

Preview text:
Giải Khoa học 4 Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh
1. Âm thanh và nguồn phát âm thanh
Câu 1: Hãy cho biết nguồn phát âm thanh ở hai thí nghiệm trên. Khi vật phát ra
âm thanh chúng có điểm gì giống nhau? Trả lời:
Nguồn phát ra âm thanh ở 2 thí nghiệm là: •
Thí nghiệm 1: Nguồn phát ra âm thanh là mặt trống. •
Thí nghiệm 2: Nguồn phát ra âm thanh là cổ họng.
Điểm chung của vật phát ra âm thanh là chúng đều rung động (mặt trống rung, cổ họng rung).
Câu 2: Nêu ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động. Trả lời: •
Dây đàn ghi - ta rung khi gảy đàn. •
Màng loa rung khi phát ra âm thanh. •
Tiếng kim đồng hồ kêu khi chạy. • ...
2. Sự lan truyền âm thanh
Nêu một số ví dụ về âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất lỏng, chất khí. Trả lời: •
Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân: âm thanh có thể truyền qua chất rắn. •
Con người nói chuyện với nhau: âm thanh truyền qua chất khí. •
Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta: âm
thanh truyền qua chất lỏng. 1
3. So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm
Câu 1: Âm thanh nghe được to hơn hay nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa? Trả lời:
Âm thanh nghe được nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa.
Câu 2: Nêu ví dụ độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm. Trả lời: Một số ví dụ: •
Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi. •
Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp nghe thấy bạn đọc bé và đi
quá xa thì không nghe thấy gì nữa. •
Ngồi gần đài nghe tiếng nhạc to, đi xa dần nghe tiếng nhạc nhỏ đi. • … 2