-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo | kết nối tri thức
Giải Địa lí lớp 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất, các mảng kiến tạo giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng của Bài 10 SGK Địa lí 6 trang 129, 130 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Chủ đề: Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất (KNTT)
Môn: Địa Lí 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Địa 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo Phần mở đầu
Từ xưa tới nay con người vẫn muốn tìm hiểu: Trong lòng Trái Đất có gì?
Cấu tạo của Trái Đất ra sao? Bài học này sẽ đề cập tới những vấn đề đó.
Phần nội dung bài học
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man-ti
và nhân (có thể lập bảng so sánh). Trả lời: Vỏ Trái Đất Lớp Manti Lớp Nhân
Từ 5km (ở đại dương) - 70km Dày khoảng Độ Dày 2900km. (ở lục địa). 3400km dày 1
Trạng - Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài - Chia thành 2 - Chia làm 2 tầng: thái cùng. tầng: + Nhân ngoài: sâu
- Cấu tạo bởi các tầng đá khác + Manti trên: 2900 – 5100km, áp
nhau: Trên cùng là tầng trầm 15 – 700 km. suất lớn 1,3 – 3,1
tích không liên tục. Tầng Trạng thái triệu atm, ở thể
Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. quánh dẻo. lỏng.
Dưới cùng là tầng bazan.
+ Manti dưới: + Nhân trong: từ
- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục 700 – 2900 5100 – 6370km, áp
địa và vỏ đại dương
km. Trạng thái suất 3 – 3,5 triệu rắn chắc. atm, vật chất ở dạng rắn. - Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.
Càng xuống sâu nhiệt độ càng 1 500 đến nhiệt độ 5000 độ C
Nhiệt tăng, tối đa đến 1 000 độ C 3700 độ C độ
2. Các địa mảng (mảng kiến tạo) Quan sát hình 2, em hãy:
● Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào?
● Dựa vào chú thích, tìm trên hình các địa mảng xô vào nhau và đới tiếp
giáp của các địa mảng đó. 2 Trả lời:
* Bảy địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất:
● Mảng Thái Bình Dương ● Mảng Âu - Á
● Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a ● Mảng châu Phi ● Mảng Bắc Mỹ ● Mảng Nam Mỹ ● Mảng Nam Cực
- Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á
* Các mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó: Các địa mảng xô
vào nhau: mảng Phi với mảng Âu-Á; mảng Âu – Á với mảng Ấn Độ; mảng Ấn
Độ với mảng Thái Bình Dương; mảng Bắc Mĩ với mảng TBD.
Phần luyện tập và vận dụng Câu 1 3
Vẽ vào vở một hình tròn tượng trưng cho trái Đất, thể hiện trên đó cấu tạo
bên trong của Trái Đất. Trả lời:
Học sinh vẽ tương tự như Hình 1. Cấu tạo bên trong Trái Đất. Câu 2
Tìm kiếm thông tin và trình bày về vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Trả lời: Mẫu 1:
Vành đai lửa Thái Bình Dương là 1 khu vực hay xảy ra động đất và các hiện
tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có
hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Nó gắn liền với
1 dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và hoặc 4
sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Mẫu 2:
Vành đai lửa (Ring of Fire) hay Vành đai lửa Thái Bình Dương là cách gọi một
khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động
đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương. Nó có hình dạng
tương tự vành móng ngựa và trải dài trong khoảng 40.000 km từ mũi phía nam
của Nam Mỹ tới tận New Zealand. Nó gắn liền với 1 dãy liên tục các rãnh đại
dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và/hoặc sự chuyển động của các
mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương.
Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này, và
nằm rải rác trong vành đai này là 75% số núi lửa đang hoạt động trên Trái đất,
452 núi lửa. Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt
động kiến tạo địa tầng và của sự chuyển động và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất. 5