Giải Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế KNTT

Giải Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế KNTT được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Thông tin:
3 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế KNTT

Giải Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế KNTT được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

86 43 lượt tải Tải xuống
Giải Địa 10 Bài 21: Các ngun lc phát trin kinh tế KNTT
M đầu trang 63 SGK Địa 10 KNTT
Ti sao các quc gia li có s phát trin kinh tế không đồng đều như vy?
Li gii
Mi ngun lc có vai trò nht định đối vi phát trin kinh tế. mi ngành, mi giai
đoạn phát trin, các ngun lc mức độ tác động đến phát trin kinh tế khác nhau
Các quốc gia các ngun lc phát trin kinh tế không giống nhau Các quốc
gia có s phát trin kinh tế không đồng đều.
1. Khái nim
Câu hỏi 1 trang 63 SGK Địa 10 KNTT
Đọc thông tin trong mc 1, hãy trình bày khái nim ngun lc.
Li gii
Ngun lc phát trin kinh tế ca mt lãnh th là sc mnh tng hp đưc tích lu t
v trí địa lí, lch s - văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao đng, các tài sn
hin tiềm năng của nhng tài sản hình thành trong tương lai, bao gm c
ngun lc t bên ngoài th huy động nhm phc v cho vic phát trin kinh tế
ca lãnh th đó.
2. Phân loi
Câu hỏi 2 trang 63 SGK Địa 10 KNTT
Da vào sơ đ trong mc 2, hãy trình bày s phân loi các ngun lc.
Li gii
Ngun lc phát trin kinh tế rất đa dạng, có th phân loi theo ngun gc hình thành
theo phm vi nh th. Theo phm vi lãnh th, ngun lc th phân thành:
ngun lc bên trong lãnh th và ngun lc t bên ngoài lãnh th.
3. Vai trò ca ngun lc
Câu hỏi trang 64 SGK Địau 10 KNTT
Da vào thông tin trong mc 3, y phân tích vai trò ca mi loi ngun lực đối vi
phát trin kinh tế.
Li gii
Mi ngun lc có vai trò nht định đối vi phát trin kinh tế. mi ngành, mi giai
đoạn phát trin, các ngun lc có mc đ tác động đến phát trin kinh tế khác nhau.
- Các ngun lc bên trong có vai trò quyết định đối vi s phát trin kinh tế ca mt
lãnh th.
+ V trí địa th tạo điều kin thun lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi,
hp tác cùng phát trin gia các lãnh thổ, đặc bit trong xu thế hi nhp ca nn
kinh tế.
+ Ngun lc t nhiên là yếu t đầu vào để sn xut ra hàng hoá, dch v giúp phát
trin kinh tế. S giàu có đa dạng v tài nguyên thiên nhiên to li thế quan trng
cho s phát trin.
+ Ngun lc kinh tế - hội đóng vai trò trực tiếp vô cùng quan trọng đối vi s
phát trin kinh tế - hi ca mt lãnh th: Nguồn lao động ngun lc vai trò
quyết định trong s phát trin ca nn kinh tế. Nguồn lao động đông đo, cht
ng cao nn tng vng chắc để chuyn dch nn kinh tế sang kinh tế tri thc,
định hướng phát trin bn vng. Vốn đầu tư, chính sách khoa hc - công ngh,...
tạo ra môi trường sn xut hiện đại, linh hoạt giúp tăng năng suất lao động.
- Các ngun lc t bên ngoài lãnh th: vic tn dng, thu hút vốn đầu tư, nguồn
nhân lc, tri thc sn phm khoa hc - công ngh, th trưng t bên ngoài lãnh
th,... s to thêm sc mnh cho s phát trin kinh tế, đặc bit trong thi kinh tế
tri thc và các xu hưng hp tác hoá, quc tế hoá ngày càng m rng.
Vic kết hp gia ngun lc bên trong ngun lc t bên ngoài mt cách hp
lí, s giúp phát trin kinh tế ca mt lãnh th din ra nhanh và bn vng.
Luyn tp trang 64 SGK Địa 10 KNTT
Ly ví d v tác động ca mt trong các nhân t: v trí địa lí, tài nguyên khoáng sn,
nguồn lao động, vn đầu tư nước ngoài đến phát trin kinh tế.
Li gii
- V trí địa lí: c ta v trí địa nm trong vùng ni chí tuyến, tiếp giáp vi
nhiu quc gia vùng lãnh th trên biển đất lin; nm ngã đường hàng
không hàng hi quc tế,… Phát triển kinh tế mở, giao lưu hội nhp kinh tế
quc tế.
- Tài nguyên khoáng sản: Đông Nam Bộ giàu v tài nguyên du mỏ, khí đốt
Đòn bẩy để Đông Nam Bộ phát trin kinh tế, đóng góp GDP lớn, tr thành vùng
nn kinh tế phát trin nht nưc ta.
- Nguồn lao động: Việt Nam lao động đông, trình độ đang ngày càng đưc nâng
lên thị trường tiêu th rng lớn, lao động giá r Thu hút đầu tư, thúc đẩy
s chuyn dịch cơ cấu kinh tế.
- Vn đầu tư nước ngoài: các trung tâm công nghip, khu kinh tế ven bin nước ta
thu hút đưc ngun vốn đầu tư lớn → Trở thành vùng động lc thúc đẩy kinh tế ven
bin phát triển, đóng góp GDP lớn cho đất nưc.
Vn dụng trang 64 SGK Địa 10 CTST
Tìm hiu trình y mt s ngun lực chính để phát trin kinh tế địa phương
em.
Li gii
- Hc sinh tìm hiu ngun lc địa phương.
- Chú ý mt s ngun lc sau
+ V trí đa lí (v trí t nhiên, kinh tế, chính tr).
+ Ngun lc t nhiên (đất, nưc, khí hu, sinh vt, khoáng sn, bin,...).
+ Ngun lc kinh tế - hi (vn, chính sách phát trin, lch s - văn hoá, nguồn
lao đng, th trưng,...).
+ Vốn đầu tư nước ngoài, ngun nhân lc nưc ngoài, khoa hc nưc ngoài,...
| 1/3

Preview text:

Giải Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế KNTT
Mở đầu trang 63 SGK Địa 10 KNTT
Tại sao các quốc gia lại có sự phát triển kinh tế không đồng đều như vậy? Lời giải
Mỗi nguồn lực có vai trò nhất định đối với phát triển kinh tế. Ở mỗi ngành, mỗi giai
đoạn phát triển, các nguồn lực có mức độ tác động đến phát triển kinh tế khác nhau
→ Các quốc gia có các nguồn lực phát triển kinh tế không giống nhau → Các quốc
gia có sự phát triển kinh tế không đồng đều. 1. Khái niệm
Câu hỏi 1 trang 63 SGK Địa 10 KNTT
Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày khái niệm nguồn lực. Lời giải
Nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích luỹ từ
vị trí địa lí, lịch sử - văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các tài sản
hiện có và tiềm năng của những tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả
nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của lãnh thổ đó. 2. Phân loại
Câu hỏi 2 trang 63 SGK Địa 10 KNTT
Dựa vào sơ đồ trong mục 2, hãy trình bày sự phân loại các nguồn lực. Lời giải
Nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, có thể phân loại theo nguồn gốc hình thành
và theo phạm vi lãnh thổ. Theo phạm vi lãnh thổ, nguồn lực có thể phân thành:
nguồn lực bên trong lãnh thổ và nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ.
3. Vai trò của nguồn lực
Câu hỏi trang 64 SGK Địau 10 KNTT
Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế. Lời giải
Mỗi nguồn lực có vai trò nhất định đối với phát triển kinh tế. Ở mỗi ngành, mỗi giai
đoạn phát triển, các nguồn lực có mức độ tác động đến phát triển kinh tế khác nhau.
- Các nguồn lực bên trong có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ.
+ Vị trí địa lí có thể tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi,
hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ, đặc biệt trong xu thế hội nhập của nền kinh tế.
+ Nguồn lực tự nhiên là yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ giúp phát
triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ: Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò
quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn lao động đông đảo, có chất
lượng cao là nền tảng vững chắc để chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế tri thức,
định hướng phát triển bền vững. Vốn đầu tư, chính sách và khoa học - công nghệ,...
tạo ra môi trường sản xuất hiện đại, linh hoạt giúp tăng năng suất lao động.
- Các nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn
nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học - công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh
thổ,... sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế
tri thức và các xu hướng hợp tác hoá, quốc tế hoá ngày càng mở rộng.
→ Việc kết hợp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực từ bên ngoài một cách hợp
lí, sẽ giúp phát triển kinh tế của một lãnh thổ diễn ra nhanh và bền vững.
Luyện tập trang 64 SGK Địa 10 KNTT
Lấy ví dụ về tác động của một trong các nhân tố: vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lao động, vốn đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế. Lời giải
- Vị trí địa lí: Nước ta có vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến, tiếp giáp với
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên biển và đất liền; nằm ở ngã tư đường hàng
không và hàng hải quốc tế,… → Phát triển kinh tế mở, giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tài nguyên khoáng sản: Đông Nam Bộ giàu có về tài nguyên dầu mỏ, khí đốt →
Đòn bẩy để Đông Nam Bộ phát triển kinh tế, đóng góp GDP lớn, trở thành vùng có
nền kinh tế phát triển nhất nước ta.
- Nguồn lao động: Việt Nam có lao động đông, trình độ đang ngày càng được nâng
lên → Là thị trường tiêu thụ rộng lớn, lao động giá rẻ → Thu hút đầu tư, thúc đẩy
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vốn đầu tư nước ngoài: các trung tâm công nghiệp, khu kinh tế ven biển ở nước ta
thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn → Trở thành vùng động lực thúc đẩy kinh tế ven
biển phát triển, đóng góp GDP lớn cho đất nước.
Vận dụng trang 64 SGK Địa 10 CTST
Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em. Lời giải
- Học sinh tìm hiểu nguồn lực ở địa phương.
- Chú ý một số nguồn lực sau
+ Vị trí địa lí (vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị).
+ Nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, biển,...).
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội (vốn, chính sách phát triển, lịch sử - văn hoá, nguồn
lao động, thị trường,...).
+ Vốn đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực nước ngoài, khoa học nước ngoài,...