Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 27: Sự truyền nhiệt | Chân trời sáng tạo

Xin giới thiệu bài Giải Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 27: Sự truyền nhiệt được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

Mở đầu trang 123 i 27 KHTN lớp 8: Một mô hình ống khói được gấp
bằng giấy màu đen, phía trên có gắn một cái chong chóng. Nếu chiếu ánh
ng đèn điện vào ống khói thì sau ít phút chong chóng bắt đầu quay.
sao?
Trả lời:
Khi chiếu ánh sáng đèn điện vào ống khói thì sau ít phút chong chóng bắt
đầu quay ống khói được gấp bằng giấy màu đen đã nhận được nhiệt
lượng từ ánh sáng đèn điện chiếu vào, m ống khói nóng lên, các phân tử
khí trong ống khói chuyển động nhanh hơn, lớp không khí được m nóng
bay lên trên, lớp không khí lạnh rơi xuống dưới, cứ như thế tạo thành
luồng khí di chuyển lên xuống trong ống khói làm chong chóng quay.
1. Sự dẫn nhiệt
Câu hỏi thảo luận trang 123 KHTN lớp 8: Thí nghiệm 1: Sự dẫn nhiệt
Chuẩn bị: thanh đồng, bộ giá đỡ, các kẹp giấy, sáp, đèn cồn.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Gắn thanh đồng vào bộ gđỡ. Dùng sáp đính các kẹp giấy vào
thanh đồng.
Bước 2: Dùng đèn cồn nóng một đầu thanh đồng (Hình 27.1). Quan
sát hiện tượng xảy ra với các kẹp giấy.
Trả lời:
Hiện tượng xảy ra với các kẹp giấy: Các kẹp giấy rơi xuống.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 123 KHTN lớp 8: Tiến hành Thí nghiệm 1
và trả lời các câu hỏi sau:
a. Vì sao các kẹp giấy rơi xuống?
b. Các kẹp giấy rơi xuống theo thứ tự nào?
Trả lời:
a. Các kẹp giấy rơi xuống miếng sáp đính với thanh đồng tan chảy
do nhận được nhiệt lượng từ đầu thanh đồng được đèn cồn nung ng
truyền tới.
b. Các kẹp giấy rơi xuống theo thứ tự từ gần tới xa so với vị trí đèn cồn
hay đầu thanh đồng được hơ nóng: D, C, B, A.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 124 KHTN lớp 8: Kể tên nêu công dụng
của một số vật dẫn nhiệt tốt và vật cách nhiệt tốt trong Hình 27.2.
Trả lời:
- Các vật dẫn nhiệt tốt trong hình 27.2 a:
+ Bàn là inox: là phẳng quần áo (đồ bằng vải).
+ Ấm nước bằng kim loại: đun nước.
+ Xoong nhôm/ inox: đun thức ăn.
+ Thìa inox: múc thức ăn.
- Các vật dẫn nhiệt kém trong hình 27.2 b:
+ Áo bông, nỉ: giữ nhiệt cho cơ thể.
+ Găng tay len, cao su: giữ nhiệt cho bàn tay.
+ Cốc uống nước bằng sứ: đựng đồ uống, giúp tay cầm không bị nóng.
+ Thìa gỗ: múc thức ăn, tránh nóng, dễ cầm.
Vận dụng 1 trang 125 KHTN lớp 8: sao cửa kính hai lớp khả năng
cách nhiệt tốt?
Trả lời:
Cửa kính hai lớp khả năng cách nhiệt tốt giữa hai lớp kính lớp
không khí mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên cách nhiệt tốt hơn.
2. Đối lưu
Câu hỏi thảo luận trang 125 KHTN lớp 8: Thí nghiệm 2: Sự đối lưu
của chất lỏng
Chuẩn bị: ng thủy tinh hình chữ nhật miệng hở, bộ giá đỡ, nước,
nước màu, đèn cồn.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Kẹp ống thủy tinh hình chữ nhật lên giá đỡ. Rót nước đầy đến
miệng ống.
Bước 2: Nhỏ một ít nước màu vào miệng ống. Dùng đèn cồn hơ nóng tại
góc dưới của ống như Hình 27.3. Quan sát hiện tượng xảy ra với nước
trong ống.
Trả lời:
Hiện tượng xảy ra với nước trong ống: Nước màu tan dần, nước trong ống
di chuyển thành ng làm nước u cũng di chuyển thành dòng theo
chiều kim đồng hồ.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 125 KHTN lớp 8: tả giải thích hiện
tượng xảy ra với nước trong Thí nghiệm 2.
Trả lời:
- Hiện tượng xảy ra với nước trong Thí nghiệm 2: Nước màu tan dần,
nước trong ống di chuyển thành dòng làm nước màu cũng di chuyển thành
dòng theo chiều kim đồng hồ.
- Giải thích: Nếu không đun nóng bằng đèn cồn thì nước màu sẽ tan dần
ở miệng ống và hòa tan dần về cả hai phía của ống nước. Nhưng khi được
đun nóng thì lớp nước phía đáy ống gần đèn cồn nhận được nhiệt ợng
từ ngọn lửa đèn cồn truyền tới nóng lên, nhẹ hơn di chuyển lên trên, lớp
nước phía trên lạnh hơn di chuyển xuống dưới lấp đầy chỗ trống, lại tiếp
tục được ngọn lửa đèn cồn m nóng di chuyển lên trên. Cứ như vậy
tạo thành dòng di chuyển lớp nước nóng và lớp nước lạnh, đồng thời nước
màu tan dần ở miệng ống cũng di chuyển theo dòng nước đó, chúng ta sẽ
nhìn thấy nó di chuyển thành dòng theo chiều kim đồng hồ.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 125 KHTN lớp 8: Vẽ hình mô tả các dòng
đối lưu trong thí nghiệm Hình 27.5.
Trả lời:
Vận dụng 2 trang 126 KHTN lớp 8: sao máy lạnh treo tường (máy
điều hòa nhiệt độ) thường được lắp vị trí cao trong phòng, còn sưởi
được bố trí ở gần mặt đất?
Trả lời:
- Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để mùa sử dụng máy: Máy
hoạt động thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài, khí lạnh nặng hơn đi
xuống dưới, đẩy khí nóng nhẹ hơn dưới đi lên cứ như vậy tạo thành
dòng đối lưu làm mát cả phòng.
- sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được m
ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi nhẹ hơn không klạnh
trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới
lấp đầy chỗ trống, lại tiếp tục được nguồn nhiệt làmng lên, cứ như vậy
lớp không khí nóng và không khí lạnh di chuyển thành dòng đối lưu làm
cả phòng được nóng lên.
3. Bức xạ nhiệt
Câu hỏi thảo luận 5 trang 126 KHTN lớp 8: Bức xnhiệt được truyền
qua các môi trường nào? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
Bức xạ nhiệt được truyền qua các môi trường: chân không, chất khí, chất
lỏng và chất rắn.
Ví dụ:
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chân không: Viên đá lạnh để ngoài ánh
nắng Mặt Trời bị tan chảy.
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất khí: ngồi cạnh bếp lửa, sau một thời
gian ta thấy người ấm lên.
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất lỏng: Đặt tay gần cốc nước nóng sau
một thời gian tay ta ấm dần lên.
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất rắn: Đặt tay gần thỏi than nóng sau
một thời gian tay ta ấm dần lên.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 127 KHTN lớp 8: tả sự truyền năng lượng
nhiệt trong hiệu ứng nhà kính khí quyển (Hình 27.8).
Trả lời:
Mặt Trời truyền năng lượng nhiệt xuống Trái Đất dưới hình thức bức xạ
nhiệt. Phần lớn bức xạ nhiệt của Mặt Trời truyền xuyên qua khí quyển đến
mặt đất, đồng thời một phần bức xạ nhiệt của Mặt Trời được khí quyển
phản xạ vào không gian. Bầu kquyển bao quanh Trái Đất tác dụng
giống như một nhà lớp kính, khi Trái Đất nhận được nhiệt từ Mặt Trời
làm nó nóng dần lên cũng bức xạ nhiệt vào không gian, phần lớn bức
xạ nhiệt của Trái Đất bị khí quyển phản xạ trở lại Trái Đất làm cho bmặt
của Trái Đất không khí bao quanh nóng lên; chỉ có một phần nhỏ bức
xạ nhiệt của Trái Đất thoát ra không gian bên ngoài.
Câu hỏi thảo luận 7 trang 127 KHTN lớp 8: Sng lên toàn cầu
thể gây ra những hệ quả gì? Bản thân các em có thể đóng góp những việc
làm thiết thực như thế nào để giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính khí
quyển?
Trả lời:
- Sự nóng lên toàn cầu có thể gây ra những hệ quả:
+ Tăng nhiệt đtrung bình trên toàn cầu, nắng ng kéo dài làm mất ổn
định bầu khí quyển gây ra hạn hán, tăng lượng mưa đến mức tạo ra nhiều
lũ lụt, gia tăng các trận bão, lốc xoáy.
+ Gia tăng lây lan dịch bệnh: Khi nhiệt độ tăng môi trường cho các loài
côn trùng, vi khuẩn, virus dễ dàng phát triển; ô nhiễm không khí.
+ Sự tan chảy của sông băng, và chỏm băng vùng cực m nước biển
dâng cao, thay đổi hình tuần hoàn nước trong các đại dương và đe dọa
sự tồn tại của hàng nghìn loài động thực vật tồn tại trong các hệ sinh thái
đóng băng.
+ Sự biến mất của các loài động vật: Nhiều loài động vật phải thích nghi
với khậu mới khí hậu hiện tại đang biến mất nng không phải tất
cả các loài động vật đều có khả năng thích nghi giống nhau.
+ Thực phẩm đắt tiền hơn: Biến đổi khí hậu đe dọa việc cung cấp và sản
xuất các loại lương thực, cây trồng khan hiếm, khó phát triển theo mùa.
- Bản thân các em có thể đóng góp những việc làm thiết thực để giảm tác
hại của hiệu ứng nhà kính khí quyển như:
+ Tham gia các hoạt động trồng cây xanh.
+ Hạn chế đi lại bằng máy bay, các phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) sử
dụng xăng dầu.
+ Tuyên truyền người thân, gia đình nên sử dụng các thiết btiết kiệm
năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo hạn chế sử dụng năng lượng
không tái tạo.
Vận dụng 3 trang 127 KHTN lớp 8: Chế tạo hình trong câu hỏi
phần Mở đầu bài học.
Trả lời:
Các em quan sát hình ảnh chế tạo mô hình bằng cách sử dụng các vật
liệu:
+ giấy màu bất kì để tạo chong chóng,
+ giấy màu đen để làm ống khói (nhằm hấp thụ nhiệt tốt hơn).
+ Đèn sợi đốt.
| 1/11

Preview text:

Mở đầu trang 123 Bài 27 KHTN lớp 8: Một mô hình ống khói được gấp
bằng giấy màu đen, phía trên có gắn một cái chong chóng. Nếu chiếu ánh
sáng đèn điện vào ống khói thì sau ít phút chong chóng bắt đầu quay. Vì sao? Trả lời:
Khi chiếu ánh sáng đèn điện vào ống khói thì sau ít phút chong chóng bắt
đầu quay vì ống khói được gấp bằng giấy màu đen đã nhận được nhiệt
lượng từ ánh sáng đèn điện chiếu vào, làm ống khói nóng lên, các phân tử
khí trong ống khói chuyển động nhanh hơn, lớp không khí được làm nóng
bay lên trên, lớp không khí lạnh rơi xuống dưới, cứ như thế tạo thành
luồng khí di chuyển lên xuống trong ống khói làm chong chóng quay. 1. Sự dẫn nhiệt
Câu hỏi thảo luận trang 123 KHTN lớp 8: Thí nghiệm 1: Sự dẫn nhiệt
Chuẩn bị: thanh đồng, bộ giá đỡ, các kẹp giấy, sáp, đèn cồn.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Gắn thanh đồng vào bộ giá đỡ. Dùng sáp đính các kẹp giấy vào thanh đồng.
Bước 2: Dùng đèn cồn hơ nóng một đầu thanh đồng (Hình 27.1). Quan
sát hiện tượng xảy ra với các kẹp giấy. Trả lời:
Hiện tượng xảy ra với các kẹp giấy: Các kẹp giấy rơi xuống.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 123 KHTN lớp 8: Tiến hành Thí nghiệm 1
và trả lời các câu hỏi sau:
a. Vì sao các kẹp giấy rơi xuống?
b. Các kẹp giấy rơi xuống theo thứ tự nào? Trả lời:
a. Các kẹp giấy rơi xuống vì miếng sáp đính nó với thanh đồng tan chảy
do nhận được nhiệt lượng từ đầu thanh đồng được đèn cồn nung nóng truyền tới.
b. Các kẹp giấy rơi xuống theo thứ tự từ gần tới xa so với vị trí đèn cồn
hay đầu thanh đồng được hơ nóng: D, C, B, A.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 124 KHTN lớp 8: Kể tên và nêu công dụng
của một số vật dẫn nhiệt tốt và vật cách nhiệt tốt trong Hình 27.2. Trả lời:
- Các vật dẫn nhiệt tốt trong hình 27.2 a:
+ Bàn là inox: là phẳng quần áo (đồ bằng vải).
+ Ấm nước bằng kim loại: đun nước.
+ Xoong nhôm/ inox: đun thức ăn.
+ Thìa inox: múc thức ăn.
- Các vật dẫn nhiệt kém trong hình 27.2 b:
+ Áo bông, nỉ: giữ nhiệt cho cơ thể.
+ Găng tay len, cao su: giữ nhiệt cho bàn tay.
+ Cốc uống nước bằng sứ: đựng đồ uống, giúp tay cầm không bị nóng.
+ Thìa gỗ: múc thức ăn, tránh nóng, dễ cầm.
Vận dụng 1 trang 125 KHTN lớp 8: Vì sao cửa kính hai lớp có khả năng cách nhiệt tốt? Trả lời:
Cửa kính hai lớp có khả năng cách nhiệt tốt vì giữa hai lớp kính có lớp
không khí mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên cách nhiệt tốt hơn. 2. Đối lưu
Câu hỏi thảo luận trang 125 KHTN lớp 8: Thí nghiệm 2: Sự đối lưu của chất lỏng
Chuẩn bị: ống thủy tinh hình chữ nhật có miệng hở, bộ giá đỡ, nước, nước màu, đèn cồn.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Kẹp ống thủy tinh hình chữ nhật lên giá đỡ. Rót nước đầy đến miệng ống.
Bước 2: Nhỏ một ít nước màu vào miệng ống. Dùng đèn cồn hơ nóng tại
góc dưới của ống như Hình 27.3. Quan sát hiện tượng xảy ra với nước trong ống. Trả lời:
Hiện tượng xảy ra với nước trong ống: Nước màu tan dần, nước trong ống
di chuyển thành dòng làm nước màu cũng di chuyển thành dòng theo chiều kim đồng hồ.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 125 KHTN lớp 8: Mô tả và giải thích hiện
tượng xảy ra với nước trong Thí nghiệm 2. Trả lời:
- Hiện tượng xảy ra với nước trong Thí nghiệm 2: Nước màu tan dần,
nước trong ống di chuyển thành dòng làm nước màu cũng di chuyển thành
dòng theo chiều kim đồng hồ.
- Giải thích: Nếu không đun nóng bằng đèn cồn thì nước màu sẽ tan dần
ở miệng ống và hòa tan dần về cả hai phía của ống nước. Nhưng khi được
đun nóng thì lớp nước phía đáy ống gần đèn cồn nhận được nhiệt lượng
từ ngọn lửa đèn cồn truyền tới nóng lên, nhẹ hơn di chuyển lên trên, lớp
nước phía trên lạnh hơn di chuyển xuống dưới lấp đầy chỗ trống, lại tiếp
tục được ngọn lửa đèn cồn làm nóng và di chuyển lên trên. Cứ như vậy
tạo thành dòng di chuyển lớp nước nóng và lớp nước lạnh, đồng thời nước
màu tan dần ở miệng ống cũng di chuyển theo dòng nước đó, chúng ta sẽ
nhìn thấy nó di chuyển thành dòng theo chiều kim đồng hồ.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 125 KHTN lớp 8: Vẽ hình mô tả các dòng
đối lưu trong thí nghiệm Hình 27.5. Trả lời:
Vận dụng 2 trang 126 KHTN lớp 8: Vì sao máy lạnh treo tường (máy
điều hòa nhiệt độ) thường được lắp ở vị trí cao trong phòng, còn lò sưởi
được bố trí ở gần mặt đất? Trả lời:
- Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để mùa hè sử dụng máy: Máy
hoạt động thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài, khí lạnh nặng hơn đi
xuống dưới, đẩy khí nóng nhẹ hơn ở dưới đi lên cứ như vậy tạo thành
dòng đối lưu làm mát cả phòng.
- Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được làm
ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh
ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới
lấp đầy chỗ trống, lại tiếp tục được nguồn nhiệt làm nóng lên, cứ như vậy
lớp không khí nóng và không khí lạnh di chuyển thành dòng đối lưu làm
cả phòng được nóng lên. 3. Bức xạ nhiệt
Câu hỏi thảo luận 5 trang 126 KHTN lớp 8: Bức xạ nhiệt được truyền
qua các môi trường nào? Nêu ví dụ minh họa. Trả lời:
Bức xạ nhiệt được truyền qua các môi trường: chân không, chất khí, chất lỏng và chất rắn. Ví dụ:
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chân không: Viên đá lạnh để ngoài ánh
nắng Mặt Trời bị tan chảy.
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất khí: ngồi cạnh bếp lửa, sau một thời
gian ta thấy người ấm lên.
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất lỏng: Đặt tay gần cốc nước nóng sau
một thời gian tay ta ấm dần lên.
+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất rắn: Đặt tay gần thỏi than nóng sau
một thời gian tay ta ấm dần lên.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 127 KHTN lớp 8: Mô tả sự truyền năng lượng
nhiệt trong hiệu ứng nhà kính khí quyển (Hình 27.8). Trả lời:
Mặt Trời truyền năng lượng nhiệt xuống Trái Đất dưới hình thức bức xạ
nhiệt. Phần lớn bức xạ nhiệt của Mặt Trời truyền xuyên qua khí quyển đến
mặt đất, đồng thời một phần bức xạ nhiệt của Mặt Trời được khí quyển
phản xạ vào không gian. Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất có tác dụng
giống như một nhà lớp kính, khi Trái Đất nhận được nhiệt từ Mặt Trời
làm nó nóng dần lên và cũng bức xạ nhiệt vào không gian, phần lớn bức
xạ nhiệt của Trái Đất bị khí quyển phản xạ trở lại Trái Đất làm cho bề mặt
của Trái Đất và không khí bao quanh nóng lên; chỉ có một phần nhỏ bức
xạ nhiệt của Trái Đất thoát ra không gian bên ngoài.
Câu hỏi thảo luận 7 trang 127 KHTN lớp 8: Sự nóng lên toàn cầu có
thể gây ra những hệ quả gì? Bản thân các em có thể đóng góp những việc
làm thiết thực như thế nào để giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính khí quyển? Trả lời:
- Sự nóng lên toàn cầu có thể gây ra những hệ quả:
+ Tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu, nắng nóng kéo dài làm mất ổn
định bầu khí quyển gây ra hạn hán, tăng lượng mưa đến mức tạo ra nhiều
lũ lụt, gia tăng các trận bão, lốc xoáy.
+ Gia tăng lây lan dịch bệnh: Khi nhiệt độ tăng là môi trường cho các loài
côn trùng, vi khuẩn, virus dễ dàng phát triển; ô nhiễm không khí.
+ Sự tan chảy của sông băng, và chỏm băng ở vùng cực làm nước biển
dâng cao, thay đổi mô hình tuần hoàn nước trong các đại dương và đe dọa
sự tồn tại của hàng nghìn loài động thực vật tồn tại trong các hệ sinh thái đóng băng.
+ Sự biến mất của các loài động vật: Nhiều loài động vật phải thích nghi
với khí hậu mới vì khí hậu hiện tại đang biến mất nhưng không phải tất
cả các loài động vật đều có khả năng thích nghi giống nhau.
+ Thực phẩm đắt tiền hơn: Biến đổi khí hậu đe dọa việc cung cấp và sản
xuất các loại lương thực, cây trồng khan hiếm, khó phát triển theo mùa.
- Bản thân các em có thể đóng góp những việc làm thiết thực để giảm tác
hại của hiệu ứng nhà kính khí quyển như:
+ Tham gia các hoạt động trồng cây xanh.
+ Hạn chế đi lại bằng máy bay, các phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) sử dụng xăng dầu.
+ Tuyên truyền người thân, gia đình nên sử dụng các thiết bị tiết kiệm
năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo và hạn chế sử dụng năng lượng không tái tạo.
Vận dụng 3 trang 127 KHTN lớp 8: Chế tạo mô hình trong câu hỏi ở
phần Mở đầu bài học. Trả lời:
Các em quan sát hình ảnh và chế tạo mô hình bằng cách sử dụng các vật liệu:
+ giấy màu bất kì để tạo chong chóng,
+ giấy màu đen để làm ống khói (nhằm hấp thụ nhiệt tốt hơn). + Đèn sợi đốt.