Giải Địa 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất CD

Giải Địa 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất CD vừa được sưu tầm và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CD. 

Giải Địa 10 Bài 6: Ngoi lực và tác động ca ngoi lực đến
địa hình b mặt Trái Đất CD
M đầu trang 22 SGK Địa 10 CD
Vy ngoi lc gì? Nguyên nhân nào to nên ngoi lực? Các tác động ca ngoi
lc đến s hình thành đa hình b mặt Trái Đất như thế nào?
Li gii
- Ngoi lc là lc sinh ra trên b mt Trái Đt.
- Năng lưng bc x Mt Tri là nguyên nhân ch yếu ca ngoi lc.
- Ngoi lực tác động đến địa hình b mặt Trái Đt thông qua các quá trình: phong
hóa, bóc mòn, vn chuyn và bi t.
1.Khái nim và nguyên nhân ca ngoi lc
Câu hỏi trang 22 SGK Đa 10 CD: Đọc thông tin, y trình bày khái nim
nguyên nhân ch yếu ca ngoi lc.
Li gii
- Ngoi lc là lc sinh ra trên b mt Trái Đt.
- Năng ng bc x Mt Tri nguyên nhân ch yếu ca ngoi lc. Các yếu t
ca khí hu, thu văn và sinh vt là nhng nhân t tác đng ca ngoi lc.
2.Tác động ca ngoi lc đến đa hình
Câu hỏi trang 24 SGK Đa 10 CD: Đọc thông tin quan sát hình 6.1, hình 6.2,
hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến s hình thành địa hình b mt
Trái Đt.
Li gii
Phong hóa qtrình phá hu làm biến đổi các loại đá khóang vật do tác
động ca các nhân t ngoi lc. Các loi phong hóa ch yếu phong hóa hc,
phong hóa hóa hc và phong hóa sinh hc.
- Phong hóa lí hc là quá trình phá huỷ, làm các đá, khóang vật b v với kích thưc
khác nhau nhưng không thay đổi thành phn tính cht. Phong hóa học thường
xy ra mnh những nơi nhiệt độ s dao động ln theo ngày - đêm nhng
khu vc b mt có nưc b đóng băng. Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị
tách v do nước trong các khe nt b đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.
- Phong hóa hóa hc quá trình phá hu, làm biến đổi thành phn, tính cht của đá
và khóang vật do tác đng của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong c (khí ô-xy,
khí carbonic, a-xit hữu cơ, a-xit vô cơ,...) và sinh vật.
Phong hóa hóa hc din ra mạnh trong điu kin khí hu nóng m. những nơi
đá dễ hoà tan (đá vôi, thạch cao,...), phong a hóa học thường to nên nhng dng
địa hình cac-xtơ trên mặt và cac-xtơ ngầm rất độc đáo.
- Phong hóa sinh hc quá trình phá hu đá khóang vật dưới tác đng ca sinh
vt (thc vt, nm, vi khuẩn,...) m các đá b biến đổi c v mt hc hóa hc.
d: s phát trin ca r y làm đá bị nt v, các cht hữu từ hoạt động sng
ca sinh vt có th m các đá bị biến đổi v thành phn, tính chất,
Câu hỏi trang 25 SGK Đa 10 CD: Đọc thông tin quan t các hình t 6.3 đến
6.6, hãy trình y tác đng ca quá trình bóc mòn đối vi s hình thành địa hình b
mặt Trái Đất.
Li gii
- Bóc mòn là quá trình các nhân t ngoi lực (nưc chy, gió, sóng biển, băng hà,...)
làm di chuyn các sn phm đã bị phong hóa ra khi v trí ban đầu. Địa hình do
bóc mòn rất đa dạng v tên gi và hình thái tu thuc vào các nhân t tác đng.
- Quá trình bóc mòn do dòng nước gi xâm thc, to thành các dạng địa hình
khác nhau như: khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,...
- Quá trình bóc mòn do gió gi thi mòn hay khoét mòn, to thành các dạng địa
hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...
- Quá trình bóc mòn do sóng bin gi là mài mòn, to thành các vách bin, hàm ếch,
nn mài mòn,...
- Quá trình bóc mòn do băng hà gi là no mòn, to thành các dạng đa hình ch yếu
là máng bng, phi-o, đá lưng cừu,…
Câu hỏi trang 25 SGK Đa 10 CD: Đọc thông tin, y trình y tác đng ca quá
trình vn chuyn và bi t đối vi s hình thành địa hình b mặt Trái Đất.
Li gii
- Vn chuyn
+ s tiếp ni ca quá trình bóc mòn, làm vt liu di chuyn theo các nhân t
ngoi lc.
+ Khong cách (xa hay gn) hình thc vn chuyển (lăn, nhy cóc hoc cun theo
các nhân t ngoi lc) ph thuộc vào kích thước, khối lượng vt liu, tốc độ di
chuyn ca các nhân t ngoi lc.
+ Vn chuyn có vai trò cung cp ngun vt liu cho quá trình bi t.
- Bi t s kết thúc ca quá trình vn chuyn, m tích t vt liu to nên các
dạng địa hình như: nón phóng vật (do ng chy tm thi), bãi bồi đồng bng
châu th (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết ta hóa hc trong hang
động); đụn cát, cn cát (do gió); bãi bin, cn cát ngm (do sóng bin); đồng bng
băng thủy (do băng tan),…
Luyn tp và vn dụng trang 25 SGK Địa 10 CD
Luyn tập trang 25 SGK Địa 10 CD: Trong bn quá trình phong hóa, bóc mòn,
vn chuyn, bi t, các quá trình nào trc tiếp làm thay đổi địa hình b mt Trái
Đất?
Li gii
- Trong bn quá trình phong hóa, bóc mòn, vn chuyn, bi t, các quá trình phong
hóa và bóc mòn trc tiếp làm thay đổi đa hình b mặt Trái Đất.
- Phong hóa quá trình phá hu làm biến đổi các loại đá khoáng vật do tác
động ca các nhân t ngoi lc. Các loi phong hóa ch yếu phong hóa hc,
phong hóa hóa hc và phong hóa sinh hc.
- Bóc mòn là quá trình các nhân t ngoi lực (nưc chy, gió, sóng biển, băng hà,...)
làm di chuyn các sn phm đã bị phong hóa ra khi v trí ban đầu. Địa hình do
bóc mòn rất đa dạng v tên gi và hình thái tu thuc vào các nhân t tác đng.
Vn dụng trang 25 SGK Địa 10 CD: Ti sao quá trình bóc mòn bi t do dòng
nước nước ta phát trin mạnh? Các quá trình y tác động đến địa hình nước ta
như thế nào?
Li gii
- Vit Nam khí hu nhiệt đi m gió mùa, nn nhiệt cao quanh năm mưa ln
vi mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Nn nhit, m cao làm đất đá d b phong hóa, bóc mòn do nưc hoc gió.
+ Mạng ới sông ngòi y đc -> Vn chuyn mnh m các vt liu bóc mòn đến
các khu vc thp bi t nên các dạng địa hình mi.
- Bóc mòn bi t đã góp phần to nên nhng dạng địa hình mi s đa dạng
của địa hình Việt Nam. Đó đồi núi cao, cao nguyên, đng bng h lưu sông,
vnh, cồn cát, bãi cát, đầm phá,…
| 1/4

Preview text:

Giải Địa 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến
địa hình bề mặt Trái Đất CD
Mở đầu trang 22 SGK Địa 10 CD
Vậy ngoại lực là gì? Nguyên nhân nào tạo nên ngoại lực? Các tác động của ngoại
lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào? Lời giải
- Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.
- Năng lượng bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực.
- Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình: phong
hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
1.Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực
Câu hỏi trang 22 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm và
nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực. Lời giải
- Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.
- Năng lượng bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực. Các yếu tố
của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.
2.Tác động của ngoại lực đến địa hình
Câu hỏi trang 24 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hình 6.2,
hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Lời giải
Phong hóa là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khóang vật do tác
động của các nhân tố ngoại lực. Các loại phong hóa chủ yếu là phong hóa lí học,
phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
- Phong hóa lí học là quá trình phá huỷ, làm các đá, khóang vật bị vỡ với kích thước
khác nhau nhưng không thay đổi thành phần và tính chất. Phong hóa lí học thường
xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những
khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị
tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.
- Phong hóa hóa học là quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá
và khóang vật do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong nước (khí ô-xy,
khí carbonic, a-xit hữu cơ, a-xit vô cơ,...) và sinh vật.
Phong hóa hóa học diễn ra mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Ở những nơi có
đá dễ hoà tan (đá vôi, thạch cao,...), phong hóa hóa học thường tạo nên những dạng
địa hình cac-xtơ trên mặt và cac-xtơ ngầm rất độc đáo.
- Phong hóa sinh học là quá trình phá huỷ đá và khóang vật dưới tác động của sinh
vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hóa học.
Ví dụ: sự phát triển của rễ cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống
của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất,…
Câu hỏi trang 25 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.3 đến
6.6, hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Lời giải
- Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...)
làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu. Địa hình do
bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tuỳ thuộc vào các nhân tố tác động.
- Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình
khác nhau như: khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,...
- Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa
hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...
- Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...
- Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu
là máng bằng, phi-o, đá lưng cừu,…
Câu hỏi trang 25 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin, hãy trình bày tác động của quá
trình vận chuyển và bồi tụ đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Lời giải - Vận chuyển
+ Là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực.
+ Khoảng cách (xa hay gần) và hình thức vận chuyển (lăn, nhảy cóc hoặc cuốn theo
các nhân tố ngoại lực) phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di
chuyển của các nhân tố ngoại lực.
+ Vận chuyển có vai trò cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.
- Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các
dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng
châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hóa học trong hang
động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng
băng thủy (do băng tan),…
Luyện tập và vận dụng trang 25 SGK Địa 10 CD
Luyện tập trang 25 SGK Địa 10 CD: Trong bốn quá trình phong hóa, bóc mòn,
vận chuyển, bồi tụ, các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất? Lời giải
- Trong bốn quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ, các quá trình phong
hóa và bóc mòn trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất.
- Phong hóa là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác
động của các nhân tố ngoại lực. Các loại phong hóa chủ yếu là phong hóa lí học,
phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
- Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...)
làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu. Địa hình do
bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tuỳ thuộc vào các nhân tố tác động.
Vận dụng trang 25 SGK Địa 10 CD: Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng
nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? Lời giải
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và mưa lớn
với mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Nền nhiệt, ẩm cao làm đất đá dễ bị phong hóa, bóc mòn do nước hoặc gió.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc -> Vận chuyển mạnh mẽ các vật liệu bóc mòn đến
các khu vực thấp bồi tụ nên các dạng địa hình mới.
- Bóc mòn và bồi tụ đã góp phần tạo nên những dạng địa hình mới và sự đa dạng
của địa hình ở Việt Nam. Đó là đồi núi cao, cao nguyên, đồng bằng hạ lưu sông,
vịnh, cồn cát, bãi cát, đầm phá,…