Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Chân trời sáng tạo

Giải Lịch sử - Địa lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 23, 24, 25, 26.a

Giải Lịch sử 4 Bài 6: Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ
Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 6
1. Lễ hội truyền thống
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, 6, em hãy:
Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cho biết các lễ hội này được tổ chức như thế nào và có ý nghĩa gì.
Trả lời:
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).
Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)
- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:
Lễ hội Gầu Tào lễ hội Lồng Tồng: thường được t chức vào đầu năm
mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà mùa màng bội
thu.
Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội
là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.
2. Múa hát dân gian
Đọc thông tin quan sát các hình 7, 8, em hãy kể tên một số loại hình múa hát
dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Một số loại hình ca múa hát dân gian tiêu biểu vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ là:
Hát Then;
Múa xoè Thái,...
3. Chợ phiên vùng cao
Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10, em hãy cho biết:
Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào.
Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao.
Trả lời:
- Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần bán các nông sản, sản
phẩm thủ công do chính người dân làm ra.
- Điều em ấn tượng về chợ phiên vùng cao:
Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng
hoá còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân
tộc,...
Khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục
truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ
vùng cao thêm sinh động, vui tươi.
Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 6 trang 26
Em hãy tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ theo các gợi ý: tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa.
Trả lời:
Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ
chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc.
Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn
của các vị nhân thần tiền bối cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm,
quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…
Thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo.
Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi
khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành riêng cho việc đi hái
hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Một cây khi 5,
6 người trèo lên. bên dưới, các gái lấy cái bớp (gần giống cái giỏ) đón
những bông hoa thả xuống. Anh chàng nào ý với gái nào thì thả vào chỗ
cô đó. Các cô cũng vậy, ưng anh nào thì cố mà đón lấy hoa của anh đó.
Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 6 trang 26
Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hóa đặc trưng
của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Chợ phiên mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn cũng nơi lưu gi
nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên không chỉ
nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa
của người dân trên địa bàn cũng nơi cất gi cả một kho tàng văn hóa ẩm
thực, trang phục… cùng thú vị. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già
đến trẻ, đặc biệt nhiều nam nữ thanh niên. Những mẹ, những người vợ
đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố,
thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao
lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu.
| 1/5

Preview text:

Giải Lịch sử 4 Bài 6: Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 6
1. Lễ hội truyền thống
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, 6, em hãy: 
Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Cho biết các lễ hội này được tổ chức như thế nào và có ý nghĩa gì. Trả lời:
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Lễ hội Gầu Tào của người Mông. 
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,… 
Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ). 
Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)
- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:
Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm
mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu. 
Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội
là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. 2. Múa hát dân gian
Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy kể tên một số loại hình múa hát
dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trả lời:
Một số loại hình ca múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:  Hát Then;  Múa xoè Thái,...
3. Chợ phiên vùng cao
Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10, em hãy cho biết: 
Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào. 
Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao. Trả lời:
- Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản
phẩm thủ công do chính người dân làm ra.
- Điều em ấn tượng về chợ phiên vùng cao: 
Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng
hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,... 
Khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục
truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ
vùng cao thêm sinh động, vui tươi.
Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 6 trang 26
Em hãy mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ theo các gợi ý: tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa. Trả lời:
Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ
chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc.
Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn
của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm,
quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…
Thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo.
Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi
khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành riêng cho việc đi hái
hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Một cây có khi 5,
6 người trèo lên. Ở bên dưới, các cô gái lấy cái bớp (gần giống cái giỏ) đón
những bông hoa thả xuống. Anh chàng nào có ý với cô gái nào thì thả vào chỗ
cô đó. Các cô cũng vậy, ưng anh nào thì cố mà đón lấy hoa của anh đó.
Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 6 trang 26
Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hóa đặc trưng
của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trả lời:
Chợ phiên mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ
nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên không chỉ là
nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa
của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm
thực, trang phục… vô cùng thú vị. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già
đến trẻ, đặc biệt là có nhiều nam nữ thanh niên. Những bà mẹ, những người vợ
đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố,
thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao
lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu.
Document Outline

  • Giải Lịch sử 4 Bài 6: Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 6
    • 1. Lễ hội truyền thống
    • 2. Múa hát dân gian
    • 3. Chợ phiên vùng cao
  • Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 6 trang 26
  • Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 6 trang 26