngoại thương của nhà Nguyễn. Trả lời:
⇒ Nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao
tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó không buôn bán và không
chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ.
• Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài
vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
• Cản trở việc giao lưu với những nước có nền kinh tế phát triển, không có điều
kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại.
• Nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
• Thể hiện tính bảo thủ, không thức thời, không nhạy bén với thời cuộc.
Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 129: Trình bày khái quát và nhận xét quá
trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn. Trả lời:
- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng. • Thời Gia Long:
+ Chính quyền trung ương tổ chức lại theo mô hình của nhà Lê, tăng quyền lực của vua.
+ Chia đất nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực doanh.
Chính quyền trung ương cai quản cả nước, Tổng trấn trông coi thành.
• Thời Minh Mạng: Năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng quyết định bãi bỏ Bắc
thành và Gia Định thành chia cả nước là 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. - Nhận xét:
• Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.
• Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.
• Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay vua vì vậy nhà nước thời
Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.
Bài 2 trang 129 Lịch Sử 10: Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế
thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX Trả lời:
Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX: - Nông nghiệp:
Ưu điểm: Ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang, diện
tích trồng trọt được mở rộng, quan tâm đến thủy lợi. Hạn chế:
• Kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu.
• Ruộng công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất. - Thủ công nghiệp: Ưu điểm:
• Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt
vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
• Thủ công nghiệp nhà nước tổ chức với quy mô lớn, chế tạo được một số máy móc đơn giản.
Hạn chế: Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước,
do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước. - Thương nghiệp:
Ưu điểm: Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền sang các nước láng giềng giao lưu buôn bán. Hạn chế:
• Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
• Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài
vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
Bài 3 trang 129 Lịch Sử 10: Hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời
Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Trả lời: STT Lĩnh vực Thành tựu 1 Tôn giáo
Nho giáo trở thành tôn giáo độc tôn, tín ngưỡng dân
gian tiếp tục phát triển. 2 Giáo dục
Nho học được củng cố, tổ chức đều đặn các kì thi
Hương, thi Hội để tuyển người làm quan. 3 Sử học
Quốc sử quán được thành lập, nhiều bộ sử lớn ra đời:
Lịch triều hiến chương loại chí, Lịch triều tạp kỉ,… 4 Văn học
Văn học chữ Hán kém phát triển, văn học chữ Nôm
đạt được rất nhiều thành tựu. Một số nhà thơ nổi tiếng
như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… 5
Nghệ thuật - Quần thể cung điện Huế, cột cờ Hà Nội,…
- Tiếp tục phát triển (nhã nhạc cung đình Huế, các
loại hình ca nhạc dân gian,…)
Bài 4 trang 129 Lịch Sử 10: Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Trả lời:
Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX:
- Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư
tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy
chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên
chế độ phong kiến vẫn tiếp tục lâm vào khủng hoảng càng càng nghiêm trọng.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm
hãm sự phát triển của đất nước, không tạo được những chuyển biến mới theo
kịp sự phát triển của thế giới.
- Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất
nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ
nghĩa thực dân đang đến gần.