-
Thông tin
-
Quiz
Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều: Hoạt động 5 chủ đề 3
Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều: Hoạt động 5 chủ đề 3 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều: Hoạt động 5 chủ đề 3
Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều: Hoạt động 5 chủ đề 3 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực (CD) 6 tài liệu
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
Preview text:
Hoạt động 5: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích
cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng
Câu 1 trang 31 HĐTN lớp 10: Chọn một cuốn sách hoặc một bộ phim mà em muốn
bình luận, giới thiệu với các bạn Phương pháp giải:
Cuốn sách, bộ phim em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn có tựa đề là gì? Tác
giả là ai? Nhân vật chính gồm những ai? Trả lời:
Bộ phim em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn: Mắt biếc là phim điện ảnh chính
kịch lãng mạn của Việt Nam năm 2019 do Victor Vũ đạo diễn. Đây là phiên bản
chuyển thể điện ảnh từ tiểu thuyết cùng tên phát hành năm 1990 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Câu 2 trang 31 HĐTN lớp 10: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình
luận về nội dung của cuốn sách, bộ phim đó. Gợi ý:
- Nội dung chính của sách/ phim
- Những điểm tích cực và điều em thấy tâm đắc nhất của sách/phim
- Những chi tiết/tình huống/nhân vật,... em cho rằng chưa hợp lí (hoặc chưa hay) trong nội dung sách/phim
- Thử đưa ra một kết thúc khác cho cuốn sách/bộ phim và giải thích lí do em chọn kết thúc đó Phương pháp giải:
+ Nêu nội dung chính bộ phim
+ Điểm tích cực và điều em thấy tâm đắc của bộ phim
+ Những chi tiết/ tình huống / nhân vật em cho rằng chưa hợp lý/ chưa hay trong bộ phim
+ Thử đưa ra kết thúc khác cho bộ phim và giải thích lý do em chọn kết thúc đó. Trả lời: + Nội dung chính:
Mắt biếc xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan, cô bạn gái có cặp
mắt hút hồn nhưng cá tính bướng bỉnh. Một chuyện tình nhiều cung bậc, từ ngộ
nghĩnh trẻ con, rồi tình yêu thuở học trò trong sáng, trải qua bao biến cố, trở thành
một cuộc "đuổi hình bắt bóng" buồn da diết nhưng không nguôi hi vọng. Câu chuyện
càng trở nên éo le hơn khi Trà Long - con gái của Hà Lan lớn lên lại nhen nhóm một
tình yêu như thế với Ngạn.
+ Điểm tích cực và điều em thấy tâm đắc nhất của bộ phim:
- Cấu trúc phim tương đồng với cấu trúc của tiểu thuyết, với một mạch thời gian
tuyến tính duy nhất. Mắt biếc đưa khán giả theo chân các nhân vật từ ngày nhỏ xíu,
với cuộc sống vô tư, bình dị tại làng Đo Đo có khu chợ quê mộc mạc, đồi Sim rực rỡ
hoa tím; cho đến cuộc sống xa nhà nơi thành thị phồn hoa nhưng nhiều cám dỗ, và
những bi kịch tình yêu éo le.
- Tiết tấu phim chậm rãi, cân bằng khá tốt thời lượng cho từng phân cảnh, từng giai
đoạn phát triển của nhân vật. Theo đó, bộ phim dễ xem và dễ theo dõi đối với mọi
đối tượng khán giả. So với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cách đây 4 năm, cấu trúc
của Mắt biếc tỏ ra hợp lý hơn, tiết tấu cũng mượt mà và có nhịp điệu hơn.
+ Chi tiết/ tình huống/ nhân vật em cho rằng chưa hay trong bộ phim:
- Trúc Anh thành công trong việc thể hiện hình ảnh Hà Lan thuở trăng tròn xinh đẹp,
rạng ngời, nhưng cô tỏ ra hụt hơi khi phải thể hiện một Hà Lan đau khổ vì bị phản
bội, phải một mình sinh con, hay một Hà Lan ở tuổi trung niên với những trăn trở về
hạnh phúc. Diễn xuất của nhân vật Trúc Anh còn hạn chế với biểu cảm và đài từ
thiếu đa dạng, khiến bản thân nhân vật chưa thể hiện hết cảm xúc cần thiết.
+ Đưa ra một kết thúc khác:
Ngạn sau khi nhận ra Trà Long chỉ là hình bóng tiếp nối của Hà Lan, anh không thể
yêu cô bé, nhưng cũng không thể chịu nổi sự dày vò nên đã bỏ làng ra đi. Trà Long
sau đó nói với mẹ rằng, chú Ngạn suốt cuộc đời này chỉ thương mỗi Hà Lan, và Hà
Lan không nên bỏ lỡ người thật lòng yêu thương mình. Hà Lan sau đó nhận ra chân
ái, hối hận chạy theo chuyến tàu đưa Ngạn đi xa nhưng vẫn không kịp đuổi theo để
nói với Ngạn về tình cảm của mình.
Nhiều năm sau đó, khi cả Ngạn và Hà Lan đã bước vào cái tuổi trung niên, sau
những năm rời xa quê hương để tìm cho mình những khoảng trời mới, khi cả hai đã
đủ chín chắn tiếp nhận mọi chuyện, họ không hẹn mà gặp cùng nhau trở về làng Đo
Đo. Cả hai đã có cơ hội ngồi lại với nhau kể chuyện về kỉ niệm năm xưa và bày tỏ
tình cảm, suy nghĩ của mình với đối phương. Làng Đo Đo giờ đây đã thay da đổi thịt
nhưng những kỉ niệm mà hai người bạn đã có vẫn không thay đổi. Ngạn và Hà Lan
lại cùng nhau sánh bước vào những buổi chiều len lỏi trong rừng tìm bông dủ dẻ,
Ngạn vừa đi vừa hát cho Hà Lan nghe những bản tình ca mới viết. Mọi thứ lại tiếp
diễn như khi họ còn tuổi mười tám đôi mươi, như trước khi cả hai bước lên thành phố xa hoa, tấp nập…
---------------------------------