Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế CD
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế CD. Đây là tài liệu tham khảo giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế (KNTT)
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế CD
Mở đầu trang 12 SGK KTPL 10 CD
Em hãy cùng bạn chơi trò “Tìm vật đoán tên” các đồ vật trong hộp kín và xác định
những chủ thể, các hoạt động kinh tế liên quan đến đồ vật em tìm được trong trò chơi đó. Lời giải
Ví dụ: cho HS đoán tên đồ vật: bút mực, tẩy.
- Chủ thể: doanh nghiệp, công ty sản xuất.
- Các hoạt động kinh tế liên quan:
+ Hoạt động sản xuất: tạo ra được bút mực, tẩy.
+ Hoạt động tiêu dùng: sử dụng bút mực, tẩy.
+ Hoạt động trao đổi: phân phối các sản phẩm cho các đơn vị nhỏ lẻ…
1. Chủ thể sản xuất
Câu hỏi trang 12 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi Lời giải
a) Việc làm của chủ thể sản xuất trong thông tin bên đã đem lại cho bản thân anh và
gia đình: mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, giúp cho việc kinh doanh
càng phát triển hơn, tạo nên lợi nhuận để có thể giúp cho bản thân và gia đình anh H có cuộc sống sung túc.
b) Với vai trò là người sản xuất, anh H đã đóng góp cho nên kinh tế và xã hội:
+ Sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.
+ Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước.
+ Tạo việc làm cho người dân địa phương.
+ Truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch”.
c) Ngoài chủ thể sản xuất trong thông tin trên, những chủ thể khác nữa là: + Doanh nghiệp
+ Cá nhân, hộ gia đình sản xuất
2. Chủ thể trung gian
Câu hỏi trang 13 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi Lời giải
a) Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích cho người sản xuất và người tiêu dùng:
+ Vai trò cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế.
+ Kết nối mối quan hệ mua và bán của mọi người trên thị trường.
+ Nền kinh tế trở nên sôi động hơn, linh hoạt hơn.
+ Góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy
sản xuất và tiêu dùng phát triển.
b) Những chủ thể trung gian khác như: + Cửa hàng bách hóa + Cửa hàng tiện lợi + Chợ, siêu thị
3. Chủ thể tiêu dùng
Câu hỏi trang 13 SGK KTPL 10 CD: Tình huống: Trường em sắp tổ chức hoạt
động cắm trại, em được các bạn giao nhiệm vụ phụ trách chuẩn bị bữa trưa cho cả lớp.
- Với số tiền quỹ được giao, em sẽ cân nhắc trả lời những câu hỏi gì trước khi thực hiện nhiệm vụ?
- Với vai trò là người tiêu dùng trong tình huống trên, em hãy cho biết quyết định
chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào những điều gì. Lời giải
- Với số tiền quỹ được giao, em sẽ cân nhắc trả lời những câu hỏi như:
+ Lớp sẽ có tất cả bao nhiêu bạn tham gia?
+ Món ăn, đồ uống mà các bạn yêu thích là gì? Mức giá ra sao?
+ Danh sách các món ăn có thể cho vào danh sách đặt bữa trưa là gì? Chọn những
món có nhiều bạn lựa chọn nhất.
- Với vai trò là người tiêu dùng, quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào: + Số tiền có. + Nhu cầu sử dụng. + Sản phẩm mua.
4. Chủ thể nhà nước
Câu hỏi trang 14 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc trường hợp, thông tin và thảo luận:
Trường hợp. Về chức năng kinh tế, Nhà nước cùng đóng vai trò chủ thể sản xuất,
khi các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hóa, dịch
vụ công cho xã hội. Mặt khác, nhà nước cũng là chủ thể tiêu dùng, hoặc là chủ thể
trung gian kết nối người mua và người bán một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
trên thị trường. Tuy nhiên, vai trò quan trọng và khác biệt của chủ thể nhà nước so
với các chủ thể kinh tế khác thể hiện ở chỗ, Nhà nước là chủ thể quản lý nền kinh tế.
Thông tin. Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Chính phủ huy
động các nguồn lực khác cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước để đầu tư, thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ
người nghèo, hộ nghèo vượt lên trên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
(Theo Nghị quyết số 24/2021/QH15)
a) Từ trường hợp và thông tin bên, em hãy cho biết Nhà nước đang thực hiện vai trò
gì với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế.
b) Ngoài vai trò trên, em có thể nêu thêm những vai trò nào khác của chủ thể nhà
nước trong nền kinh tế. Lời giải
Yêu cầu a) Nhà nước đang thực hiện vai trò:
+ Chủ thể sản xuất, vì: các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung
cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội.
+ Nhà nước cũng là chủ thể tiêu dùng, hoặc là chủ thể trung gian kết nối người mua
và người bán một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt trên thị trường
+ Ngoài ra, nhà nước còn đóng vai trò là chủ thể quản lí nền kinh tế.
Yêu cầu b) Ngoài vai trò trên, những vai trò khác của chủ thể nhà nước trong nền
kinh tế là: đảm bảo công bằng xã hội, ổn định phát triển và tăng trưởng kinh tế, khắc
phục các khuyết tật của nền kinh tế…
Luyện tập và vận dụng SGK KTPL 10 CD
Luyện tập 1 trang 14 SGK KTPL 10 CD: Em hãy cho biết ai là chủ thể sản xuất
trong những trường hợp sau đây. Vì sao? A. Người lái xe taxi.
B. Hộ nông dân nuôi bò sữa.
C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu.
D. Một nhóm người đi du lịch.
E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp.
G. Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối. Lời giải
- Trường hợp A. Người lái xe taxi
+ Chủ thể sản xuất là: “ Người lái xe”.
+ Vì: “Người lái xe” trực tiếp tạo ra dịch vụ đưa đón khách đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của khách để thu lợi nhuận. Người lái xe sử dụng yếu tố đầu vào là “xe taxi”.
- Trường hợp B. Hộ nông dân nuôi bò sữa
+ Chủ thể sản xuất là: “Hộ nông dân”.
+ Vì “Hộ nông dân” nuôi bò sữa để thu lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng có nhu cầu sử dụng sữa.
- Trường hợp C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu
+ Chủ thể sản xuất là: Doanh nghiệp
+ Vì: doanh nghiệp trực tiếp tạo ra hạt điều để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng và thu lợi nhuận từ việc bán hạt điều.
- Trường hợp D.“Một nhóm người đi du lịch”
+ Chủ thể sản xuất là: các công ty du lịch.
+ Vì các công ty du lịch trực tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu đi
du lịch của một nhóm người đó, từ đó họ thu được lợi nhuận.
- Trường hợp E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp
+ Chủ thể sản xuất là: Nhóm học sinh .
+ Vì: nhóm học sinh trực tiếp tạo ra các tờ báo tường phục vụ cho ngày kỉ niệm của lớp.
G. Chủ thể sản xuất trong trường hợp “Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con
vào buổi tối” là “Mẹ”. Vì mẹ trực tiếp tạo ra quần áo phục vụ nhu cầu sử dụng quần áo của con.
Luyện tập 2 trang 15 SGK KTPL 10 CD: Giả sử gia đình em có một hec-ta đất
vườn đang trồng xen nhiều loại cây. Với mong muốn tăng thu nhập, cải thiện kinh
tế gia đình, bố mẹ em đang suy nghĩ chuyền sang trồng một loại cây ăn quả có giá
trị kinh tế cao. Em hãy cùng các bạn phân tích để nêu ý kiến cho bố mẹ em:
a) Gợi ý về loại cây ăn quả nên trồng và nêu các lí do về lựa chọn đó.
b) Phân tích đối tượng tiêu dùng của sản phẩm mới và những yêu cầu về chất lượng
sản phẩm của người tiêu dùng.
c) Đề xuất những việc cần làm để chuyển đổi việc sử dụng đất vườn nhà em theo mục tiêu mới. Lời giải a)
- Loại cây ăn quả: Cây vải thiều
- Lí do: là loại quả mang giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, không kén đất, quan
trọng là đất phải thoát nước, tầng đất dày. Người dân chỉ cần vận dụng đúng kỹ
thuật trồng cây vải thiều và quy trình chăm sóc hợp lý, phun bón đúng thời vụ thì sẽ
thu được năng suất cao.
b) Phân tích đối tượng tiêu dùng của sản phẩm mới và những yêu cầu về chất lượng
sản phẩm của người tiêu dùng.
- Đối tượng tiêu dùng:
+ Người dân trong nước.
+ Được xuất khẩu ra nước ngoài với giá trị cao.
+ Các thị trường xuất khẩu cây vải thiều như Trung Quốc, Campuchia, Singapore,
Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng:
+ Về độ chín: Thịt quả phải đạt được chất lượng mang hương thơm đặc trưng của
vải thiều. Vị ăn vào ngọt đậm đà, tươi mọng nước. Tổng hàm lượng chất khô hòa
tan của dịch quả vải không dưới 17%. Màu sắc của trái vải tươi sáng, ửng hồng
hoặc đỏ đồng đều toàn vỏ.
+ Về cân nặng: Xét về đường kính khi cắt ở bề mặt ngang lớn nhất phải đạt được
đúng như tiêu chuẩn đã cam kết trong hợp đồng mua bán giữa hai bên đối tác và
không được nhỏ hơn 25mm. Đồng thời, số quả trong tổng lượng cân 1kg không
nhiều hơn 65 quả, các cuống vải không dài quá 5mm và được ngắt ở “khất” tự nhiên của cuống quả.
+ Về hình dáng: Quả phải tươi, đầy đặn và phát triển bình thường, không bị dập nát
hoặc bầm. Đồng thời, chiều dài cuống quả phải đạt mức cho phép như đã thỏa thuận
trước trong hợp đồng mua, bán sản phẩm.
c) Đề xuất những việc cần làm để chuyển đổi việc sử dụng đất vườn nhà em theo mục tiêu mới.
+ Kiểm tra và cải thiện chất lượng đất.
+ Xem độ thích ứng của đất với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Luyện tập 3 trang 15 SGK KTPL 10 CD: Lớp em gồm 40 học sinh, dự định tổ
chức một chuyến tham quan kết hợp với các hoạt động ngoại khoá vào dịp hè. Dự
kiến nguồn kinh phí mỗi bạn đóng góp 200 000 đồng để cùng chi tiêu cho một ngày
dã ngoại tại Khu bảo tồn thiên nhiên cách trường 50km. Là một thành viên trong
ban tổ chức chuyến đi, em sẽ cùng các bạn cân nhắc trả lời các câu hỏi sau như thế
nào để có quyết định hợp lí:
a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông gì phù hợp nhất để di chuyển?
b) Lớp dự định sử dụng những dịch vụ gì ở Khu bao tồn thiên nhiên?
c) Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị những gì, số lượng bao nhiêu cho bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại?
d) Tại sao ban tổ chức, với tư cách là người đại diện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên? Lời giải
a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông phù hợp nhất để di chuyển là xe khách (49 chỗ ngồi).
b) Những dịch vụ sẽ sử dụng ở Khu bao tồn thiên nhiên: + Khám phá, tham quan.
+ Các trò chơi, teambuilding.
+ Trải nghiệm các chương trình cứu hộ, bảo tồn thiên nhiên. c)
- Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị: nước uống, đồ ăn, vật dụng cần thiết, các trang bị để
tổ chức teambuilding, các món quà để trao cho người chiến thắng các trò chơi,…
- Bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại sẽ có 40 suất cho các bạn, các suất cho thầy cô giám sát.
d) Ban tổ chức, với tư cách là người đại điện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên để:
+ Có một kế hoạch cụ thể cho cả cuộc hành trình, lên được ý tưởng và những việc cần làm.
+ Phòng tránh được những rủi ro không đáng có.
+ Giúp tất cả mọi người có một chuyến đi thật thuận lợi.
Luyện tập 4 trang 15 SGK KTPL 10 CD: Em hãy thảo luận nhóm với các bạn
trong tổ để trả lời những câu hỏi sau:
a. Vì sao sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối?
b. Hãy chỉ ra sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian.
c. Hãy tìm thêm những ví dụ về chủ thể trung gian trong các hoạt động kinh tế mà
em biết? Trong mỗi ví dụ, em hãy làm rõ vai trò của chủ thể trung gian và tác động
qua lại giữa chủ thể trung gian với các chủ thể kinh tế khác. Lời giải
a) Phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối vì
người sản xuất cũng có thể là người tiêu dùng và ngược lại trong một số trường hợp.
b) Sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian:
Khi người sản xuất sản xuất ra sản phẩm -> Chủ thể trung gian để đưa sản phẩm ra thị trường
-> Người tiêu dùng mới mua và sử dụng sản phẩm.
c) Ví dụ: Người nông dân cấy lúa, sản xuất ra các loại trái cây (người sản xuất) ->
người thương lái sẽ đến nhà vườn để mua và bán ra thị trường (chủ thể trung gian)
-> Tùy theo nhu cầu khác nhau mà người tiêu dùng sẽ mua các loại trái cây từ người bán (người tiêu dùng).
Luyện tập 5 trang 15 SGK KTPL 10 CD: Em hãy tìm ví dụ để làm rõ vai trò của
chủ thể nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác
hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả? Lời giải
Ví dụ: Nhà nước đã có các chính sách trong việc thực hiện bình ổn giá các mặt hàng
xăng dầu, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, gia cầm và thực hiện các chính sách
trợ giá nông sản, hỗ trợ thiệt hại về cây ăn trái bị mất mùa, mất giá do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng linh hoạt, hiệu quả, giúp cho
công tác điều hành giá xăng dầu trong nước tăng/giảm với mức phù hợp, không để
xảy ra tình trạng đột biến về giá.
Với mặt hàng vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, gia cầm, Bộ Tài chính cho biết,
hiện nay nước ta đang thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo nguyên tắc
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của Luật Giá và các văn bản
hướng dẫn. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và
vận động của giá mặt hàng trên qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và
ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung cầu...
Vận dụng 1 trang 15 SGK KTPL 10 CD: Hãy tìm hiểu về một hoạt động sản xuất
ở địa phương em để viết một bài thu hoạch ngắn mô tả về các quyết định của chủ
thể sản xuất với việc trả lời các câu hỏi như: Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu?
Sản xuất như thế nào (bằng cách nào)? Phải sử dụng những nguồn lực gì? Sản xuất
cho đối tượng nào (cho ai)? Lời giải
Tìm hiểu về hoạt động sản xuất lúa gạo. - Sản xuất: lúa gạo
- Số lượng: tính theo diện tích trồng.
- Cách sản xuất: theo quy trình cấy -> chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu…-> Thu hoạch
- Sử dụng những nguồn lực: người lao động.
- Sản xuất cho đối tượng: người dân, người có nhu cầu sử dụng.
Vận dụng 2 trang 15 SGK KTPL 10 CD: Là một người tiêu dùng thông minh và
có trách nhiệm, em hãy viết những điều cần chú ý khi sử dụng hàng hoá và dịch vụ
cho tiêu dùng cá nhân và gia đình. Lời giải
Những điều cần chú ý khi sử dụng hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân và gia đình:
- Lựa chọn hình thức và phương pháp mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.
- Có trách nhiệm, uy tín trong các hoạt động trao đổi, mua bán, mua hàng hóa.
- Tuân thủ pháp luật không mua bán hàng hóa cấm, gây hại cho xã hội.