Tiểu luận: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật và kiến nghị | Đại học Huế

Tiểu luận: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật và kiến nghị của Trường Đại học Huế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|40651217
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Số phách:
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA - MỘT SỐ BẤT
CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Học phần: Luật Dân sự 2
Giảng viên phụ trách:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
MÃ SINH VIÊN:
LỚP CHUYÊN NGÀNH:
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2022
lOMoARcPSD|40651217
Số phách:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA - MỘT SỐ BẤT
CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Học phần: Luật Dân Sự 2
Điểm số: Điểm chữ:
Ý 1
Ý 2
Ý 3
Ý 4
Ý 5
TỔNG:
Giảng viên chấm 1
( Ký và ghi rõ họ tên)
Giảng viên chấm 2
( Ký và ghi rõ họ tên)
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2022
lOMoARcPSD|40651217
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT.....................................................................................................3
HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA.................................................3
1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành...............3
niên gây ra..............................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên.........................................................3
1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng................4
1.1.3 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do...........4
người chưa thành niên gây ra..............................................................................4
1.2 Căn cứ phát sinh và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do...........4
người chưa thành niên gây ra.................................................................................4
1.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa............4
thành niên gây ra................................................................................................4
1.2.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành.......5
niên gây ra..........................................................................................................5
1.3 Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành...............6
niên gây ra..............................................................................................................6
1.3.1 Xác định thiệt hại.......................................................................................6
1.3.2 Mức bồi thường thiệt hại...........................................................................6
1.4 Các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây
ra............................................................................................................................6
CHƯƠNG 2:.............................................................................................................7
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN GÂY RA..........................................................................................7
2.1 Vướng mắc tồn tại trong khung pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt........7
hại do người chưa thành niên gây ra......................................................................7
2.2 kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do............9
người chưa thành niên gây ra.................................................................................9
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................10
lOMoARcPSD|40651217
MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, chúng ta thường không tránh khỏi việc gây thiệt hại cho
các chủ thể khác. Do vậy, để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị thiệt hại, thì nhà nước đã ban hành một quy định để giải
quyết những vấn đề phát sinh từ những thiệt hại này, quy định đó gọi là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên thực tế việc gây thiệt hại cho người khác
và phải bồi thường thiệt hại là điều mang tính tất yếu trong xã hội ngày nay, trong
số đó có cả người chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác và phải chịu trách
nhiệm bồi thường.
Trong những năm gần đây, tình hình người chưa thành niên phạm tội, vi phạm
pháp luật dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng cho người bị hại, cho chính gia đình và
xã hội ngày càng nhiều. Theo thống kê của Bộ Công an cho thấy, từ năm 2018 đến
quý I-2021, cả nước ghi nhận hơn 10.000 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp
luật, với 16.000 đối tượng có liên quan. Theo nhận định của các cơ quan chức năng,
tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, phạm tội đang có chiều hướng gia
tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các
em đang trong độ tuổi trưởng thành, ham chơi, thiếu hiểu biết và dễ bị kích động,
trong khi sự giáo dục, quản lý của gia đình, nhà trường còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả.
Do vậy pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định riêng nhằm xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho người chưa thành niên gây ra một cách công bằng,
khách quan và phù hợp nhất.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây
ra là một nội dung trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo lối sống và trong việc quản lý con cái của người Việt Nam hiện nay thì đa số
những người chưa thành niên đều không có tài sản riêng vì vậy để xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên gây ra là hết sức phức tạp, bởi
vì họ vừa chưa có đủ năng lực về mặt chủ thể và cũng không có tài sản riêng. Nên
việc bắt buộc họ phải chịu một mức bồi thường thiệt hại cụ thể là điều khó khăn.
Đối với quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do người chưa thành niên gây ra còn nhiều khó khăn và bất cập bởi vì pháp
luật quy định chưa rõ ràng và còn nhiều cách hiểu khác nhau nên đều đó đã gây khó
khăn đối với các cơ quan thi hành pháp luật.
Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng
đâu đó vẫn còn một số bất cập chưa thể giải quyết được. Vì vậy trong bài tiểu luận
lOMoARcPSD|40651217
ngày hôm nay tôi đã chọn đề tài “ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra - một số bất cập và giải pháp
hoàn thiện” với mong muốn có thể hoàn thiện pháp luật một cách cụ thể hơn, để
các nhà thi hành pháp luật hạn chế những khó khăn trong quá trình giải quyết.
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA
1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra
Để hiểu rõ khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra thì ta cần phải hiểu rõ thế nào là người chưa thành niên và thế nào là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ đó, sẽ đưa ra kết luận về khái
niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa một khái niệm ràng về
người chưa thành niên gì, nhưng theo Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy
định về người chưa thành niên như sau:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo
phápluật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện
giaodịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân
sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự, tr giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản
phải đăng giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý.”
Trên cơ sở khoa học thì ở độ tuổi này người chưa thành niên chưa phát triển đầy
đủ về mặt thể chất tinh thần của con người được cụ thể hoá bằng giới hạn độ
tuổi trong các văn bản pháp luật
Như vậy, thể thấy người chưa thành niên người dưới 18 tuổi; chưa phát
triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần; chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp
lý như người đã thành niên.
lOMoARcPSD|40651217
1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Về phương diện lý luận pháp luật. thuật ngữ “ trách nhiệm” được hiểu là phải
gánh chịu những hậu quả bất lợi. Theo nghĩa này, “trách nhiệm” được hiểu theo góc
độ pháp luật là trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm pháp lý gồm có nhiều loại trách
nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau ( hành chính, hình sự, dân sự) và trong đó có
trách nhiệm dân sự.
Liên quan đến bồi thường thiệt hại, chúng ta có bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng tồn tại khi tồn tại hợp đồng giữa các bên với nhau và có một
bên không thực hiện đúng gây ra thiệt hại. Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các
chủ thể bất kì mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp
đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không xuất phát từ thực hiện hợp đồng. Ngoài bồi
thường thiệt hại về vật chất thì tùy một số trường hợp còn phải bồi thường thiệt hại
về tinh thần.
1.1.3 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
người chưa thành niên gây ra
Từ những phân tích ở trên có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người
chưa thành niên gây ra là trách nhiệm dân sự áp dụng cho những người dưới 18 tuổi
chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên và có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt
hại cho người khác mà thiệt hại đó không xuất phát từ thực hiện hợp đồng.
1.2 Căn cứ phát sinh và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên gây ra
1.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra
Cũng nằm trong phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra cũng sẽ được xác
định dựa trên các căn cứ sau:
Có thiệt hại xảy ra;
Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại;
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt
hại xảy ra;
Người gây thiệt hại có lỗi.
lOMoARcPSD|40651217
Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức
của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên
“lỗi” trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra lại có
một sự khác biệt, đó là tùy vào độ tuổi của người chưa thành niên gây thiệt hại mà
lỗi sẽ được đặt ra cho bản thân họ hoặc cho bố mẹ, người giám hộ, trường học,…
Lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho người khác được xác định không chỉ đối với bản
thân người chưa thành niên trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại mà còn đối với
cả người có trách nhiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên (cha mẹ, người
giám hộ, trường học…) do họ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
1.2.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra
Trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 chủ thể chưa đủ 15 tuổi gây
thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản
của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
Đối với người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại trong trường học thì cần căn cứ
vào yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về nhà trường hay
cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ 15 tuổi; về nguyên tắc nếu nhà trường có
lỗi thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, nếu nhà trường không có lỗi thì cha,
mẹ, người giám hộ của người chưa đủ 15 tuổi bồi thường.
Trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp trẻ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015, nguyên tắc bồi thường đối
với chủ thể từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài
sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần
còn thiếu bằng tài sản của mình
Với quy định trên, có thể luận giải pháp luật Việt Nam lấy mốc độ tuổi để
đoán định năng lực chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, trẻ chưa thành niên
được xem là có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ và là chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Trách nhiệm của người giám hộ
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám
hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được
lOMoARcPSD|40651217
giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình
không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường
1.3 Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra
1.3.1 Xác định thiệt hại
Là một trường hợp trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra sẽ áp dụng y
nguyên các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại được quy định tại Mục 2
Chương XX Phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015. Thiệt hại sẽ được xác định trong từng
trường hợp cụ thể: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm, tương ứng được quy định lần lượt tại các Điều 589, Điều 590, Điều
591, Điều 592 của Bộ luật dân sự năm 2005.
1.3.2 Mức bồi thường thiệt hại
Theo quy định của pháp luật thì có hai nhóm thiệt hại cần bồi thường đó là
thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
- Thiệt hại về vật chất: Thiệt hại vật chất là dựa trên những thiệt hại xảy ra
trong thực tế nên dễ dàng xác định được, thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy
nhiêu
- Thiệt hại về tinh thần: Vì thiệt hại về tinh thần không thể xác định được
như thiệt hại về vật chất nên mức bồi thường thiệt hại về tinh thần sẽ do các bên
thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để xác
định mức bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.4 Các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, người gây thiệt hại có thể
được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu thuộc trường hợp được quy định tại Khoản
2 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể “ Người chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.”
Theo BLDS năm 2005, người được giảm mức bồi thường là “người gây thiệt
hại”. Tuy nhiên, theo BLDS năm 2015, người được giảm mức bồi thường được xác
định là “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Sự thay đổi này là phù hợp,
bởi vì người phải bồi thường thiệt hại đôi khi không phải là người gây thiệt hại.
Như đã phân tích ở phần trước thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có
lOMoARcPSD|40651217
thể là chính bản thân người chưa thành niên, cũng có thể là cha mẹ hoặc người giám
hộ của người chưa thành niên hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên học tập.
Do vậy nên giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở đây là giảm trách nhiệm cho
chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Có hai điều kiện để giảm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo BLDS 2015:
Người không có lỗi hoặc lỗi vô ý
Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế tại thời điểm giải quyết vấn
đề bồi thường
CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA
2.1 Vướng mắc tồn tại trong khung pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người chưa thành niên gây ra
Một là, việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội khi xét xử. Theo quy định của BLHS năm 2015: Người dưới 18
tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 91 của Bộ
luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015 thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo quy
định tại mục 2 Chương XII của Bộ luật hình sự.
Thực tiễn xét xử, thì rất ít khi Tòa án áp dụng quy định người chưa thành niên
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS.
Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ ý thức chủ
quan của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, vì điều luật quy định “có thể” cho miễn
trách nhiệm hình sự tức là quy định tùy nghi, không bắt buộc nên Thẩm phán có
quyền lựa chọn, nếu xét thấy bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng
có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đã tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và đáp ứng
đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 nhưng Thẩm
phán thường chọn giải pháp là xử bị cáo hình phạt Cải tạo không giam giữ hoặc
hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo do chưa có hướng dẫn cụ thể
Một nguyên nhân khác nữa là khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định một
trong các điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
là họ phải có “nhiều tình tiết giảm nhẹ” và theo thiết kế về kỹ thuật lập pháp của
BLHS thì có từ hai tình tiết trở lên là nhiều nhưng không quy định rõ các tình tiết
giảm nhẹ này đều ở khoản 1 Điều 51 hay cả khoản 1, 2 Điều 51 BLHS. Trong khi
tham khảo Điều 54 BLHS năm 2015 quy định rất rõ trường hợp quyết định hình
lOMoARcPSD|40651217
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thì phải có ít nhất hai
tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Với quy định chưa rõ ràng
như vậy cũng tạo sự thiếu thống nhất trong xét xử nên các Thẩm phán rất khó áp
dụng mà hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này.
Hai là, Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa
thành niên chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
toàn bộ, trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ mà con chưa thành niên có
tài sản thì lấy phần tài sản của con bồi thường phần còn thiếu”
Tuy nhiên, điều khoản này chỉ dừng lại ở nội dung quy định về hậu quả pháp lý
mà hoàn toàn không đề cập đến điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của các chủ thể. Vậy căn cứ pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cha, mẹ trong trường hợp này là gì? Căn cứ pháp lý bồi thường thiệt hại của con
chưa thành niên cho phần thiệt hại còn thiếu là gì? Nền tảng lý luận nào trở thành
căn cứ pháp lý cho mối quan hệ tồn tại hai trách nhiệm bồi thường thiệt hại này
được xác định ra sao?... là những vấn đề tồn tại cần phải làm sáng tỏ.
Với quy định như trên có thể hiểu đối với những trẻ chưa thành niên dưới 15
tuổi thì chủ thể chịu trách nhiệm trách nhiệm bồi thường thiệt là cha mẹ, vậy nên
chăng đối với những trường hợp trẻ dưới 15 tuổi được xem như không có năng lực
chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc lấy độ tuổi dưới 15 được xem là tiêu chí đoán
định có hay không có năng lực chịu trách nhiệm là hoàn toàn không hợp lý từ góc
nhìn khái niệm năng lực chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, hoàn toàn không thể luận giải
được bản chất pháp lý trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm
thay thế hay trách nhiệm tự thân, cũng như không thể luận giải được trách nhiệm
của trẻ chưa thành niên trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để trách
nhiệm bồi thường thiệt.
Ba là, việc đánh giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử. Mỗi cá
nhân người chưa thành niên có môi trường sống khác nhau nên cách nhìn nhận của
họ về cuộc sống, về xã hội cũng khác nhau. Do vậy, Hội đồng xét xử mà trước hết
là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải thấu hiểu và có cái nhìn đúng về mỗi cá nhân
là người chưa thành niên khi phạm tội, để đánh giá chứng cứ và xác định hình phạt
cho chính xác nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng nhằm
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Theo quy định tại Điều 415 của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư
số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của TANDTC thì việc xét xử vụ án hình
sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia
đình và người chưa thành niên; đối với các Tòa án chưa tổ chức được Tòa gia đình
và người chưa thành niên thì việc xét xử các vụ án này do Thẩm phán chuyên trách
thực hiện, là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18
lOMoARcPSD|40651217
tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình
sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn,
bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, trên thực tế thì các tòa án ở địa phương chủ yếu phân công cho các
thẩm phán xử lý chung thực hiện chứ không phải thẩm phán chuyên trách vì không
đủ nguồn nhân lực. Và hiện nay trong hệ thống Tòa án và các tổ chức giáo dục cũng
chưa có những lớp tập huấn riêng về tâm lý người chưa thành niên phạm tội nên
việc hiểu tâm lý để đánh giá ý thức phạm tội của người chưa thành niên của mỗi
Thẩm phán, Hội đồng xét xử là khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào ý thức chủ quan
của mỗi Thẩm phán và Hội đồng xét xử
2.2 kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên gây ra
Để đảm bảo quyền quyền lợi của người dưới 18 tuổi phạm tội và áp dụng pháp
luật được thống nhất thì cần có những bổ sung sửa đổi sau đây:
Một là: Các cơ quan tư pháp Trung ương cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc
áp dụng quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015. Đồng thời, Hội đồng Thẩm phán TANDTC
cần có Nghị quyết ban hành các biễu mẫu hướng dẫn riêng đối với những trường
hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một
trong các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại Chương XII của BLHS.
Hai là: Xác định được bản chất pháp lý về trách nhiệm của cha mẹ trong mối
tương quan với năng lực chịu trách nhiệm của trẻ chưa thành niên. Trường hợp trẻ
chưa thành niên có năng lực chịu trách nhiệm thì chủ thể chịu trách nhiệm BTTH là
trẻ chưa thành niên. Trường hợp trẻ chưa thành niên không có năng lực chịu trách
nhiệm thì chủ thể chịu trách nhiệm BTTH là cha mẹ và không cấu thành trách
nhiệm BTTH đối với trẻ chưa thành niên
Ba là: các cơ quan Tư pháp Trung ương, hệ thống Tòa án và các tổ chức giáo
dục cần có những lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục
đối với người người dưới 18 tuổi cho các cơ quan tư pháp, cán bộ Đoàn thanh niên
và giáo viên, nhà trường,…Trong đó, trước mắt là đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về
kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18
tuổi cho đội ngũ điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
lOMoARcPSD|40651217
KẾT LUẬN
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định vô
cùng quan trọng trong Bộ luật dân sự năm 2015 bởi chế định hướng tới bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra thì chủ
thể gây thiệt hại lại là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đồng nghĩa
với việc chủ thể gây thiệt hại chưa thể hoàn toàn độc lập tham gia vào các quan hệ
pháp luật và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Chính vì vậy, để đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại, thì việc tiến hành bồi thường
thiệt hại được thực hiện cần xác định được đúng người có trách nhiệm bồi thường
và có khả năng bồi thường. Do đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên gây ra đòi hỏi phải xác định chính xác trách nhiệm và năng
lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên, ngoài ra còn phải hiểu rõ thái độ
tâm lý của người chưa thành niên để có xét xử một cách hợp tình hợp lý.
Thông qua những bất cập và kiến nghị được nêu trong bài tiểu luận của mình
mặc dù nó có thể còn chưa đầy đủ, chưa khái quát hoặc cũng có thể chưa đủ phù
hợp với tình hình hiện tại của xã hội nhưng tôi vẫn hì tôi mong có thể góp phần
hoàn thiện pháp luật
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn bản pháp luật
1. Bộ Luật Dân sự 2015
2. Bộ Tố Tụng Luật Hình sự 2015
3. Bộ Luật Hình sự 2015
3. Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của TANDTC
B. Các tài liệu tham khảo
1. Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb: Hồng Đức Hội Luật Gia Việt Nam
2. https://hpu.vn/thong-tin-khoa-hoc/trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-do-
nguoi chua-thanh-nien-gay-ra-tu-goc-nhin-phap-luat-so-sanh-8660.html
lOMoARcPSD|40651217
3. https://luatminhkhue.vn/boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-la-gi---
khai niem-ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong--.aspx
4. https://toaanquangnam.gov.vn/vuong-mac-trong-thuc-tien-xet-xu-nguoi-
duoi-
18-tuoi-pham-toi-mot-so-kien-nghi-de-xuat/
5. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-trong-ap-dung-phap-
luat ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong
6. https://luatminhkhue.vn/binh-luan-khoa-hoc--trach-nhiem-boi-thuong-
thiet hai---can-cu-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai--.aspx
7. https://luathoangsa.vn/nguyen-tac-boi-thuong-thiet-hai-theo-bo-luat-dan-
su nd72622.html
8. https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dan-su/muc-boi-thuong-thiet-hai-
ngoai hop-dong-theo-bo-luat-dan-su-2015.aspx
| 1/13

Preview text:

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Số phách:

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI

HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA - MỘT SỐ BẤT

CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Học phần: Luật Dân sự 2 Giảng viên phụ trách:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

MÃ SINH VIÊN:

LỚP CHUYÊN NGÀNH:

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2022

Số phách:

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI

HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA - MỘT SỐ BẤT

CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế

Học phần: Luật Dân Sự 2

Điểm số:

Điểm chữ:

Ý 1

Ý 2

Ý 3

Ý 4

Ý 5

TỔNG:

Giảng viên chấm 1

(

Ký và ghi rõ họ tên

)

Giảng viên chấm 2

(

Ký và ghi rõ họ tên

)

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1:QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT 3

HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 3

1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên

gây ra 3

1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên 3

1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4

1.1.3 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do

người chưa thành niên gây ra 4

1.2 Căn cứ phát sinh và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người chưa thành niên gây ra 4

1.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa

thành niên gây ra 4

1.2.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành

niên gây ra 5

1.3 Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên

gây ra 6

1.3.1 Xác định thiệt hại 6

1.3.2 Mức bồi thường thiệt hại 6

1.4 Các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành niêngây ra 6

CHƯƠNG 2: 7

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 7

2.1 Vướng mắc tồn tại trong khung pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do người chưa thành niên gây ra 7

2.2 kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người chưa thành niên gây ra 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, chúng ta thường không tránh khỏi việc gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Do vậy, để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, thì nhà nước đã ban hành một quy định để giải quyết những vấn đề phát sinh từ những thiệt hại này, quy định đó gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên thực tế việc gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thiệt hại là điều mang tính tất yếu trong xã hội ngày nay, trong số đó có cả người chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác và phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong những năm gần đây, tình hình người chưa thành niên phạm tội, vi phạm pháp luật dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng cho người bị hại, cho chính gia đình và xã hội ngày càng nhiều. Theo thống kê của Bộ Công an cho thấy, từ năm 2018 đến quý I-2021, cả nước ghi nhận hơn 10.000 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với 16.000 đối tượng có liên quan. Theo nhận định của các cơ quan chức năng, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, phạm tội đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các em đang trong độ tuổi trưởng thành, ham chơi, thiếu hiểu biết và dễ bị kích động, trong khi sự giáo dục, quản lý của gia đình, nhà trường còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Do vậy pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định riêng nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người chưa thành niên gây ra một cách công bằng, khách quan và phù hợp nhất.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra là một nội dung trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo lối sống và trong việc quản lý con cái của người Việt Nam hiện nay thì đa số những người chưa thành niên đều không có tài sản riêng vì vậy để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên gây ra là hết sức phức tạp, bởi vì họ vừa chưa có đủ năng lực về mặt chủ thể và cũng không có tài sản riêng. Nên việc bắt buộc họ phải chịu một mức bồi thường thiệt hại cụ thể là điều khó khăn.

Đối với quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra còn nhiều khó khăn và bất cập bởi vì pháp luật quy định chưa rõ ràng và còn nhiều cách hiểu khác nhau nên đều đó đã gây khó khăn đối với các cơ quan thi hành pháp luật.

Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng đâu đó vẫn còn một số bất cập chưa thể giải quyết được. Vì vậy trong bài tiểu luận ngày hôm nay tôi đã chọn đề tài “ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra - một số bất cập và giải pháp hoàn thiện” với mong muốn có thể hoàn thiện pháp luật một cách cụ thể hơn, để các nhà thi hành pháp luật hạn chế những khó khăn trong quá trình giải quyết.

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành

niên gây ra

Để hiểu rõ khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra thì ta cần phải hiểu rõ thế nào là người chưa thành niên và thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ đó, sẽ đưa ra kết luận về khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra

1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên là gì, nhưng theo Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về người chưa thành niên như sau:

“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

  1. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo phápluật của người đó xác lập, thực hiện.
  2. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giaodịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Trên cơ sở khoa học thì ở độ tuổi này người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật

Như vậy, có thể thấy người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi; chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần; chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Về phương diện lý luận pháp luật. thuật ngữ “ trách nhiệm” được hiểu là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Theo nghĩa này, “trách nhiệm” được hiểu theo góc độ pháp luật là trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm pháp lý gồm có nhiều loại trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau ( hành chính, hình sự, dân sự) và trong đó có trách nhiệm dân sự.

Liên quan đến bồi thường thiệt hại, chúng ta có bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tồn tại khi tồn tại hợp đồng giữa các bên với nhau và có một bên không thực hiện đúng gây ra thiệt hại. Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kì mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không xuất phát từ thực hiện hợp đồng. Ngoài bồi thường thiệt hại về vật chất thì tùy một số trường hợp còn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần.

1.1.3 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do

người chưa thành niên gây ra

Từ những phân tích ở trên có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra là trách nhiệm dân sự áp dụng cho những người dưới 18 tuổi chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên và có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác mà thiệt hại đó không xuất phát từ thực hiện hợp đồng.

1.2 Căn cứ phát sinh và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người chưa thành niên gây ra

1.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa

thành niên gây ra

Cũng nằm trong phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra cũng sẽ được xác định dựa trên các căn cứ sau:

  • Có thiệt hại xảy ra;
  • Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra;
  • Người gây thiệt hại có lỗi.

Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên “lỗi” trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra lại có một sự khác biệt, đó là tùy vào độ tuổi của người chưa thành niên gây thiệt hại mà lỗi sẽ được đặt ra cho bản thân họ hoặc cho bố mẹ, người giám hộ, trường học,… Lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho người khác được xác định không chỉ đối với bản thân người chưa thành niên trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại mà còn đối với cả người có trách nhiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên (cha mẹ, người giám hộ, trường học…) do họ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

1.2.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành

niên gây ra

Trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 chủ thể chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Đối với người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại trong trường học thì cần căn cứ vào yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về nhà trường hay cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ 15 tuổi; về nguyên tắc nếu nhà trường có lỗi thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, nếu nhà trường không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ 15 tuổi bồi thường.

Trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp trẻ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015, nguyên tắc bồi thường đối với chủ thể từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình

Với quy định trên, có thể luận giải pháp luật Việt Nam lấy mốc độ tuổi để đoán định năng lực chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, trẻ chưa thành niên được xem là có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ và là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Trách nhiệm của người giám hộ

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường

1.3 Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành

niên gây ra

1.3.1 Xác định thiệt hại

Là một trường hợp trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra sẽ áp dụng y nguyên các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại được quy định tại Mục 2 Chương XX Phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015. Thiệt hại sẽ được xác định trong từng trường hợp cụ thể: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, tương ứng được quy định lần lượt tại các Điều 589, Điều 590, Điều 591, Điều 592 của Bộ luật dân sự năm 2005.

1.3.2 Mức bồi thường thiệt hại

Theo quy định của pháp luật thì có hai nhóm thiệt hại cần bồi thường đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

  • Thiệt hại về vật chất: Thiệt hại vật chất là dựa trên những thiệt hại xảy ra trong thực tế nên dễ dàng xác định được, thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu
  • Thiệt hại về tinh thần: Vì thiệt hại về tinh thần không thể xác định được như thiệt hại về vật chất nên mức bồi thường thiệt hại về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

1.4 Các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể “ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.”

Theo BLDS năm 2005, người được giảm mức bồi thường là “người gây thiệt hại”. Tuy nhiên, theo BLDS năm 2015, người được giảm mức bồi thường được xác định là “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Sự thay đổi này là phù hợp, bởi vì người phải bồi thường thiệt hại đôi khi không phải là người gây thiệt hại. Như đã phân tích ở phần trước thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chính bản thân người chưa thành niên, cũng có thể là cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên học tập. Do vậy nên giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở đây là giảm trách nhiệm cho chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Có hai điều kiện để giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo BLDS 2015:

  • Người không có lỗi hoặc lỗi vô ý
  • Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế tại thời điểm giải quyết vấn đề bồi thường

CHƯƠNG 2:

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

2.1 Vướng mắc tồn tại trong khung pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do người chưa thành niên gây ra

Một là, việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét xử. Theo quy định của BLHS năm 2015: Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 91 của Bộ luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015 thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo quy định tại mục 2 Chương XII của Bộ luật hình sự.

Thực tiễn xét xử, thì rất ít khi Tòa án áp dụng quy định người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS. Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ ý thức chủ quan của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, vì điều luật quy định “có thể” cho miễn trách nhiệm hình sự tức là quy định tùy nghi, không bắt buộc nên Thẩm phán có quyền lựa chọn, nếu xét thấy bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đã tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 nhưng Thẩm phán thường chọn giải pháp là xử bị cáo hình phạt Cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo do chưa có hướng dẫn cụ thể

Một nguyên nhân khác nữa là khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định một trong các điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự là họ phải có “nhiều tình tiết giảm nhẹ” và theo thiết kế về kỹ thuật lập pháp của BLHS thì có từ hai tình tiết trở lên là nhiều nhưng không quy định rõ các tình tiết giảm nhẹ này đều ở khoản 1 Điều 51 hay cả khoản 1, 2 Điều 51 BLHS. Trong khi tham khảo Điều 54 BLHS năm 2015 quy định rất rõ trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thì phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Với quy định chưa rõ ràng như vậy cũng tạo sự thiếu thống nhất trong xét xử nên các Thẩm phán rất khó áp dụng mà hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này.

Hai là, Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ, trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ mà con chưa thành niên có tài sản thì lấy phần tài sản của con bồi thường phần còn thiếu”

Tuy nhiên, điều khoản này chỉ dừng lại ở nội dung quy định về hậu quả pháp lý mà hoàn toàn không đề cập đến điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể. Vậy căn cứ pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ trong trường hợp này là gì? Căn cứ pháp lý bồi thường thiệt hại của con chưa thành niên cho phần thiệt hại còn thiếu là gì? Nền tảng lý luận nào trở thành căn cứ pháp lý cho mối quan hệ tồn tại hai trách nhiệm bồi thường thiệt hại này được xác định ra sao?... là những vấn đề tồn tại cần phải làm sáng tỏ.

Với quy định như trên có thể hiểu đối với những trẻ chưa thành niên dưới 15 tuổi thì chủ thể chịu trách nhiệm trách nhiệm bồi thường thiệt là cha mẹ, vậy nên chăng đối với những trường hợp trẻ dưới 15 tuổi được xem như không có năng lực chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc lấy độ tuổi dưới 15 được xem là tiêu chí đoán định có hay không có năng lực chịu trách nhiệm là hoàn toàn không hợp lý từ góc nhìn khái niệm năng lực chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, hoàn toàn không thể luận giải được bản chất pháp lý trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm thay thế hay trách nhiệm tự thân, cũng như không thể luận giải được trách nhiệm của trẻ chưa thành niên trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để trách nhiệm bồi thường thiệt.

Ba là, việc đánh giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử. Mỗi cá nhân người chưa thành niên có môi trường sống khác nhau nên cách nhìn nhận của họ về cuộc sống, về xã hội cũng khác nhau. Do vậy, Hội đồng xét xử mà trước hết là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải thấu hiểu và có cái nhìn đúng về mỗi cá nhân là người chưa thành niên khi phạm tội, để đánh giá chứng cứ và xác định hình phạt cho chính xác nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Theo quy định tại Điều 415 của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của TANDTC thì việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; đối với các Tòa án chưa tổ chức được Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử các vụ án này do Thẩm phán chuyên trách thực hiện, là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Tuy nhiên, trên thực tế thì các tòa án ở địa phương chủ yếu phân công cho các thẩm phán xử lý chung thực hiện chứ không phải thẩm phán chuyên trách vì không đủ nguồn nhân lực. Và hiện nay trong hệ thống Tòa án và các tổ chức giáo dục cũng chưa có những lớp tập huấn riêng về tâm lý người chưa thành niên phạm tội nên việc hiểu tâm lý để đánh giá ý thức phạm tội của người chưa thành niên của mỗi Thẩm phán, Hội đồng xét xử là khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào ý thức chủ quan của mỗi Thẩm phán và Hội đồng xét xử

2.2 kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người chưa thành niên gây ra

Để đảm bảo quyền quyền lợi của người dưới 18 tuổi phạm tội và áp dụng pháp luật được thống nhất thì cần có những bổ sung sửa đổi sau đây:

Một là: Các cơ quan tư pháp Trung ương cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015. Đồng thời, Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần có Nghị quyết ban hành các biễu mẫu hướng dẫn riêng đối với những trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại Chương XII của BLHS.

Hai là: Xác định được bản chất pháp lý về trách nhiệm của cha mẹ trong mối tương quan với năng lực chịu trách nhiệm của trẻ chưa thành niên. Trường hợp trẻ chưa thành niên có năng lực chịu trách nhiệm thì chủ thể chịu trách nhiệm BTTH là trẻ chưa thành niên. Trường hợp trẻ chưa thành niên không có năng lực chịu trách nhiệm thì chủ thể chịu trách nhiệm BTTH là cha mẹ và không cấu thành trách nhiệm BTTH đối với trẻ chưa thành niên

Ba là: các cơ quan Tư pháp Trung ương, hệ thống Tòa án và các tổ chức giáo dục cần có những lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người người dưới 18 tuổi cho các cơ quan tư pháp, cán bộ Đoàn thanh niên và giáo viên, nhà trường,…Trong đó, trước mắt là đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cho đội ngũ điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

KẾT LUẬN

Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định vô cùng quan trọng trong Bộ luật dân sự năm 2015 bởi chế định hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm.

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra thì chủ thể gây thiệt hại lại là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đồng nghĩa với việc chủ thể gây thiệt hại chưa thể hoàn toàn độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại, thì việc tiến hành bồi thường thiệt hại được thực hiện cần xác định được đúng người có trách nhiệm bồi thường và có khả năng bồi thường. Do đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đòi hỏi phải xác định chính xác trách nhiệm và năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên, ngoài ra còn phải hiểu rõ thái độ tâm lý của người chưa thành niên để có xét xử một cách hợp tình hợp lý.

Thông qua những bất cập và kiến nghị được nêu trong bài tiểu luận của mình mặc dù nó có thể còn chưa đầy đủ, chưa khái quát hoặc cũng có thể chưa đủ phù hợp với tình hình hiện tại của xã hội nhưng tôi vẫn hì tôi mong có thể góp phần hoàn thiện pháp luật

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn bản pháp luật

  1. Bộ Luật Dân sự 2015
  2. Bộ Tố Tụng Luật Hình sự 2015
  3. Bộ Luật Hình sự 2015

3. Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của TANDTC

B. Các tài liệu tham khảo

  1. Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,

Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb: Hồng Đức Hội Luật Gia Việt Nam

  1. https://hpu.vn/thong-tin-khoa-hoc/trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-do-nguoichua-thanh-nien-gay-ra-tu-goc-nhin-phap-luat-so-sanh-8660.html
  2. https://luatminhkhue.vn/boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-la-gi---khainiem-ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong--.aspx
  3. https://toaanquangnam.gov.vn/vuong-mac-trong-thuc-tien-xet-xu-nguoi-duoi-

18-tuoi-pham-toi-mot-so-kien-nghi-de-xuat/

  1. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-trong-ap-dung-phap-luatve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong
  2. https://luatminhkhue.vn/binh-luan-khoa-hoc--trach-nhiem-boi-thuong-thiethai---can-cu-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai--.aspx
  3. https://luathoangsa.vn/nguyen-tac-boi-thuong-thiet-hai-theo-bo-luat-dan-sund72622.html
  4. https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dan-su/muc-boi-thuong-thiet-hai-ngoaihop-dong-theo-bo-luat-dan-su-2015.aspx