Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 19: Thực hiện pháp luật CTST
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 19: Thực hiện pháp luật CTST vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 8: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (KNTT)
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 19: Thực hiện pháp luật
Mở đầu trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý
nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày? Lời giải:
- Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội.
- Vì pháp luật không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân
thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới.
1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
Câu hỏi trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1: Trong khu dân cư, gia đình bà A thực hiện phân loại rác thải, bỏ rác đúng
nơi quy định. Không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.
Trường hợp 2: Bà B và một số người dân tụ tập buôn bán, lập chợ tự phát lấn chiếm lòng
lề đường, cản trở giao thông. Đội quản lý trật tự đã yêu cầu giải tán, lập biên bản xử phạt,
thu giữ phương tiện. Đó là việc đội quản lý trật tự đô thị áp dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật
- Chi tiết nào trong 2 trường hợp trên thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể? Lời giải:
- Trường hợp 1: Gia đình bà A thực hiện phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định,
không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.
- Trường hợp 2: Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu giải tán, lập biên bản xử phạt, thu
giữ phương tiện đối với hành vi tụ tập buôn bán, lập chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường.
cản trở giao thông.
Câu hỏi trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, thực hiện pháp luật là gì? Em
hãy nêu những biểu hiện của việc thực hiện pháp luật. Lời giải:
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
- Biểu hiện của việc thực hiện pháp luật:
+ Giữ gìn, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, không hút thuốc lá, không gây
mất trật tự, làm mất vệ sinh, vứt rác bừa bãi,..
+ Đảm bảo đúng nội quy khi đến thăm quan, học tập, vui chơi ở những nơi như bảo tàng, thư viện, công viên,…
+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ của công.
+ Thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
Câu hỏi trang 130 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông khi điều
khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Khi điều khiển xe máy A đã tự giác thực hiện việc đội mũ bảo hiểm.
Trường hợp 2: Ông D năm nay ngoài 60 tuổi, ông đến phòng Công chứng để lập di chúc.
Nội dung di chúc sẽ để lại toàn bộ tài sản cho vợ và các con.
Trường hợp 3: Cơ quan thuế ra quyết định xử phạt đối với người kinh doanh có hành vi trốn thuế.
Trường hợp 4: Anh A không vận chuyển tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.
- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên? Lời giải:
- Trường hợp 1: Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A đã tự giác đội mũ bảo
hiểm khi tham gia điều khiển xe máy.
- Trường hợp 2: Hành vi của ông D là hành vi hợp pháp khi ông D đến văn phòng Công chứng để lập di chúc.
- Trường hợp 3: Hành vi của cơ quan thuế là hành vi hợp pháp khi cơ quan thuế đã ra
quyết định xử phạt đối với người có hành vi trốn thuế.
- Trường hợp 4: Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A không vận chuyển,
tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.
Câu hỏi trang 130 Kinh tế và Pháp luật 10: Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao? Lời giải:
- Học sinh cần phải thực hiện pháp luật. Vì:
+ Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ thực hiện pháp luật.
+ Hơn nữa, sống tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp học sinh tiến bộ
không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quí, kính trọng.
+ Học sinh cần rèn luyện nếp sống có kỉ luật và tuân theo pháp luật để có thể hòa nhập
với xã hội, khiến mọi người yêu quý và tôn trọng, làm xã hội tốt đẹp hơn.
2. Công dân và việc thực hiện pháp luật
Câu hỏi trang 130 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi. Tình huống 1
- H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân Việt Nam? Trong câu chuyện trên, H
đã sử dụng quyền đó như thế nào?
- Xung quanh em có trường hợp nào đã sử dụng tốt quyền công dân? Hãy chia sẻ cùng các bạn và thầy cô. Tình huống 2
- Em đồng ý với cách ứng xử của T hay V? Tại sao?
- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không? Lời giải: *Tình huống 1:
- H đã thực hiện quyền được phát triển của công dân Việt Nam. Mọi công dân có quyền
được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
H đã sử dụng quyền đó bằng cách nghe lời bố mẹ học tập tập để có kết quả học tập tốt,
đồng thời tham gia kì thi vẽ tranh Vì một Việt Nam xanh tươi để thỏa mãn đam mê hội
họa của mình. Nhờ năng lực và quyết tâm, H đã được giải Nhất kì thi đó.
- Trường hợp sử dụng tốt quyền công dân:
+ Trong cuộc họp Tổ dân phố X họp bàn về việc giữ gìn vệ sinh khu phố, bà H với tư
cách là một người dân của khu phố đã đứng lên đưa ra các giải pháp giữ gìn vệ sinh khu
phố và tranh luận về trách nhiệm của người dân trong khu phố. Bà H đã sử dụng tốt
quyền tự do ngôn luận của mình. * Tình huống 2:
- Em đồng ý với cách ứng xử của T vì khi nhặt được của rơi của người khác cần phải đem
đến cơ quan công an để tìm chủ sở hữu, chứ không được chiếm làm của riêng, đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được là hành vi tuân thủ pháp luật. 3. Luyện tập
Luyện tập 1 trang 132 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân
về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời giải:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao
nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
- Vai trò của Hiến pháp:
+ Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống pháp luật. Vì hiến pháp là luật của
luật, bởi vậy hiến pháp là nguồn của tất cả các ngành luật. Các ngành luật phải được xây
dựng trên cơ sở những nguyên tắc mà Hiến pháp ghi nhận
+ Hiến pháp còn là cơ sở pháp lý của hệ thống chính trị. Hiến pháp quy định cơ cấu tổ
chức của nhà nước nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, xác định thẩm quyền của
các cơ quan nhà nước trung ương và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của chúng, xác
định mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và với nhân dân.
Đôi khi hiến pháp còn tạo cơ sở pháp lý cho cuộc cải cách chính trị;
+ Hiến pháp còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục công dân nâng cao ý thức
tôn trọng pháp luật tôn trọng quy tắc sinh hoạt chung của cuộc sống xã hội, tôn trọng
những giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất (quyền tự do, nghĩa vụ, sở hữu, gia đình...).
Luyện tập 2 trang 132 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận
định nào dưới đây? Vì sao?
a, Mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật.
b, Cấp dưỡng cho con sau li hôn là thi hành pháp luật.
c, Không kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật là tuân thủ pháp luật.
d, Đi bầu cử khi đủ tuổi theo quy định pháp luật là sử dụng pháp luật.
Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây Lời giải:
- Ý kiến a - Em không đồng ý với ý kiến trên vì mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện
pháp luật dưới hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật,…
- Ý kiến b - Em đồng ý với ý kiến này vì người cha hoặc mẹ đang tiến hành các hoạt
động mà pháp luật buộc phải làm đó là cấp dưỡng cho con sau li hôn.
- Ý kiến c - Em đồng ý với ý kiến này vì các chủ thể pháp luật trong trường hợp này kiềm
chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm. Pháp luật nước ta cấm kết hôn giữa
những người chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
- Ý kiến d - Em đồng ý với ý kiến này vì chủ thể pháp luật trong trường hợp này tiến
hành những hoạt động mà pháp luật cho phép đó là công dân khi đủ tuổi theo quy định
của pháp luật thì được đi bầu cử.