-
Thông tin
-
Quiz
Giải Hóa 10 Mở đầu Kết nối tri thức
Biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi sách giáo khoa Hóa 10 Kết nối tri thức. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu sẽ giúp bạn đọc nắm được bài mở đầu của chương trình Hóa 10. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Chương 1: Cấu tạo nguyên nguyên tử (KNTT) 37 tài liệu
Hóa học 10 540 tài liệu
Giải Hóa 10 Mở đầu Kết nối tri thức
Biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi sách giáo khoa Hóa 10 Kết nối tri thức. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu sẽ giúp bạn đọc nắm được bài mở đầu của chương trình Hóa 10. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Chủ đề: Chương 1: Cấu tạo nguyên nguyên tử (KNTT) 37 tài liệu
Môn: Hóa học 10 540 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa học 10
Preview text:
Giải Hóa 10 Mở đầu- Sách Kết nối tri thức
Mở đầu trang 6 Hóa 10 Kết nối tri thức
Hóa học là một trong các nội dung của môn Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở và trở thành
môn học độc lập ở cấp Trung học phổ thông. Đối tượng nghiên cứu của môn Hóa học là gì? Hóa
học có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Làm thế nào để học tập tốt môn Hóa học?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đối tượng nghiên cứu của môn Hóa học:
Nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các chất.
Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất:
Hóa học là một trong những môn học có giá trị thực tiễn cao nhất, hóa học có mặt ở mọi nơi trong
cuộc sống. Hầu như mỗi một vật dụng chúng ta đang sử dụng cũng là kết quả của hoá học như vật
dụng sinh hoạt trong gia đình (nồi soong, chảo,..), đồ dùng học tập (giấy, cặp sách, bút, mực,…),
thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, phân bón,…
Để học tốt môn Hóa học:
Học sinh cần nắm vững các kiến thức có sách giáo khoa; củng cố rèn luyện thêm các dạng bài tập
trong sách giáo khoa lẫn các sách tham khảo.
Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn; đồng thời chú ý rèn các kĩ năng thực hiện thí
nghiệm, phát hiện, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập.
Câu 1 trang 7 Hóa 10 Kết nối tri thức
Đối tượng nghiên cứu của hóa học là sự biến đổi chất, hãy lấy 5 ví dụ về sự biến đổi hóa học.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
5 ví dụ về sự biến đổi hóa học:
Đốt cháy than trong không khí.
Khung cửa sắt lâu ngày bị gỉ
Nung đá vôi thu được vôi sống
Cho vôi sống vào nước được vôi tôi.
Đun nóng đường cháy thành than
Câu 2 trang 7 Hóa 10 Kết nối tri thức
Hãy cho biết khái niệm chất vô cơ và chất hữu cơ.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Chất vô cơ là những chất hóa học không có mặt nguyên tử carbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid
H2CO3 và các muối carbonat, hydrocarbonat, xyanua, cacbua ….
Chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua…). Khác với hợp
chất vô cơ, trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp hidro, oxi, nito, sau
đó là đến halogen, lưu huỳnh.
Câu 3 trang 8 Hóa 10 Kết nối tri thức
Hãy kể tên một số sản phẩm hóa học trong đời sống hằng ngày.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số sản phẩm hóa học trong đời sống như:
+ Đồ dùng sinh hoạt: xoong nồi, chảo, cốc thủy tinh, chậu nhựa, nhôm, quần áo, …....
+ Dược phẩm: thuốc chữa bệnh, sản phẩm thực phẩm chức năng,...
+ Mỹ phẩm: tẩy trang, nước hoa hồng, ....
+ Thực phẩm: Đồ ăn đóng hộp, nước uống,
+ Trồng trọt chăn nuôi: phân bón,....
Câu 4 trang 8 Hóa 10 Kết nối tri thức
Người nông dân sử dụng sản phẩm nào của hóa học để tăng năng suất cây trồng?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Để tăng nâng suất cây trồng, người nông dần cần sử dụng phân bón hóa học:
Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây
nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…
Nguyên tố C, H, O: tạo nên gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.
Những phân bón hóa học thường dùng là:
Phân đạm (chứa N): kích thích cây trồng phát triển mạnh
Ure CO(NH2)2, tan trong nước, chứa 46% nitơ. Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.
Phân lân (chưa P): kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật. Supephotphat, thành phần chính là
Ca(H2PO4)2, tan trong nước.
Phân kali (chứa K): kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục. KCl,
K2SO4,… đều dễ tan trong nước.
Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật (dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi
lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây).
----------------------------------------