-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 6: Môi trường sống quanh em
Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải bài tập đạo đức lớp 5 cánh diều Bài 6: Môi trường sống quanh em là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn đạo đức lớp 5 Cánh Diều. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bảo vệ môi trường sống 3 tài liệu
Đạo Đức 5 31 tài liệu
Giải SGK Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 6: Môi trường sống quanh em
Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải bài tập đạo đức lớp 5 cánh diều Bài 6: Môi trường sống quanh em là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn đạo đức lớp 5 Cánh Diều. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề: Bảo vệ môi trường sống 3 tài liệu
Môn: Đạo Đức 5 31 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đạo Đức 5
Preview text:
Đạo đức lớp 5 trang 31 Khởi động
Câu hỏi (trang 31 SGK Đạo đức lớp 5): Tham gia trò chơi Ai tinh mắt
Cách chơi: Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và tìm ra các điểm chưa hợp lí
trong tranh liên quan đến môi trường sống. Hướng dẫn:
- Những điểm chưa hợp lí về môi trường sống trong tranh như sau:
+ Nhím, ếch phải sống trên mặt đất
+ Bạch tuộc, sứa phải sống dưới nước + Ong phải bay trên không
+ Mèo phải sống trong nhà
Đạo đức lớp 5 trang 32, 33 Khám phá
Câu hỏi 1 (trang 32 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc các thông tin dưới đây và gọi tên
các loại môi trường sống Trả lời:
A – là môi trường trong đất
B – là môi trường nước
C – Là môi trường trên cạn
Câu hỏi 2 (trang 32, 33 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi Thông tin 1
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước khiến sức khoẻ con người ngày càng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm
nguồn nước như đau mắt, tiêu chảy, ung thư... ngày càng tăng. (Theo nhandan.vn) Thông tin 2
Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí
bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra
các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các
bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, ô nhiễm không khí
là một trong những mối đe doạ môi trường lớn nhất đối với sức khoẻ con người, gây
ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. (Theo whaine) Thông tin 3
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do
sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; thông qua sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào
tầng nước ngầm. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. A-sen là chất gây ung thư da, ung thư bàng
quang, ung thư phổi. Chi gây hại đến hệ thần kinh (đặc biệt là trẻ em), làm chậm
phát triển trí tuệ, thể chất. (Theo dangcongsan Câu hỏi:
a. Môi trường sống hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì? Hãy kể thêm các vấn
đề khác của môi trường sống mà em biết.
b. Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống? Hướng dẫn:
a. Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang gặp phải những vấn đề như: Ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiềm đất
- Bên cạch đó còn có các vấn đề khác của môi trường như: Ô nhiễm ánh sáng, Ô
nhiễm bầu khí quyển, ô nhiễm tầm nhìn…
b. Cần phải bảo vệ môi trường vì:
Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và các loài sinh vật như vậy nên
rất cần được bảo vệ. Và hiện nay khi mà môi trường ngày càng bị ô nhiễm, suy
thoái thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp thiết, cần phải tiến hành
thực hiện ngay những biện pháp để bảo vệ môi trường.
Đạo đức lớp 5 trang 33, 34, 35 Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 33 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Hãy chọn môi trường sống
phù hợp với các loại sinh vật sau Trả lời: - Hình 1 – ý c - Hình 2 – ý a - Hình 3 – ý b
Giải Đạo đức lớp 5 trang 34
Luyện tập 2 (trang 34 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Nhận xét các ý kiến dưới đây Trả lời:
- Ý kiến 1: Không đồng ý vì nếu chúng ta sử dụng không có kế hoạch thì nguồn tài
nguyên sẽ cạn kiệt dần
- Ý kiến 2: Đồng ý. Bảo vệ tốt môi trường sống cũng chính là bảo vệ cho chúng ta vì
môi trường cung cấp đầy đủ mọi thứ cho con người
- Tình huống 3: Đồng ý. Vì khi chúng ta bảo vệ tốt môi trường sẽ không còn hiện
tượng ô nhiễm xảy ra và bầu không khí của chúng ta sẽ được đảm bảo, sống trong
một môi trường không có ô nhiễm không khí sẽ giúp ta có một sức khoẻ tốt
- Tình huống 4: Đồng ý. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường, không xả rác bừa
bãi, hay chặt cây bừa bãi sẽ dẫn đến những nguy cơ về thiên tai rất lớn
Luyện tập 3 (trang 34 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Dự đoán hậu quả từ các hành động dưới đây
a. Dùng điện, chất nổ để đánh bắt tôm, cá.
b. Khai thác gỗ trái phép.
c. Đổ dầu ăn thừa xuống cống thoát nước.
d. Đốt rác thải sinh hoạt hằng ngày.
e. Vứt rác xuống ao, hồ, kênh, rạch,...
g. Dùng quá nhiều đồ nhựa, túi ni-lông.
h. Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Trả lời:
a. Khi sử dụng điện chất nổ để đánh bắt tôm cá sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, không những vậy khi sử dụng điện để đánh bắt còn gây nguy hiểm cho bản thân
b. Khai thác gỗ trái phép hậu quả sẽ gây ra tình trạng đất trống đồi trọc và các nguy
hiểm tiềm ẩn như lũ quét sạt lở
c. Khi đổ dầu ăn thừa xuống cống thoát nước sẽ bị vón cục và gây ra tình trạng tắc nghẽn cống thoát nước
d. Đốt rác thải sinh hoạt hàng ngày sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí từ rac thải đã đốt
e. Vứt rác xuống ao hồ kênh rạch làm cho nước bị ô nhiễm và gây ra tình trạng bốc
mùi hôi thối dẫn đến ô nhiễm không khí
g. Dùng nhiều đồ nhựa túi ni lông vô cùng nguy hiểm vì đây là đồ khó tái chế, khi vứt
ra chúng sẽ không bị phân huỷ, mà khi dốt thì lại gây ra mùi hôi khó chịu
h. Lạm dụng thuốc trừ sâu gây ra rất nhiều hậu quả về ô nhiềm môi trường như ô
nhiễm không khí và cả ô nhiễm nguồn nước khi sử dụng nước ao nước sông suối để rửa bình phun.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 35
Luyện tập 4 (trang 35 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Bày tỏ ý kiến Có ý kiến cho rằng:
"Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta".
Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao? Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến trên. Vì môi trường sống là nơi cung cấp cho chúng ta mọi thứ
cần thiết như nước, thức ăn… nếu chúng ta không bảo vệ môi trường cũng chính là
tự tay ta phá huỷ đi cuộc sống của mình. Việc bảo vệ môi trường không phải của
riêng bất cứ ai mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người
Đạo đức lớp 5 trang 35 Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 35 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Tìm hiểu môi trường sống ở
nhà, ở trường hoặc ở nơi công cộng quanh em và liệt kê những ưu điểm, hạn chế
của môi trường sống đó. Trả lời: Ưu điểm:
1. Giáo dục và học tập: Trường học cung cấp một môi trường học tập chuyên
nghiệp và cơ hội tiếp cận kiến thức. Đây là nơi mà học sinh có thể học hỏi, phát triển
kỹ năng và đạt được thành tựu trong nhiều lĩnh vực như khoa học, toán học, văn hóa và nghệ thuật.
2. Giao lưu và gắn kết xã hội: Trường học là nơi học sinh có thể giao lưu, xây dựng
mối quan hệ xã hội và phát triển kỹ năng giao tiếp. Họ có thể học cách làm việc
nhóm, giải quyết xung đột và xây dựng tình bạn.
3. Cơ sở vật chất: Trường học thường có các cơ sở vật chất tốt như phòng học, thư
viện, phòng thể dục, phòng thí nghiệm và sân chơi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc học tập và hoạt động thể chất của học sinh.
4. Hỗ trợ giáo dục: Trường học có các giáo viên và nhân viên hỗ trợ giáo dục
chuyên nghiệp. Họ cung cấp sự hướng dẫn, định hướng và sự quan tâm cá nhân
cho học sinh, giúp họ phát triển một cách toàn diện. Hạn chế:
1. Cạnh tranh và áp lực: Môi trường học tập ở trường có thể mang lại áp lực và
cạnh tranh giữa các học sinh. Điều này có thể gây stress và ảnh hưởng đến tâm lý
và sức khỏe của học sinh.
2. Hạn chế không gian: Trường học thường có không gian hạn chế so với môi
trường tự nhiên. Điều này có thể gây ra sự hạn chế cho hoạt động ngoài trời và
không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về việc khám phá và tương tác với tự nhiên.
3. Ô nhiễm âm thanh: Một số trường học có thể gặp vấn đề về ô nhiễm âm thanh do
tiếng ồn từ các hoạt động học tập và sinh hoạt. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến
sự tập trung và khó khăn trong việc truyền đạt thông tin.
4. Hạn chế đa dạng môi trường: Môi trường sống ở trường học thường không đa
dạng như môi trường tự nhiên. Điều này có thể làm giảm cơ hội cho học sinh khám
phá và trải nghiệm đa dạng các loại môi trường tự nhiên.
Vận dụng 2 (trang 35 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em hãy tưởng tượng mình là
một cây xanh còn sống sót sau một trận cháy rừng lớn. Hãy kể lại sự chứng kiến
của em về trận cháy rừng ấy và những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai. Trả lời:
Tôi, là một cây xanh, đang đứng tại giữa rừng dày, chứng kiến một trận cháy rừng
lớn xảy ra xung quanh. Từ đầu tiên, tôi nhìn thấy những cột khói đen bốc lên từ xa,
và trong thời gian ngắn, những ngọn lửa cao lớn đã bao trùm khắp môi trường xung quanh.
Ban đầu, tôi cảm thấy sợ hãi và lo lắng cho sự an toàn của mình và những đồng loại
xung quanh. Tôi nhìn thấy những cây khác trong rừng bị cuốn vào biển lửa, biến
thành những ngọn đuốc rực cháy. Âm thanh của lửa và tiếng sấm chớp truyền đến
tai tôi, tạo ra một cảm giác kinh hoàng và nỗi đau xót không thể diễn tả.
Trận cháy rừng gây ra một sự tàn phá khủng khiếp. Những ngọn cây xanh tươi đẹp,
từng tạo nên một cảnh quan tuyệt vời, giờ đây biến thành những đống tro tàn. Các
loài động vật đã phải chạy trốn, mất đi nơi ẩn náu và nguồn thức ăn. Môi trường
xung quanh trở nên khắc nghiệt, với đất đai cháy đen và không còn sự sống.
Tuy nhiên, như một cây xanh sống sót trong trận cháy, tôi cảm thấy một sự kiên
nhẫn và hy vọng trong lòng. Tôi biết rằng mọi thứ đau đớn và tàn phá là một phần
của quá trình tự nhiên. Từ những cây chết, đất đen sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng
và trở nên mùn bã. Đó là nền tảng để tái tạo và khôi phục sự sống.
Trong tương lai, tôi hy vọng sẽ thấy những dấu hiệu của sự phục hồi. Những hạt
giống mới sẽ được gió mang đến, và tôi sẽ chứng kiến sự mọc trở lại của cây cối.
Những con động vật sẽ trở về và tìm kiếm nơi an toàn để sinh sống. Tôi tin rằng
rừng sẽ trở lại với vẻ đẹp và sự đa dạng của nó, mặc dù có thể mất nhiều thập kỷ
hoặc thậm chí cả thế hệ để khôi phục hoàn toàn.
Trận cháy rừng đã mang lại những hậu quả đáng buồn, nhưng cũng đánh thức trong
tôi một sự khao khát mạnh mẽ để bảo vệ và bảo tồn môi trường. Tôi sẽ tiếp tục
đứng vững, trải qua các mùa khắc nghiệt và chia sẻ thông điệp về tầm quan trọng
của việc bảo vệ rừng và môi trường tự nhiên.