-
Thông tin
-
Quiz
Giải Địa 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế CD
Giải Địa 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế CD được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Địa Lí 10 635 tài liệu
Giải Địa 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế CD
Giải Địa 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế CD được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương 9: Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế (KNTT) 10 tài liệu
Môn: Địa Lí 10 635 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 10
Preview text:
Giải Địa 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế CD
1. Phân loại nguồn lực
Câu hỏi trang 66 SGK Địa 10 CD
Đọc thông tin và quan sát hình 18.1, hình 18.2, hãy cho biết thế nào là nguồn lực và
căn cứ để phân chia nguồn lực Lời giải
* Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả
trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển
kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
* Căn cứ để phân chia nguồn lực: Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau,
như: phân loại theo nguồn gốc hình thành, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân
loại theo tính chất,... Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào
phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành.
2. Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế
Câu hỏi trang 66 SGK Địa 10 CD
Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ về vai trò của nguồn lực tự nhiên hoặc nguồn lực kinh
tế - xã hội đối với phát triển kinh tế. Lời giải
* Học sinh lựa chọn nguồn lực để lấy ví dụ.
* Dưới đây là ví dụ về vai trò của các nguồn lực vị trí địa lí và tự nhiên đối với phát triển kinh tế. - Vị trí địa lí:
+ Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho giao lưu, phát triển
kinh tế với các vùng trong nước và các nước trên thế giới bằng đường biển; tiếp
giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng giàu nguyên, nhiên liệu phục vụ cho
phát triển công nghiệp (sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, khoáng sản, thủy điện).
+ Vị trí địa lí của nước ta
Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất
thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp
với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (bão, lụt lội, hạn hán). - Nguồn lực tự nhiên
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, mang lại nhiều thế mạnh về tự
nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển: du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản,
khai thác khoáng sản biển (sản xuất muối, titan, cát thủy tinh), giao thông biển.
+ Tây Nguyên có diện tích đất badan rộng lớn trên các cao nguyên xếp tầng, thuận
lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.