Giải SGK Giải Địa lí 9 Cánh diều Bài 17 Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải SGK  Giải Địa lí 9 Cánh diều Bài 17 Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Địa Lí 9 130 tài liệu

Thông tin:
2 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải SGK Giải Địa lí 9 Cánh diều Bài 17 Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải SGK  Giải Địa lí 9 Cánh diều Bài 17 Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

43 22 lượt tải Tải xuống
I. Chuẩn bị
Các tài liệu, số liệu tìm kiếm được về sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam trên sách, báo, internet,…
II. Nội dung thực hành
Dựa vào các tài liệu thu thập được, hãy viết báo cáo ngắn về sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nội dung chính sau:
- Diện tích, các đơn vị hành chính.
- Một số thế mạnh nổi trội để phát triển kinh tế.
- Vai trò của vùng đối với kinh tế đất nước (công nghiệp, xuất khẩu,…).
III. Thu thập tài liệu
1. Gợi ý một số thông tin về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2. Gợi ý thu thập tài liệu từ các nguồn khác
- Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ:
https://chinhphu.vn/vung-kinh-te-trong-diem-quoc-gia
Trả lời:
Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) phía Nam diện tích năm 2021 30 602,6
km2, chiếm 9,2% diện tích cả nước. Bao gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương,
Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây vùng vị trí địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng an
ninh quan trọng của Việt Nam. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đô thị đặc
biệt, “đầu tàu”, hạt nhân, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên nhiều
phương diện; nhiệm vụ dẫn dắt, hỗ trợ các tỉnh trong vùng cùng phát triển.
VKTTĐ phía Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, hội của đất nước. Với hệ thống cảng biển sân bay quốc tế, đây
điểm kết nối, trung tâm giao thương hàng hải lớn. Khu vực này cũng
trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tài chính, ngân
hàng, logistics, văn hóa, y tế giáo dục của Việt Nam. Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam cũng khu vực thu hút đầu nước ngoài lớn nhất cả nước
từ các dự án FDI, khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động. Vùng hội tụ
đủ điều kiện, lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung nhiều sở đào tạo, nghiên cứu
khoa học; trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực quốc
tế…
So với cả nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy chỉ chiếm 9,2% diện
tích, 17% dân số nhưng năm 2021 GRDP của vùng đạt 2826,2 nghìn tỉ đồng,
chiếm tới 33,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước; trị giá xuất khẩu
hàng hóa năm 2021 đạt 134 tỉ USD, chiếm khoảng 36,6% so với cả nước, tăng
trưởng kinh tế bình quân gấp hơn 1,5 lần, thu ngân sách chiếm hơn 44% tổng
thu ngân sách của cả nước, thu hút 56% số dự án 45% số vốn đầu nước
ngoài vào Việt Nam. VKTTĐ phía Nam nơi tập trung số lượng các khu công
nghiệp lớn thu hút nhiều dự án đầu nước ngoài lớn nhất của cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp của VKTTĐ phía Nam đạt 4506 nghìn tỉ đồng
chiếm 35,5% so với cả nước năm 2021. Tại đây Khu công nghệ cao, 2 khu
chế xuất Tân Thuận Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung hàng
chục khu công nghiệp thu hút khác. Thời gian qua, với việc hình thành các
khu công nghiệp tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn như
công nghệ tin học, hóa chất, khai thác chế biến dầu khí đã tạo ra bước đệm
công nghiệp hóa không chỉ của vùng còn của cả nước.
| 1/2

Preview text:

I. Chuẩn bị
Các tài liệu, số liệu tìm kiếm được về sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam trên sách, báo, internet,… II. Nội dung thực hành
Dựa vào các tài liệu thu thập được, hãy viết báo cáo ngắn về sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nội dung chính sau:
- Diện tích, các đơn vị hành chính.
- Một số thế mạnh nổi trội để phát triển kinh tế.
- Vai trò của vùng đối với kinh tế đất nước (công nghiệp, xuất khẩu,…). III. Thu thập tài liệu
1. Gợi ý một số thông tin về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2. Gợi ý thu thập tài liệu từ các nguồn khác
- Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ:
https://chinhphu.vn/vung-kinh-te-trong-diem-quoc-gia Trả lời:
Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) phía Nam có diện tích năm 2021 là 30 602,6
km2, chiếm 9,2% diện tích cả nước. Bao gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước và Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là vùng có vị trí địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng và an
ninh quan trọng của Việt Nam. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc
biệt, “đầu tàu”, hạt nhân, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên nhiều
phương diện; có nhiệm vụ dẫn dắt, hỗ trợ các tỉnh trong vùng cùng phát triển.
VKTTĐ phía Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước. Với hệ thống cảng biển và sân bay quốc tế, đây là
điểm kết nối, là trung tâm giao thương hàng hải lớn. Khu vực này cũng là
trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tài chính, ngân
hàng, logistics, văn hóa, y tế và giáo dục của Việt Nam. Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam cũng là khu vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước
từ các dự án FDI, khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động. Vùng hội tụ
đủ điều kiện, lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu
khoa học; là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế…
So với cả nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy chỉ chiếm 9,2% diện
tích, 17% dân số nhưng năm 2021 GRDP của vùng đạt 2826,2 nghìn tỉ đồng,
chiếm tới 33,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước; trị giá xuất khẩu
hàng hóa năm 2021 đạt 134 tỉ USD, chiếm khoảng 36,6% so với cả nước, tăng
trưởng kinh tế bình quân gấp hơn 1,5 lần, thu ngân sách chiếm hơn 44% tổng
thu ngân sách của cả nước, thu hút 56% số dự án và 45% số vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. VKTTĐ phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công
nghiệp lớn và thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp của VKTTĐ phía Nam đạt 4506 nghìn tỉ đồng và
chiếm 35,5% so với cả nước năm 2021. Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 khu

chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng
chục khu công nghiệp thu hút khác. Thời gian qua, với việc hình thành các
khu công nghiệp tập trung và đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn như
công nghệ tin học, hóa chất, khai thác và chế biến dầu khí đã tạo ra bước đệm
công nghiệp hóa không chỉ của vùng mà còn của cả nước.