Giải đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | Kinh tế và Pháp luật 10 bộ 2
Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 1.
Preview text:
SỞ GD&ĐT…………
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG………………….
Môn: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10
(Đề thi gồm có … trang)
(Thời gian làm bài: 45 phút) MA TRẬN ĐỀ STT Nội dung Mức độ
NB TH VD VDC 1
Bài 1. Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội 2 2 1 1 2
Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế. 1 1 3 Bài 3. Thị trường 2 1 1 1 4
Bài 4. Cơ chế thị trường 2 2 5
Bài 5. Ngân sách nhà nước 2 1 1 6 Bài 6. Thuế 1 1 1 I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng các nhu cầu của con
người là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động tiêu dùng.
C. Hoạt động phân phối. D. Hoạt động kinh tế.
Câu 2. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu,...)
cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối
cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là A. phân phối. B. điều tiết. C. phân chia. D. tiêu thụ.
Câu 3. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là
A. chủ thể của nền kinh tế. B. người kinh doanh. C. chủ thể sản xuất. D. người tiêu dùng.
Câu 4. Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động
qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là nội dung khái
niệm thị trường theo nghĩa nào sau đây? A. Nghĩa rộng. B. Nghĩa hẹp. C. Nghĩa chủ quan. D. Nghĩa khách quan.
Câu 5. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là A. cửa hàng. B. doanh nghiệp. C. bất động sản. D. thị trường.
Câu 6. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của
các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối
hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh
tế là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cơ chế thị trường. B. Quan hệ kinh tế. C. Thị trường. D. Kinh tế vĩ mô.
Câu 7. Phương án nào dưới đây không thuộc quy luật kinh tế? A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật tiền tệ. C. Quy luật cung - cầu. D. Quy luật giá trị.
Câu 8. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là A. ngân sách kinh doanh. B. ngân sách nhà nước. C. ngân sách chính phủ. D. ngân sách quốc hội
Câu 9. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào ? A. Hoàn trả trực tiếp.
B. Không hoàn trả trực tiếp. C. Thu đúng và thu đủ.
D. Tiết kiệm hiệu quả.
Câu 10. Phương án nào dưới đây nói đến vai trò của thuế?
A. Tăng cường lạm phát. B. Điều tiết thu nhập.
C. Mở rộng thị trường. D. Hỗ trợ an sinh.
Câu 11. Phân phối – trao đổi đóng vai trò như thế nào với tiêu dùng? A. Chất xúc tác. B. Cầu nối, trung gian. C. Quyết định. D. Chi phối toàn bộ.
Câu 12. Nếu quan hệ phân phối phù hợp thì
A. phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. phân phối kìm hãm sản xuất phát triển.
C. phân phối bài trừ sản xuất.
D. sản xuất thúc đẩy phân phối phát triển.
Câu 13. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất và A. kinh doanh. B. phân phối. C. tiêu dùng. D. sử dụng.
Câu 14. Phương án nào sau đây là một trong những yếu tố cấu thành thị trường? A. Giá cả – giá trị. B. Người sản xuất. C. Người tiêu dùng. D. Nhà nước.
Câu 15. Cơ chế thị trường có ưu điểm: Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu, lợi ích của
A. các chủ thể kinh tế.
B. môi trường tự nhiên. C. văn minh nhân loại. D. cơ sở kinh doanh.
Câu 16. Nhà nước cần làm gì để khắc phục, hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Tăng cường đầu tư vốn.
B. Tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế.
C. Củng cố vai trò của các doanh nghiệp.
D. Hạn chế quản lí vĩ mô nền kinh tế.
Câu 17. Ngân sách Nhà nước được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của cơ quan quyền lực nào? A. Quốc hội. B. Nhà nước. C. Chính phủ. D. Hội đồng nhân dân.
Câu 18. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền
từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế bảo vệ môi trường.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 19. Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sản xuất? A. Tặng quà sinh nhật. B. Trồng cây rau. C. Cấy lúa. D. May quần áo.
Câu 20. Việt Nam đang phát triển dưới mô hình kinh tế nào sau đây? A. Kinh tế chỉ huy.
B. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Kinh tế hỗn hợp.
D. Kinh tế thị trường tự do.
Câu 21. Anh P là cán bộ sở nội vụ. Anh P đã có hành vi cấu kết với kế toán G rút tiền
công để lấy tiền cá độ bóng đá. Trong trường hợp trên, anh P và kế toán G đã vi phạm
nghĩa vụ công dân đối với ngân sách Nhà nước ở nội dung nào sau đây?
A. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích.
B. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước tiết kiệm.
C. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế.
D. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí, lệ phí.
Câu 22. Công ty kinh doanh thuốc lá X phải đóng mức thuế cao. Trong trường hợp
này, doanh nghiệp X đang đóng loại thuế nào sau đây?
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Thuế bảo vệ môi trường.
Câu 23. Ông M nuôi được một đàn gà gồm 20 con, cuối năm ông dùng 5 con gà để
biếu họ hàng thân cận, 5 con để phục vụ gia đình còn lại ông mang ra chợ bán. Trong
trường hợp trên có bao nhiêu con gà mà ông đã thực hiện chức năng sản xuất? A. 20 con. B. 5 con. C. 15 con. D. 10 con.
Câu 24. Cuối tuần P rủ K đi ăn uống và đi xem phim tại rạp chiếu. Lúc này P và K
đang thực hiện hoạt động nào sau đây? A. Sản xuất. B. Phân phối. C. Tiêu dùng. D. Trao đổi. II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hoạt động tiêu dùng có vai trò nào đối với sản xuất? Em hãy kể một số ví dụ
về hoạt động tiêu dùng mà em biết?
Câu 2. Kể một số đặc sản vùng miền mà em biết? Theo em vì sao các đặc sản ở các
vùng miền được bày bán ở rất nhiều nơi trong cả nước?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A A A D A B B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B B B A A A A B Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án A C A B A B A C II. TỰ LUẬN Câu 1.
- Vai trò: Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, ví như đơn đặt hàng của xã
hội đối với sản xuất; Tiêu dùng còn giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số
lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. Vì vậy, tiêu dùng tác động mạnh mẽ
đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nên sản phẩm tiêu thụ
được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ. - Ví dụ: + Mua sắm nội thất. + Mua lương thực. + Du lịch,... Câu 2.
- Một số đặc sản vùng miền: + Bánh Cáy: Thái Bình. + Cốm: Làng vòng. + Nhãn lồng: Hưng Yên
+ Vải Thiều: Bắc Giang,...
- Các đặc sản ở các vùng miền được bày bán ở rất nhiều nơi trong cả nước vì do nhu
cầu của thị trường, đồng thời việc bày bán ở những vùng miền khác là cách quảng bá
đặc sản của vùng viền.