Giải Kinh tế 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 39→47
Chủ đề: Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình kinh doanh (KNTT)
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Kinh tế 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Trả lời Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7 Câu 1
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây?
a. Sản xuất kinh doanh góp phản làm giảm tệ nạn xã hội.
b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.
c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.
d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Gợi ý đáp án
a. Sản xuất kinh doanh góp phản làm giảm tệ nạn xã hội.
=> Đồng ý. Vì tạo công ăn việc làm cho người dân có thu nhập, cuộc sống ổn định
b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.
=> Đồng ý. Vì kinh doanh phát triển, nền kinh tế phát triển kéo theo đó nền khoa học kĩ thuật
cũng được cải thiện tiên tiến. Hầu hết ngày nay sản xuất đều dùng máy móc để có năng suất
cao không còn giữ những cách làm truyền thống nữa
c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.
=> Không đồng ý. Vì kinh doanh trực tuyến không cần phải có nhà xưởng hay cửa tiệm và
không cần sử dụng đến trí tuệ nhiều, chỉ cần chiến lược kinh doanh tốt
d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
=> Đồng ý. Vì thúc đẩy nền kinh tế phát triển Câu 2
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận đề nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:
a.giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
b.giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
c. giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
d. giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.
e. giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Gợi ý đáp án
a.giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô
hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ
hộ, tính chất hoạt động manh mún.
b.giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
Hợp tác xã: Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp
tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất).
Hộ kinh doanh: Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn,
mua cổ phần doanh nghiệp.
c. giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty tư nhân: không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn.
Công ty TNHH 1 thành viên: Để huy động vốn, công ty TNHH 1 thành viên có thể phát hành
trái phiếu và được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần
d. giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Hợp danh: Do ít nhất 2 cá nhân là đồng chủ sở hữu công ty và được gọi là thành viên
hợp danh, cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.
e. giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, vốn điều lệ không chia thành cổ phần
hay cổ phiếu, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhau.
Nhưng đến công ty cổ phần có sự khác biệt đó là Vốn điều lệ được chia thành những phần
bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng cổ phiếu. Câu 3
Em hãy tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau:
- Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hinh hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em.
- Tìm hiểu một mô hinh hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế, giới thiệu mô hình này với các bạn trong lớp.
- Tìm hiểu trong thực tiễn một doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau và giới thiệu
vài nét về doanh nghiệp đó: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước. Gợi ý đáp án
Ưu điểm của hộ kinh doanh:
- Hồ sơ thành lập và thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập doanh nghiệp.
- Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế đơn giản hơn. Hộ kinh doanh có thể đóng thuế khoán hằng
năm, không phải thực hiện khai thuế hàng tháng như doanh nghiệp.
- Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản;
- Hiện nay theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ
kinh doanh đã có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm. Theo đó, hộ kinh doanh phải
chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và thông báo với Cơ quan quản lý thuế,
cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Nhược điểm của hộ kinh doanh:
- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong
hộ gia đình (Không còn “nhóm các cá nhân” như trong luật cũ nữa). Câu 4
Em có lời khuyên gì với các nhân vật trong những tình huống sau?
a. Những ngày nóng nhàn, anh C cùng nhiều thanh niên trong xã lên thảnh phố làm thuê.
Lao động vất vả, phải sống xa nhà, tốn thêm chỉ phi thuê nhà trọ, ăn uống, xe cộ....nhưng thu
nhập cũng chăng được bao nhiêu. Mới đây, có người bà con khuyên anh chọn một mô hình
kinh doanh phù hợp để phát triển sự nghiệp ở quê, không lên thành phố làm thuê nữa.
Theo em, anh C có nên làm theo lời khuyên đó không? Vì sao?
b. Các bạn trong lớp 10A đều yêu mến N vi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay, làm
được nhiều loại bánh ngon. Nhà ở ngay gần chợ phố huyện, nhận thấy khả năng có thể kinh
doanh đẻ phát triển kinh tế gia đỉnh. N có ý định sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ học thêm kĩ
thuật làm bánh để mở cửa hàng chuyên kinh doanh bánh tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bạn trong
lớp khuyên N nên học đại học để có cơ hội kiếm được nhiều việc làm tốt hơn.
Em có lời khuyên gì cho bạn N? Gợi ý đáp án
a. Theo em, anh C có nên làm theo lời khuyên đó không? Vì sao?
Nên nghe theo lời khuyên. Vì chọn một mô hình khác để kinh doanh vừa thu lại lợi nhuận
cao, thu nhập lại ổn định hơn
b. Em có lời khuyên gì cho bạn N?
Thử trải nghiệm mở tiệm bánh của riêng mình để kinh doanh vì nếu yêu thích mình sẽ cháy
hết mình vì đam mê đó, có đam mê thì sẽ có thành công
Trả lời Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7 Câu 1
Em hãy viết bài giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia
đỉnh và giới thiệu với các bạn. Gợi ý đáp án
Lựa chọn thích hợp dành cho những tín đồ đam mê ẩm thực. Không chỉ giúp bạn có khoản
thu thập ổn định, mà còn thoả mãn đam mê của mình. Kinh doanh quán ăn vặt bạn sẽ cần
phải chú ý đến yếu tố: vị trí mặt bằng mở quán, đối tượng khách hàng, menu, chất lượng sản phẩm,…
Vốn đầu tư ban đầu: 50.000 – 300.000 triệu đồng (tuỳ theo mô hình kinh doanh). Bạn có thể
kết hợp thêm hình thức kinh doanh online để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàg và gia
tăng doanh thu, lợi nhuận hiệu quả. Gợi ý: Cửa hàng Gà rán, đồ ăn vặt cho họ Câu 2
Em hãy viết bài và chuẩn bị tham gia cuộc thi thuyết trinh về sự đóng góp của sản xuất kinh
doanh đối với đời sống kinh tế — xã hội ở địa phương. Gợi ý đáp án
Thứ nhất, về tình hình số lượng, vốn và lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến
ngày 31-12-2018, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là trên 714 nghìn doanh nghiệp, số
doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh là trên 626 nghìn doanh nghiệp.
Trong đó, DNNN chiếm 0,38% về số lượng doanh nghiệp, 7,6% lao động, 28,6% tổng nguồn
vốn và riêng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm 0,18% về số lượng doanh nghiệp,
4,3% lao động, 12,9% tổng nguồn vốn.
Thứ hai, về kết quả sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ đóng góp của DNNN về doanh thu và lợi
nhuận ngày càng giảm mạnh. Tỷ trọng doanh thu thuần của DNNN năm 2015 đạt 18,2%,
năm 2018 là 14,5%. Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế của DNNN năm 2015 đạt 28,4%, năm 2018 là 21,2%.
Thứ ba, về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020 của Tổng
cục Thống kê, khu vực DNNN có 2.269 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất,
kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
chi phối), trong đó có 1.773 doanh nghiệp kinh doanh có lãi (chiếm 78,5%), 51 doanh nghiệp
kinh doanh hòa vốn (chiếm 2,2%) và 436 doanh nghiệp kinh doanh lỗ (chiếm 19,3%).