Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại (CTST)
Môn: Khoa học tự nhiên 9
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 16: Tính chất chung của kim loại
1. Tính chất vật lý của kim loại
2. Tính chất hóa học cơ bản của kim loại
3. Một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng
Mở đầu trang 71 Bài 16 KHTN 9: Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật, máy móc, thiết
bị làm bằng kim loại. Mỗi kim loại có thể được dùng để sản xuất ra nhiều sản phẩm
dựa vào tính chất của kim loại, chẳng hạn dây dẫn điện có lõi bằng đồng, dụng cụ
đun nấu làm bằng nhôm, … Các kim loại có những tính chất gì giống và khác nhau? Trả lời:
- Tính chất vật lí của kim loại:
+ Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, …
+ Kim loại khác nhau thì khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, khối lượng riêng,
nhiệt độ nóng chảy … khác nhau.
- Tính chất hoá học của kim loại:
+ Kim loại có thể phản ứng được với nhiều đơn chất (như oxygen, chlorine, sulfur
…) và nhiều hợp chất (như nước, dung dịch acid, dung dịch muối …)
+ Kim loại khác nhau thì khả năng phản ứng là khác nhau.
1. Tính chất vật lý của kim loại
Câu hỏi thảo luận 1 trang 71 KHTN 9: Vì sao người ta có thể cán mỏng hoặc uốn
cong các vật liệu làm từ nhôm một cách dễ dàng? Trả lời:
Vì nhôm (Al) có tính dẻo cao nên người ta có thể cán mỏng hoặc uốn cong các vật
liệu làm từ nhôm một cách dễ dàng.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 71 KHTN 9: Trong thực tế, dây dẫn điện thường được
làm từ kim loại nào? Vì sao bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng không được sử
dụng để làm dây dẫn điện? Trả lời:
Trong thực tế, dây dẫn điện thường được làm từ kim loại nhôm (Al) và kim loại đồng (Cu).
Mặc dù bạc (Ag) là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng không được sử dụng làm dây
dẫn điện do bạc có giá thành cao và là kim loại nặng (khối lượng riêng của bạc: 10,49 gam/cm3).
Câu hỏi thảo luận 3 trang 72 KHTN 9: Trước khi bóng đèn LED ra đời, bóng đèn
sợi đốt với dây tóc được làm từ kim loại tungsten (W) được sử dụng rất phổ biến.
Dựa vào tính chất vật lí nào mà kim loại tungsten được sử dụng làm dây tóc bóng đèn? Trả lời:
Nguyên lí làm việc của bóng đèn sợi đốt: Khi hoạt động, dòng điện chạy trong sợi
đốt của bóng đèn làm cho sợi đốt nóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng.
Kim loại tungsten nóng chảy ở nhiệt độ cao (3 410oC) nên được sử dụng làm dây tóc bóng đèn.
Câu hỏi củng cố trang 72 KHTN 9: Hãy giải thích vì sao thuỷ ngân được sử dụng
làm chất lỏng trong nhiệt kế để đo nhiệt độ. Trả lời:
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Thuỷ ngân có nhiệt độ nóng chảy thấp (-39°C) và giãn nở vì nhiệt đều nên được sử
dụng làm chất lỏng trong nhiệt kế để đo nhiệt độ.
2. Tính chất hóa học cơ bản của kim loại
Câu hỏi thảo luận 4 trang 73 KHTN 9: Vì sao một số kim loại như magnesium, kẽm
để lâu trong không khí sẽ mất đi ánh kim ban đầu? Trả lời:
Khi để lâu ngoài không khí, một số kim loại như magnesium, kẽm … phản ứng với
oxygen có trong không khí tạo thành lớp oxide kim loại, làm mất đi ánh kim ban đầu.
Phương trình hoá học minh hoạ: 2Mg + O2 → 2MgO 2Zn + O2 → 2ZnO
Câu hỏi thảo luận 5 trang 73 KHTN 9: Phản ứng giữa kim loại với các phi kim khác
nhau có tạo thành sản phẩm giống nhau không? Giải thích. Trả lời:
Phản ứng giữa kim loại với các phi kim khác nhau tạo thành các sản phẩm khác nhau. Ví dụ:
+ Nhiều kim loại phản ứng với lưu huỳnh tạo thành muối sulfur.
+ Hầu hết các kim loại phản ứng với khí chlorine tạo thành muối chloride.
Câu hỏi củng cố trang 73 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của các phản ứng: a) Zn + O2 → ? b) Na + Cl2 → ? c) K + S → ? Trả lời: a) 2Zn + O2 → 2ZnO; b) 2Na + Cl2 → 2NaCl; c) 2K + S → K2S.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 74 KHTN 9: Theo em, khi cho mẩu sodium vào nước thì
sẽ diễn ra sự biến đổi vật lí hay biến đổi hoá học? Vì sao dung dịch trong chậu thuỷ
tinh lại chuyển sang màu hồng? Trả lời:
Khi cho mẩu sodium vào nước thì sẽ diễn ra sự biến đổi hoá học.
Dung dịch trong chậu thuỷ tinh chuyển sang màu hồng do tạo thành chất mới là
NaOH, tan trong nước tạo thành dung dịch có môi trường base, làm hồng phenolphthalein.
Câu hỏi củng cố trang 74 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của phản ứng sau: K + H2O → ? Trả lời: Phương trình hoá học: 2K + 2H2O → 2KOH + H2
Câu hỏi thảo luận 7 trang 74 KHTN 9: Hãy cho biết sản phẩm tạo thành khi cho kim
loại aluminium vào dung dịch hydrochloric acid. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Trả lời:
Khi cho kim loại aluminium vào dung dịch hydrochloric acid thu được sản phẩm là
muối chloride và khí hydrogen.
Phương trình hoá học của phản ứng: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Câu hỏi thảo luận 8 trang 75 KHTN 9: Hãy dự đoán và viết phương trình hoá học
của phản ứng khi cho kim loại đồng vào dung dịch silver nitrate (AgNO3). Trả lời: Dự đoán:
+ Hiện tượng: Bề mặt thanh đồng có lớp kim loại trắng sáng bám lên bề mặt. Màu
của dung dịch chuyển dần từ không màu sang xanh. + Phương trình hóa học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu hỏi củng cố trang 75 KHTN 9: Em hãy thiết kế sơ đồ tư duy để hệ thống lại tính
chất hoá học chung của kim loại. Trả lời: Học sinh tham khảo:
Vận dụng trang 75 KHTN 9: Vì sao các đồ dùng (cửa, bàn, ghế, …) làm từ vật liệu
kim loại thường phải sơn phủ một lớp trên bề mặt? Trả lời:
Các đồ dùng (cửa, bàn, ghế, …) làm từ vật liệu kim loại thường phải sơn phủ một
lớp trên bề mặt để bảo vệ kim loại trước các tác nhân như oxygen, hơi nước … có
trong không khí làm hoen, gỉ.
3. Một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng
Vận dụng trang 76 KHTN 9: Vì sao các nhà khảo cổ khám phá thấy những đồ vật
bằng vàng thường vẫn còn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ? Trả lời:
Vì vàng hoạt động hoá học kém, không phản ứng với nhiều tác nhân (như oxygen,
hơi nước, carbon dioxide …) có trong môi trường nên các nhà khảo cổ khám phá
thấy những đồ vật bằng vàng thường vẫn còn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ.