Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 30
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Chủ đề: Chủ đề 1: Lịch sử và sử học (KNTT)
Môn: Lịch Sử 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 30 trang 147: Hãy trình bày chính sách của
Chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa. Trả lời:
Chính sách của chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế 13 bang thuộc địa:
- Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp,
cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
- Không được tự do buôn bán với các nước khác, không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
⇒ Những chính sách này làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây
nên sự phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 30 trang 149: Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Trả lời:
Hoàn cảnh thành lập của nước Mỹ:
- Bắc Mỹ đang nằm trong sự thống trị của thực dân Anh.
- Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Bắc Mỹ.
- 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tiến hành chiến tranh giành lại độc lập dân tộc:
• 4/1775 chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc bùng nổ.
• Đại hội lục địa lần thứ hai cử G.Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy, cuộc đấu tranh
không ngừng phát triển, các thuộc địa lần lượt tuyên bố thoát khỏi nước Anh.
• 4/7/1776, thông qua Tuyên ngôn Độc lập, chính thức tuyên bố 13 nước thuộc
địa thoát li khỏi chính quốc. Hợp chúng quốc Mĩ được thành lập.
• 9/1783, thực dân Anh hính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 30 trang 149: Tuyên ngôn độc lập năm 1776
có những điểm tiến bộ và hạn chế gì? Trả lời:
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập năm 1776: Điểm tiến bộ:
• Lần đầu tiên công bố về quyền con người và quyền công dân, nhất là trong bối
cảnh các nước Âu, Á vẫn đang tồn tại chế đô phong kiến.
• Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao.
- Điểm hạn chế: Không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột
giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 30 trang 149: Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc
Mĩ chiến thắng quân Anh. Trả lời:
Yếu tố giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh:
- Nhờ sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn. Biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc
Mĩ để phát huy lối đánh du kích.
- Có sự tham gia và ủng hộ của đông đảo của quần chúng nhân dân.
- Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Mĩ được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp
và nhân dân tiến bộ châu Âu nói chung ủng hộ.
Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 150: Hãy trình bày diễn biến chính cuộc
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Trả lời: * Diễn biến
- 9- 1774, Đại hội lục địa lần 1 được triệu tập yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách
hạn chế công- thương nghiệp.
- Năm 1775, chiến tranh giữa thuộc địa với chính quốc bùng nổ.
- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần 2 được triệu tập: Quyết định thành lập quân
đội lục địa, cử Gioóc- giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.
- (4-7-1776), thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
- Ngày 17-10-1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
- Năm 1781, trận I-ooc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
- 1782, chiến tranh kết thúc.
Bài 2 trang 150 Lịch Sử 10: Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập. Trả lời: * Kết quả:
- Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Năm 1787, Hiến pháp Mĩ được thông qua.
- Năm 1789, Gióc -giơ -Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên. * Ý nghĩa: - Đối với Mĩ:
+ Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi sự cai trị thực dân Anh.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
- Đối với thế giới: Góp phần cổ vũ, thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở
Châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La tinh.