Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 4 chủ đề 2 Chân Trời Sáng Tạo
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 4 chủ đề 2 Chân Trời Sáng Tạo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt môn Trải nghiệm, hướng nghiệp 10, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống (CTST)
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 4 chủ đề 2
Xây dựng quan điểm sống - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 20 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện
và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước. Trả lời:
- HS thảo luận về các bước thực hiện tranh biện.
- Xác định các biểu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.
Bước 1: Xây dựng lập luận tranh luận.
Bước 2: Lựa chọn luận điểm, dẫn chứng.
Bước 3: Xây dựng chiến lược tranh biện, sắp xếp và trả lời câu hỏi.
Bước 4: Phong thái tự tin.
Bước 5: Đưa ra lập luận và luận điểm.
Bước 6: Trả lời câu hỏi chất vấn.
Câu 2 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Thực hành tranh biện về nhận định sau dựa
vào các bước hướng dẫn trên:
Học đại học là con đường tốt nhất để vào đời.
Lập luận thế nào để thể hiện sự đồng ý?
Lập luận thế nào để phản đối? Gợi ý:
- Xây dựng lập luận đồng ý hoặc phản đối.
- Tập trình bày các lập luận, tập phối kết hợp trong trình bày giữa các thành viên trong nhóm.
- Tập lập luận phản biện với chính ý kiến của mình. Trả lời:
- HS đưa ra lập luận và tranh biện về ý kiến “Học Đại học là con đường tốt nhất để vào đời”.
1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội
- Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.
- Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận
dụng nó vào trong công việc hiệu quả.
2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất
- Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy
thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.
- Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ
thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.
- Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực
thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
- Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người
biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.
- Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. (Lấy VD dẫn chứng) 3. Bài học nhận thức
- Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.
- Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.
- Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.
- Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy
luôn làm chủ tương lai của mình.
Câu 3 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ với các bạn, thầy cô và người thân
về những tình huống em rèn luyện phát triển tư duy phản biện. Trả lời:
- Về những tình huống em rèn luyện phát triển tư duy phản biện trong học tập, cuộc sống
như trả lời câu hỏi, góp ý bài thuyết trình của bạn, tự tin trao đổi trong học tập...
- Các tình huống trong cuộc sống như những câu hỏi, thắc mắc, quan điểm sống hay về
các vấn đề “Học Đại học hay học nghề?”, “Có nên sống tự lập từ cấp ba”…
- Tư duy phản biện là điều cần thiết trong cuộc sống.
Câu 4 trang 21 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện Trả lời:
- Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện:
+ Có thêm những góc nhìn mới. + Suy nghĩ sâu sắc hơn.
+ Nhận thức đa chiều các vấn đề trong cuộc sống.
+ Thái độ tích cực học hỏi.