Giai cấp và đấu tranh giai cấp - Triết học Mác - Leenin | Đại học Hồng Đức
Giai cấp và đấu tranh giai cấp - Triết học Mác - Leenin | Đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Leenin(DHHD)
Trường: Đại học Hồng Đức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
GIAI CẤP
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp 1.1 Giai cấp Định nghĩa: ( NÓI )
Thứ nhất, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, là những khối quần chúng đông
dảo,có lợi ích cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau.
VD:- Giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ trong xh chiếm hữu nô lệ -
Giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông nô trong xã hội phong kiến -
Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội.
Khác nhau về: - Quan hệ đối với tư liệu sản xuất. (đóng vai trò quan trong để quyết định địa vị
trong hệ thống xã hội )
-Vai trò trong tổ chức lao động, quản lý sản xuất.
- Cách thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.
VD:Trong xh chiếm hữu nô lệ thì chủ nô sở hữu tư liệu sản xuất còn nô lệ thì không.
Thứ ba, là tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội
và sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác.
VD: trong chế độ phong kiến, nông nô là người tạo ra các sản phẩm từ cày cuốc rồi thu
hoạch nhưng sản phẩm này sẽ bị chiếm đoạt từ ông địa chủ phong kiến.
NGUỒN GỐC GIAI CẤP
Nguyên nhân sâu xa: là sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng
lên, xuất hiện của dư, tạo khả năng khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động
của tập đoàn người khác.
Nguyên nhân trực tiếp: xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Giai cấp chỉ mất đi
khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hoàn toàn bị xóa bỏ.
Con đường hình thành giai cấp rất phức tạp.( NÓI : Những người có chức có quyền thì chiếm
đoạt tài sản, tù binh thì bắt làm nô lệ, các tầng lớp thì bị phân hóa thành các giai cấp khác nhau .) Từ xh
cộng sản nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ là cả một bước quá độ lâu dài từ chế độ công hữu
sang chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Từ chưa có giai cấp sang thành có giai cấp.
Điều kiện hình thành giai cấp: là các cuộc chiến tranh,những hành vi bạo lực trong xã hội, ....
KẾT CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP
Là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Hai giai cấp cơ bản đối lập nhau.
VD: Chủ nô và nô lệ , địa chủ và nông nô
Hai giai cấp không cơ bản : -tàn dư của PTSX cũ
-mầm mống của PTSX tương lai
VD: giai cấp nô lệ của buổi đầu và giai cấp tư sản của buổi cuối của xã hội phong kiến. Tầng lớp trung gian
VD: tầng lớp bình dân trong xh nô lệ, tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản
1.2 ĐẤU TRANH GIAI CẤP
a) Định nghĩa: là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các tập đoàn người có lợi ích đối lập
nhau không thể điều hòa được.
b) Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được giữa các giai cấp.
- - Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản
đối lập nhau trong 1 PTSX xã hội nhất định.
- thực chất là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột, chống lại giai
cấp áp bức , bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.
c) Nội dung đấu tranh giai cấp được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội
- Lĩnh vực kinh tế: đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ QHSX lỗi thời, kìm hãm lực lượng sản
xuất phát triển, qua đó củng cố chế độ kinh tế cho giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất mới.
- Lĩnh vực chính trị: đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ nhà nước, pháp luật, tư tưởng cũ.
Xây dựng bộ máy nhà nước, xác lập hệ tư tưởng chính trị mới, phù hợp lợi ích của giai cấp mới.
- Lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, xã hội: đấu tranh giai cấp nhằm cải tạo xã hội, văn hóa, tư
tưởng của xã hội cũ, xây dựng đời sống văn hóa theo hướng tiến bộ hơn.
VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG XH CÓ GIAI CẤP -
QHSX mới được xác lập phù hợp với sự phát triển của LLSX. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội. -
Đấu tranh giai cấp góp phần cải tạo xã hội xóa bỏ lạc hậu tạo cơ sở cho cái mới tiên tiến phát triển. -
Đấu tranh giai cấp cải tạo giai cấp cách mạng để giai cấp đó có đủ năng lực lãnh đạo xã hội.
Thông qua đấu tranh giai cấp thì các lĩnh vực văn hóa tư tưởng, nghệ thuật, đạo đức cũng
phát triển phù hợp với sự tiến bộ xã hội.
1.3 ĐẤU TRANH GIAI CẤP CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN
Khi chưa có chính quyền
Đấu tranh kinh tế: là một trong những hình thức cơ bản trong đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản. Đấu tranh kinh tế có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp vô sản. Nếu không
có đấu tranh kinh tế thì không hạn chế được sự bóc lột của giai cấp tư sản và sẽ làm cho giai
cấp vô sản nhanh chóng trở thành đám nghèo hèn, kiệt quệ. Tuy nhiên, đấu tranh kinh tế chỉ
hạn chế chứ không thể xóa bỏ được sự bóc lột của giai cấp 4 sản, không thể đạt được mục
đích cuối cùng là xóa bỏ chế độ 4 bản chủ nghĩa.
Đấu tranh chính trị: là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản. Mục tiêu là đánh đổ
ách thống trị của giai cấp 4 sản phản động, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản. Muốn
giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội, giai cấp vô sản phải sử dụng bạo lực cách
mạng để đập tan nhà nước của giai cấp 4 sản, thiết lập chính quyền chính trị của mình đối
với toàn bộ xã hội, phải tổ chức ra chính đảng của mình. Đấu tranh tư tưởng: