Giải đề - Summary Luật Dân Sự | Đại học Huế
Giải đề - Summary Luật Dân Sự của Trường Đại học Huế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Luật Dân Sự(DHLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|40651217
lOMoARcPSD|40651217
Câu 2: Nhận định đúng sai:
- Bên được đề nghị giao kết hợp đồng im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết.
Sai. Khoản 2 điều 393 BLDS 2015 quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.” Như vậy, việc im lặng không đồng nghĩa với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu không có sự thỏa thuận trong lời đề nghị giao kết hợp đồng hoặc đây không phải thói quen đã được xác lập giữa hai bên.
- Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng đơn vụ.
Sai. Vì:
- Khoản 1 điều 402 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.”
- Khoản 1 điều 462 BLDS 2015 quy định “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho...”
- Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng song vụ vì cả bên tặng cho và bên nhận tặng cho đều có nghĩa vụ đối với nhau. Bên nhận tặng cho có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ bên tặng cho yêu cầu còn bên tặng cho có nghĩa vụ phải giao tài sản trước hoặc sau khi bên nhận tặng cho hoàn thành nghĩa vụ.
- Ví dụ: Ông A muốn tặng cho em trai mình (là C) một căn nhà với điều kiện C phải chăm sóc và nuôi dưỡng con trai mình là B đến năm 18 tuổi. Trong tình huống này, A phải có nghĩa vụ tặng cho C một căn nhà và C có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng B đến năm 18 tuổi.
3. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán là động sản được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao.
Sai. Thông thường, sau khi các bên thực hiên nghĩa vụ trả tiền và nhận tài sản thì bên mua có quyền sở hữu tài sản mua. Tuy nhiên, đối với những tài sản là động sản phải đăng kí quyền sở hữu, sau khi đăng kí quyền sở hữu và được cấp đăng kí hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu thì người mua mới có quyền sở hữu.
Ví dụ: anh A kí hợp đồng mua xe ô tô của anh B và ngày 10/1/2022 anh B giao xe cho anh A. Mặc dù ngày 10/01/2022 anh B đã chuyển giao xe cho anh A nhưng anh A vẫn chưa phải chủ sở hữu của xe mà chỉ khi nào anh B đến cơ quan đăng kí xe thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô cho A và sau khi A nhận được giấy chứng nhận đăng kí xe thì A mới được xem là chủ sở hữu của xe ô tô.
Câu 3:
1. Căn cứ quy định tại điều 584 BLDS 2015, chủ thể có hành vi gây thiệt hại trong trường hợp trên là: anh B và anh C.
- Anh B: có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ (phóng xe với tốc độ cao, vượt ẩu, lấn sang phần đường đối diện, suýt đâm vào xe ô tô đi ngược chiều là
lOMoARcPSD|40651217
anh C) khiến cho tài sản là chiếc xe của anh C bị hư hỏng nặng (bẹp đầu, vỡ gương) vì phải đánh tay lái đâm vào tường rào nhà chị D để tránh nguy hiểm.
- Anh C: lái xe đâm vào tường rào nhà chị D làm đổ tường gây thiệt hại về tài sản cho chị D 10 triệu đồng.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 171 và khoản 2 điều 595 BLDS 2015 thì anh C mặc dù là người trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng vì để tránh thiệt hại về tính mạng – thiệt hại lớn hơn thiệt hại tài sản mà anh C gây ra nên anh C không phải bồi thường. Như vậy, chủ thể bồi thường thiệt hại cho chị D ở đây là anh B.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp anh B lái xe cho chị A là do được thuê và có trả tiền công thì chị A sẽ là người bồi thường thiệt hại cho chị B theo quy định tại điều 600 BLDS 2015. Chị A có quyền yêu cầu anh B hoàn lại một số tiền theo quy định của pháp luật tùy vào mức độ lỗi và kinh tế của anh B