-
Thông tin
-
Quiz
Giải Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ KNTT
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ KNTT. Bài viết là tài liệu tham khảo giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu bổ ích để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ 10 153 tài liệu
Giải Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ KNTT
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ KNTT. Bài viết là tài liệu tham khảo giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu bổ ích để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương V: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (KNTT) 5 tài liệu
Môn: Công nghệ 10 153 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Công nghệ 10
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường
gặp và biện pháp phòng trừ KNTT
Mở đầu trang 80 SGK Công nghệ 10 KNTT
Cây trồng bị sâu hại thường có những biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để phòng
trừ được các loại sâu hại cây trồng một cách hiệu quả nhất? Lời giải
* Biểu hiện của cây trồng bị sâu hại: - Lá thủng
- Cây khô héo, chết, hạt lép
- Lúa chết thành đám gọi là “cháy rầy”
- Gãy cờ, đục phá bắp ngô
* Để phòng trừ sâu hiệu quả cần: - Vệ sinh đồng ruộng - Dùng thuốc trừ sâu - Dùng bẫy
- Dùng chế phẩm sinh học, …
Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Kết nối năng lực trang 81 SGK Công nghệ 10 KNTT: Giải thích ý nghĩa của việc
xen canh, luân canh trong phòng trừ sâu tơ hại rau. Lời giải
Ý nghĩa của việc xen canh, luân canh trong phòng trừ sâu tơ hại rau:
Vì sâu tơ chỉ gây hại trên rau thuộc họ cải, do đó cần trồng xen rau thuộc họ cải với
các rau thuộc họ khác như hành, tỏi, cà chua hoặc luân canh với cây lúa nước.
Kết nối năng lực trang 82 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu về các trận dịch lớn do rầy nâu gây ra ở Việt Nam và trên thế giới Lời giải
- Các trận dịch lớn do rầy nâu gây ra ở Việt Nam
Năm 2005 – 2006, dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL) ở các tỉnh phía Nam.
- Các trận dịch do rầy nâu gây ra trên thế giới:
+ Năm 2006, rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa đã và đang bộc phát tại các nước trồng
lúa ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
+ Trong đầu tháng 3/2011, rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây thiệt hại
nặng tại nhiều vùng trồng lúa ở Trung Java, Indonesia.
+ Cũng trong tháng 3/2011, dịch bệnh tiếp tục phát sinh gây hại nặng cho khỏang
48.000 ha lúa tại một số tỉnh Ayutthaya, Chainat, Suphan Buri và Singburi, Thái Lan
Khám phá trang 82 SGK Công nghệ 10 KNTT: Vì sao sử dụng giống kháng
bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa? Lời giải
Sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa vì:
Vì rầy nâu chỉ truyền bệnh khi có nguồn bệnh, nếu sử dụng giống kháng bệnh tức là triệt ngay nguồn bệnh.
Vận dụng trang 84 SGK Công nghệ 10 KNTT
Vận dụng 1 trang 84 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sưa tầm tranh, ảnh, video về
các loại sâu hại cây trồng? Lời giải - Sâu khoang, sâu ăn tạp - Sâu tơ - Sâu xám
Học sinh tự sưu tầm hình ảnh
Vận dụng 2 trang 84 SGK Công nghệ 10 KNTT: Năm 2016 – 2017 đã xảy ra
dịch châu chấu tre tại Cao Bằng, Sơn La với mật độ từ 500 đến 1000 con/m2, gây
hại hành chục héc ta ruộng ngô, thuốc lá (Hình 16.9), … Em hãy đề xuất một số
việc nên làm để hạn chế việc phát sinh các loại dịch hại cây trồng trong tương lai. Lời giải
Một số việc nên làm để hạn chế việc phát sinh các loại dịch hại cây trồng trong tương lai:
- Luân canh, xen canh cây trồng hợp lí.
- Chú trọng đến cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng.
- Chế độ làm đất cần quan tâm
- Lưu ý đến thời vụ gieo trồng - Phân bón đảm bảo.
- Các biện pháp chăm sóc, vun xới, tỉa cành, bấm ngọn cần được lưu ý.