Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế CTST
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế CTST vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và pháp luật 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế (KNTT)
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế CTST
Mở đầu trang 6 SGK KTPL 10 CTST
Em hãy quan sát các tranh dưới đây và thực hiện yêu cầu: Nêu các hoạt động kinh tế
được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó. Lời giải Lời giải
- Tranh 1: Hoạt động sản xuất - Để có thể tạo ra sản phẩm thủy sản bán cho người
tiêu dùng thì người sản xuất cần phải có nguyên vật liệu tạo ra những giàn nuôi, thức ăn,…
- Tranh 2: Hoạt động phân phối - trao đổi: Thủy sản sau khi được đánh bắt lên sẽ
được phân chia đến các đầu mối, địa điểm khác nhau để đến tay người tiêu dùng,
người tiêu dùng sẽ mua các sản phẩm thủy sản đó tại các quầy thủy sản tại chợ hoặc siêu thị.
- Tranh 3: Hoạt động tiêu dùng: Người tiêu dùng sau khi mua các sản phẩm thủy
sản tại chợ hoặc các siêu thị sẽ về để chế biến, sử dụng các sản phẩm đó tùy theo nhu cầu cá nhân.
- Tranh 4: Hoạt động sản xuất - Người lao động trong công xưởng sử dụng các
nguyên vật liệu như máy may, vải, chỉ để tạo ra những sản phẩm may mặc cho người tiêu dùng.
- Tranh 5: Hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng: Các sản phẩm may mặc được
phân phối tới các cửa hàng quần áo, người tiêu dùng sẽ đến các cửa hàng đó để mua
những sản phẩm quần áo để phục vụ tùy theo nhu cầu.
1. Hoạt động sản xuất
Câu hỏi trang 7 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội? Lời giải
- Hiệu quả cho gia đình anh D: Do anh D áp dụng hiệu quả các kĩ thuật trồng trọt
nên mỗi năm đã tạo ra nhiều nông sản sạch, có giá trị cao tạo ra thu nhập lớn, làm
cho đời sống gia đình được nâng cao.
- Hiệu quả cho xã hội: Người tiêu dùng được sử dụng nhiều loại nông sản sạch, có chất lượng.
2. Hoạt động trao đổi - phân phối
Câu hỏi trang 7 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét về quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất
của các doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên.
- Nêu vai trò của hoạt động phân phối đối với người sản xuất và tiêu dùng.
- Nêu vai trò của hoạt động trao đổi đối với người sản xuất và người tiêu dùng.
- Hãy kể tên các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến mà em biết. Lời giải * Trường hợp 1:
- Nhận xét: Việc thu hẹp sản xuất áo sơ mi nam, nữ và tăng đầu tư máy móc, nhân
công hoàn thành các đơn hàng quần áo bảo hộ thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén trong
việc nắm bắt kịp xu hướng của thị trường đem lại hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Vai trò: Hoạt động phân phối là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhờ
có hoạt động phân phối mà sản phẩm của người sản xuất mới có thể đến tay người
tiêu dùng. Cũng vì nhờ có hoạt động phân phối mà các sản phẩm của người sản xuất
mới có thể bán cho người tiêu dùng, mới có thể thu được lợi nhuận. * Trường hợp 2:
- Vai trò: Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động
trao đổi giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì sự phát triển hoạt động sản
xuất và đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
- Một số hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến: Hình thức mua bán trên các trang
mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok,… dưới hình thức đăng bài hoặc livestream. 3. Hoạt động tiêu dùng
Câu hỏi trang 8 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước?
- Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối - trao đổi? Lời giải
- So với các năm trước thị hiếu của người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến mục
đích sử dụng mà còn chú ý đến nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Hoạt động tiêu dùng chính là mục đích của sản xuất, con người sản xuất ra các sản
phẩm là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Nhờ có cầu nối
trung gian là hoạt động phân phối - trao đổi mà những sản phẩm từ hoạt động sản
xuất mới đến tay người tiêu dùng.
4. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
Câu hỏi trang 8 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K?
- Em sẽ có lời khuyên như thế nào đối với anh K?
- Em có nhận xét gì về hoạt động của Doanh nghiệp Q?
- Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế - xã hội? Lời giải *Trường hợp 1:
- Nhận xét: Dự định hoạt động kinh doanh của anh K sẽ không đạt hiệu quả. Vì anh
K là người mới mở cửa hàng nên nếu anh sử dụng những nguyên liệu rẻ, kém chất
lượng như vậy thì sẽ không thu hút được nhiều khách hơn nữa việc sử dụng những
nguyên liệu rẻ, kém chất lượng như thế sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, vi phạm đạo đức người kinh doanh.
- Em sẽ khuyên anh K nên lựa chọn những nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng để
tạo ra thương hiệu cho riêng mình. *Trường hợp 2:
- Nhận xét: Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Q rất hiệu quả.
+ Việc sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, bao bì đóng gói thân
thiện với môi trường không những bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn
giảm thiếu tối đa ô nhiễm môi trường.
+ Đi đôi với việc sản xuất doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
như trồng cây xanh, xây dựng hệ thống xử lí rác thải,…
- Ý nghĩa: Hoạt động đó không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng an toàn đối
với sức khỏe của người tiêu dùng, tạo nên hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm thiểu
tối đa ô nhiễm môi trường, giảm thiểu sức ép về môi trường đối với xã hội.
Luyện tập và vận dụng SGK KTPL 10 CTST
Luyện tập 1 trang 10 KTPL 10 CTST: Trao đổi cùng các bạn và cho biết, em
đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào. Giải thích vì sao. Lời giải
- Ý kiến a - Em không đồng tình với ý kiến này vì để tạo ra lợi ích về kinh tế, từ đó
thúc đẩy và phát triển kinh tế quốc gia còn có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
như du lịch, ngoại tệ,…
- Ý kiến b - Em đồng ý với ý kiến này vì người sản xuất sẽ căn cứ vào thị hiếu của
người tiêu dùng để xác định số lượng và chất lượng của hàng hóa để đưa ra thị
trường. Hơn nữa, một sản phẩm có bán được nhiều hay không, chất lượng như thế
nào thì phải thông qua hoạt động tiêu dùng mới có thể đánh giá được.
- Ý kiến c - Em không đồng tình với ý kiến này vì nếu hạn chế hoạt động sản xuất
sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp sản xuất nên có những biện pháp
riêng để cải thiện môi trường như trồng cây, xây dựng hệ thống xả thải,…
- Ý kiến d - Em đồng ý với ý kiến trên vì phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự
phát triển của sản xuất và tiêu dùng, trao đổi giúp kết nối sản xuất với tiêu dùng,
giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và
đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Luyện tập 2 trang 10 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. Lời giải *Trường hợp 1:
- Các hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động sản xuất: Các hãng xe tuyển dụng tài xế và kí kết hợp đồng, chuẩn bị
phương tiện, trang phục cho tài xế.
+ Hoạt động phân phối - trao đổi: các hãng xe mở app trên phần mềm, tài xế kết nối
với khách hàng qua app đó trên điện thoại, khách hàng lựa chọn theo nhu cầu cá nhân.
+ Hoạt động tiêu dùng: tài xế thực hiện lái xe, giao hàng đến điểm đến mà khách hàng yêu cầu.
- Những đóng góp: Làm tăng GDP trong ngành vận tải lên đáng kể, tăng thu nhập
và thu nhập ổn định cho người lao động, thúc đẩy và thu hút đầu tư mới, đặc biệt là
vào lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế số ở Việt
Nam nói chung và lĩnh vực vận tải nói riêng. *Trường hợp 2:
- Các hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động sản xuất: K và T góp tiền mua nguyên vật liệu để làm ra những bó hoa.
+ Hoạt động phân phối - trao đổi: K và T bán những bó hoa đó cho người mua hoa.
- Nhận xét: Hoạt động kinh tế của K và T tham gia là một hoạt động kinh tế đem lại
hiệu quả, vừa sức, đúng dịp mùng 8 tháng 3. Vì vậy, việc kinh doanh trên đã đem
lại một số tiền nhỏ cho hai bạn có thể phát triển bản thân. *Trường hợp 3:
- Hoạt động kinh tế: Hoạt động tiêu dùng: Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm
bình đượng nước bằng thủy tinh, sử dụng túi vải,…
- Nhận xét: Xu hướng “tiêu dùng xanh” góp phần giảm thải rác thải nhựa, túi nylon
ra môi trường, có những lợi ích như nâng cao độ an toàn, sức khỏe và giảm chi phí
cho người tiêu dùng; giảm thiểu sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
Luyện tập 3 trang 11 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- M đã tham gia hoạt động nào cùng gia đình? Em có ý kiến như thế nào về việc làm của M?
- Em sẽ làm gì để tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi? Lời giải
- M đã tham gia hoạt động phân phối - trao đổi cùng gia đình khi đã tham gia trả lời
điện thoại các đơn đặt hàng của khách hàng, M còn giới thiệu sản phẩm của gia đình
qua mạng xã hội để mọi người biết đến nhiều hơn.
Việc làm của M đã trực tiếp tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế của gia đình,
đem lại cơ hội và khả năng phát triển và tiêu thụ sản phẩm của gia đình.
- Em sẽ lựa chọn, học hỏi thêm những kiến thức kinh tế phù hợp để tham gia vào
những hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi của mình.
Luyện tập 4 trang 11 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
- Em có đồng tình với hành động của B không? Vì sao?
- Nếu là B, em sẽ nói như thế nào với mẹ? Lời giải
- Em rất đồng tình với hành động của B vì khi thấy hộ kinh doanh P thường xuyên
để bún dưới đất, B đã không im lặng mà nói với mẹ và bảo mẹ phản ánh đến chính quyền.
- Nếu là B em sẽ nói với mẹ nếu mình không phản ánh sớm thì những người đến
mua phải ăn những sợi bún ở dưới đất, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng
đến sức khỏe, không phải vì tình làng nghĩa xóm mà đánh đổi sức khỏe của bao nhiêu người được.
Vận dụng 1 trang 11 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy cùng các bạn lên ý tưởng
cho kế hoạch kinh doanh một mặt hàng, phù hợp với đối tượng người mua là học
sinh trung học phổ thông. Lời giải
- Mặt hàng kinh doanh: hoa, thiệp để tặng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/11 đến ngày 20/11. - Quá trình thực hiện:
+ Góp quỹ để mua nguyên vật liệu làm hoa và thiệp.
+ Tiến hành làm hoa và thiệp với nhiều mẫu mã đa dạng.
+ Tiến hành quảng cáo tại lớp - trường, giao bán và nhận làm hoa, thiệp theo sở
thích của các bạn học sinh.
+ Thực hiện bán các sản phẩm hoa và thiệp.
+ Tiến hành nghiệm thu kế hoạch.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 2 trang 11 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy tìm hiểu và viết bài giới
thiệu một sản phẩm từ thiên nhiên với các bạn trong lớp. Lời giải
(*) Giới thiệu sản phẩm: Ống hút tre
- Ống hút tre là sản phẩm được làm hoàn toàn từ cây tre, rất thân thiện với môi
trường và an toàn với người sử dụng. Với đặc tính có thân cứng, trơn và dẻo lại sinh
trưởng mạnh mẽ trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm nên người ta đã chế tạo tre
thành ống hút và dần sử dụng thay thế cho ống hút nhựa.
- Trải qua nhiều bước sản xuất truyền thống, hoàn toàn không sử dụng hóa chất,
chúng ta sẽ có được thành phẩm là những chiếc ống hút tre với nhiều kích thước
khác nhau. Đây thực sự là giải pháp thay thế giúp bảo vệ môi trường, đồng thời
cũng bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
- Ống hút tre đang dần thay thế cho các loại ống hút nhựa trên thị trường. Công
dụng lớn nhất của ống hút tre chính là được sử dụng để uống nước. Nếu các bạn chú
ý thì rất nhiều quán café hiện nay đều ưu tiên dùng ống hút tre thay cho ống hút nhựa.
- Hơn nữa, ống hút tre được làm với nhiều kích thước phù hợp cho bạn uống cafe,
trà sữa,… Bên cạnh đó, loại ống hút này có độ bền cao, sau khi uống có thể rửa lại
và tái sử dụng. Điều này sẽ giúp cho chủ kinh doanh đồ uống có thể tiết kiệm được
một khoản kha khá thay vì sử dụng ống hút nhựa 1 lần và vứt đi. Sản phẩm Ống hút tre