Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 - bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật | Kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi và bài tập trong SGK KHTN 6 Kết nối tri thức. Toàn bộ lời giải bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố các bài học trong sách KHTN lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Chủ đề: Chương 7: Đa dạng thế giới sống (KNTT)
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
Câu hỏi trang 86 KHTN 6 sách Kết nối tri thức
1. Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của em thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
2. Việc phân loại đó giúp ích gì cho em?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1. Các nhóm phân loại:
Sách giáo khoa: gồm sách giáo khoa các môn
Sách bài tập: gồm sách bài tập các môn
Vở bài tập: gồm vở bài tập các môn
Vở ghi: gồm vở ghi chép các môn
Bút: gồm các loại bút khác nhau (bút bi, bút chì, bút máy, bút xóa, bút dạ…)
2. Việc phân loại giúp em tìm kiếm được đồ vật muốn dùng một cách nhanh nhất.
III. Giới và hệ thống phân loại năm giới
Câu hỏi trang 88 KHTN 6 sách Kết nối tri thức
Quan sát hình 25.4 và cho biết sinh vật được chia thành những giới nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Sinh vật được chia thành 5 giới: - Giới khởi sinh - Giới nguyên sinh vật - Giới động vật - Giới nấm - Giới thực vật
Hoạt động trang 89 KHTN 6 sách KNTT
Các loài trong hình 25.5 thuộc giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.
Em hãy sắp xếp các loài trong hình vào các giới cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi - Cách sắp xếp: + Giới Nấm: hình B
+ Giới Thực vật: hình A, hình C
+ Giới Động vật: hình D, hình E, hình G - Sắp xếp như vậy vì:
+ Hình A và C là các sinh vật tự dưỡng có khả năng quang hợp và không có khả năng di chuyển
+ Hình B là sinh vật sống dị dưỡng hoại sinh và không có khả năng di chuyển
+ Hình D, E, G là các sinh vật sống dị dưỡng và có khả năng di chuyển
IV. Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức