-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SBT Lịch Sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Trọn bộ Giải SBT Lịch Sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939. Tài liệu được biên soạn dưới dạng PDF gồm 11 trang các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án giúp bạn đọc tham khảo, ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Chủ đề: Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
Môn: Lịch sử 12
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
`
Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Bài tập 1 trang 63, 64, 65 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
1. Tình hình thế giới tác động trực tiếp tới những chuyển biến về kinh tế, chính trị và
xã hội Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là
A. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng cho cách mạng Việt Nam.
B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cẩm quyền ở Pháp và thi hành một số chính sách
tiến bộ ở thuộc địa.
C. Chính phủ Pháp thắt chặt ách thống trị và tăng cường đàn áp phong trào cách mạng ở thuộc địa.
D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốC.
2. Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thị trường Đông Dưong kể từ sau cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 nhằm mục tiêu
A. Bù đắp sự thiếu hụt về kinh tế cho chính quốC.
B. Sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện cho cuộc chiên tranh thế giới bùng nổ.
C. Phát huy thế mạnh về nông nghiệp để cung cấp lưong thực cho chính quốC.
D. Phát triển các ngành như điện, nước, cơ khíẾ.. để phục vụ quá trình khai thác lâu dài.
3. Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng ta xác định là
A. Thực hiện đổng thời hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quổc và phong kiến.
B. Chống chủ nghĩa phát xít, chống đê' quốc Pháp xâm lược.
C. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi các
quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
D. Chống đế quốc Pháp và tay sai phản động, đòi tự do, dân chủ
4. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương để `
A. Tập hợp đông đảo mọi lực lượng trong xã hội thực hiện tổt nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
B. Cô lập, phân hoá kẻ thù chính của cách mạng là chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa và tay sai.
C. Chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với khối đoàn kết của các dân tộc Đông Dương.
D. khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dán tộc.
5. Năm 1937, lợi dụng sự kiện phái viên của Chính phủ Pháp - Gôđa sang điều tra
tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dưong, Đảng có chủ trương
A. Tổ chức quần chúng "đón, rước", nhưng thực chất là biểu dương lực lượng.
B. Phát động nhân dân khởi nghĩa, đánh đòn phủ đầu.
C. Đẩy mạnh đấu tranh nghị trường
D. Biểu thị sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam với Chính phủ Pháp.
6. Sự kiện tiêu biểu nhất của phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939 là
A. sự ra đời của các uỷ ban hành động năm 1936.
B. phong trào mít tinh, biểu dương lực lượng khi Toàn quyền Đông Dương mới sang nhậm chức năm 1937.
C cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1 - 5 - 1938) tại khu, Đấu Xảo (Hà Nội).
D. thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì và Viện Dân biểu Trung Kì.
7. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939 là
A. chính quyến thực dàn phải nhuợng bộ quán chúng nhân dân một số yêu sách cụ
thể về dân chủ, dân sinh.
B. quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng,
C. uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được tăng lên. `
D. đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành. Trả lời: 1 2 3 4 5 6 7 B A C A A C B
Bài tập 2 trang 65 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy nêu và phân tích những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước có ảnh
hưởng đễn sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1936 - 1939. Trả lời: * Tình hình thế giới:
• Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a,
Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
• 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định:
o Kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
o Nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít.
o Mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận
nhân dân rộng rãi. Lê Hồng Phong, đại diện Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự
• 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
• Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn
quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. * Tình hình trong nước: • Chính trị
o Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử
Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo
thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. `
o Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu
hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng
mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
• Kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác
thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.
o Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa, trồng cao su, đay, gai, bông …
o Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất
rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm...
o Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và
xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng,
xuất khoáng sản và nông sản.
o Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt
Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
• Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
o Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
o Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
o Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
o Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.
o Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.
o Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi
tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Bài tập 3 trang 65, 66 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy phân tích để làm rõ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương khi
xác định đường lối, nhiệm vụ cách mạng nước ta thời kì 1936 - 1939 thông qua Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ưong tháng 7 - 1936. ` Trả lời:
Hội nghị họp vào tháng 7-1936 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị đã đề ra
những chủ trương thích hợp để đưa cách mạng nước ta tiến lên trong tình hình mới,
bổ khuyết những thiếu sót của Đại hội I.
• Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh chủ nghĩa phátxít chuẩn bị phát động chiến
tranh thế giới, Quốc tế Cộng sản có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Căn
cứ vào diễn biến tình hình thế giới, trong nước và đường lối của Quốc tế Cộng
sản, Hội nghị xác định: Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương
chưa phải là chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến nói chung, mà là bọn phản
động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng; mục tiêu và nhiệm vụ trực tiếp trước
mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phátxít và chiến
tranh, đòi dân chủ, dân sinh và hoà bình. Hội nghị quyết định thành lập Mặt
trận nhân dân phản đế Đông Dương. Mặt trận có nhiệm vụ tập hợp rộng rãi
"các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều
dân chủ đơn sơ (tức đòi những quyền dân chủ tối thiểu - TG)".
• Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh
của quần chúng, từ tổ chức bí mật, đấu tranh bất hợp pháp là chủ yếu chuyển
sang tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp là chủ yếu.
• Mối quan hệ giữa chiến lược và chỉ đạo chiến lược, giữa mục tiêu lâu dài và
mục tiêu trước mắt, giữa vấn đề giải phóng dân tộc và điền địa,... đã được Hội
nghị làm sáng tỏ. Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương
là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương
hoàn toàn độc lập! Chủ trương ấy không bao giờ di dịch, nhưng chưa phải là
nhiệm vụ trực tiếp lập tức của Mặt trận nhân dân phản đế trong lúc hiện tại ở
Đông Dương, mà nó là mục đích cuối cùng của Mặt trận nhân dân phản đế `
• Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị chủ trương trong khi sử dụng hình thức
đấu tranh công khai hợp pháp, càng phải củng cố tổ chức và công tác bí mật
của Đảng hơn nữa và hết sức chú trọng kết nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ.
Sau Đại hội đại biểu lần thứ nhất, 8 đồng chí Uỷ viên Trung ương bị bắt, công tác của
Ban Chấp hành Trung ương do Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng đảm nhiệm. Tháng 7-
1936, đồng chí Hà Huy Tập được phân công về nước để tổ chức lại Ban Chấp hành
Trung ương (đã bị tan rã) và giữ chức Tổng Bí thư của Đảng cho đến tháng 3-1938.
=> Những quyết định của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7-1936 đánh
dấu bước trưởng thành mới của Đảng trong việc chỉ đạo chiến lược và sách lược cách
mạng Đông Dương. Trên cơ sở nắm vững mục tiêu chiến lược của cả tiến trình cách
mạng, Đảng đã định ra mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ cách mạng trước mắt phù
hợp với những diễn biến tình hình mới, Đảng nhận thức đầy đủ hơn về vị trí chiến
lược của công tác mặt trận, có chủ trương linh hoạt để tập hợp lực lượng một cách
rộng rãi, lôi cuốn mọi lực lượng, dù là tạm thời, vào cuộc đấu tranh nhằm thực hiện
mục tiêu trước mắt. Đảng lại biết lợi dụng một cách khôn khéo và đúng lúc khả năng
đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng
của quần chúng, kết hợp chặt chẽ cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới,
cách mạng Đông Dương với cách mạng Pháp, tranh thủ những điều kiện thuận lợi
của tình hình thế giới để thúc đẩy cách mạng Đông Dương phát triển, góp phần vào
sự nghiệp cách mạng thế giới. Những quyết định của Hội nghị này phản ánh Đảng ta
đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể
của các dân tộc Đông Dương trong bối cảnh lúc bấy giờ.
- Hạn chế của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng
7-1936 là chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp về dân tộc trong lúc còn tạm gác
khẩu hiệu chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc cho các dân tộc
Đông Dương. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà Hội nghị thành
lập chưa thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương thời kỳ này. Bởi vì, yêu
cầu lịch sử đặt ra lúc này là cần có một hình thức Mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp `
quần chúng đấu tranh đòi quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phátxít, bảo vệ
hoà bình. Các Hội nghị Trung ương Đảng sau đó tiếp tục bổ sung và phát triển thêm.
Bài tập 4 trang 66, 67 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền tiếp các nội dung phù hợp vế phong trào dân chủ 1936 - 1939 để hoàn thành bảng sau. Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa
Phong trào Đông Dương Đại Năm 1936 hội
Biểu dương lực lượng hùng hậu Năm 1937 của quần chúng
Lần đầu tiên các cuộc mít tinh
được tổ chúc công khai, thu hút Ngày 1-5-1938
đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia.
- Nhiều tờ báo công khai ra đời,
trở thành mũi nhọn xung kích
trong những phong trào lớn của
cuộc vận động dân sinh, dân chủ. Từ 1937
- Nhiều tác phẩm văn, thơ ra đời,
phản ánh cuộc sống hiện thực.
- Đông đảo các táng lớp nhân
dân được giác ngộ về con đường cách mạng của Đảng.
Tổ chức vận động để đưa `
người của Mặt trận Dân chủ
Đông Dương ra ứng cử vào
chính quyền của Pháp ở cả ba kì. Trả lời: Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa
- Tháng 09/1936 Pháp giải tán
Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
- Qua phong trào, đông đảo quần
Phong trào Đông Dương Đại Năm 1936
chúng được giác ngộ, đoàn kết hội
đấu tranh đòi quyền sống. Đảng
thu được một số kinh nghiệm về
phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
Lợi dụng sự kiện đó Gô đa và
Toàn quyền mới sang Đông
Dương, Đảng tổ chức quần Biểu dương lực lượng hùng hậu Năm 1937
chúng mít tinh, biểu dương lực của quần chúng
lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Lần đầu tiên các cuộc mít tinh
Mít tinh, biểu tình nhân ngày được tổ chúc công khai, thu hút
Ngày 1-5-1938 Quốc tế lao động
đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia. `
- Nhiều tờ báo công khai ra đời,
trở thành mũi nhọn xung kích
trong những phong trào lớn của
cuộc vận động dân sinh, dân chủ. Từ 1937
Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí - Nhiều tác phẩm văn, thơ ra đời,
phản ánh cuộc sống hiện thực.
- Đông đảo các táng lớp nhân
dân được giác ngộ về con đường cách mạng của Đảng.
Tổ chức vận động để đưa
người của Mặt trận Dân chủ Mở rộng lực lượng Mặt trận dân 1937
Đông Dương ra ứng cử vào chủ và vạch trần chính sách phản
chính quyền của Pháp ở cả ba động của thực dân, tay sai. kì.
Bài tập 5 trang 67 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa phong trào cách mạng 1930 -1931 với phong trào
cách mạng 1936 -1939 và nêu nhận xét. Nội dung Phong trào 1930-1931 Phong trào 1936-1939 Nhiệm vụ cụ thể Lực lượng Phương pháp cách mạng ` Hình thức mặt trận Nhận xét Trả lời: Nội dung Phong trào 1930-1931 Phong trào 1936-1939
Đấu tranh chống chế độ phản
Đòi cải thiện đời sông,công nhân động thuộc địa, chống phát xít,
Nhiệm vụ cụ đòi tăng lương,giảm giờ làm; nông chống nguy cơ chiến tranh, đòi thể
dân đòi giảm sưu thuế.
tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Đông đảo, không phân biệt
thành phần, giai cấp. Ở thành Lực lượng
Công nhân và nông dân là chủ yếu thị rất sôi nổi tạo nên đội quân chính trị hùng hậu. Bí mật, bất hợp pháp.
Bạo động vũ trang như bãi công, Kết hợp các hình thức công
Phương pháp chuyển sang biểu tình vũ trang ở khai và bí mật, hợp pháp và cách mạng
Hưng Nguyên, Thanh Chương, bất hợp pháp. Vinh
Thành lập Mặt trận thống nhất
nhân dân phản đế Đông
Hình thức mặt Thực hiện liên minh công nông
Dương. Tháng 3/1938, đổi trận
thành Mặt trận thống nhất dân
chủ Đông Dương, gọi tắt là `
Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- Sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ
1936- 1939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác
nhau, nên chủ trương sách lược,hình thức tập hợp lực lượng và hình
thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp. Nhận xét
- Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939 chỉ có tính chất
sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra
cao trào đấu tranh sôi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng
thành, có khả năng đối phó với mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng.
Document Outline
- Bài tập 1 trang 63, 64, 65 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 2 trang 65 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 3 trang 65, 66 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 4 trang 66, 67 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 5 trang 67 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12