-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 21 | Kết nối tri thức
Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (KNTT)
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 21 Mở đầu
Tín ngưỡng, tôn giáo là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh
thần của người dân Việt Nam nói riêng và nhiều người dân trên thế giới nói chung.
Quyền tự đo tín ngưỡng và tôn giáo còn là một trong các quyền tự do cơ bản của
công dân và được Hiến pháp và pháp luật quy định, Nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo.
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ lại một hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo mà em đã tham
gia hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ như thế nào về hoạt động đó? Bài làm
Một số hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia:
+ Lễ dâng hương tại đền Hùng (Phú Thọ). + Đại lễ Phật Đản.
+ Lễ Phục sinh, lễ Nô-en,…
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về
tự do tín ngưỡng và tôn giáo
a. Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
"Hiến pháp năm 2013...Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi
chùa cỏ (là di tích lịch sử — văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kính của mình
và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè."
(1) Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện quyền của công dân về tự do
tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
(2) Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo trong đời sống hằng ngày. Theo em, những việc làm đó mang lại ý nghĩa gì? Bài làm
(1) - Trường hợp 3, bố mẹ A đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo bằng việc tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng
phải theo tôn giáo giống mình.
- Trường hợp 4, X cùng mẹ đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo bằng việc vào ngày lễ, tết hằng năm hai mẹ con đều đi lễ tại ngôi chùa cổ
(là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kính của mình và cầu
mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè.
(2) - Ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống hằng ngày:
+ Tỏ thái độ tôn trọng đối với những người theo tôn giáo; thành kính đối với các cơ sở tôn giáo;
+ Mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi tới tham quan các cơ sở tôn giáo;
+ Sử dụng ngôn từ phù hợp, tích cực khi viết bài giới thiệu về các lễ hội tôn giáo,
tín ngưỡng của địa phương...
- Những việc làm thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
thể hiện sự tự do trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của công dân; thể hiện thái độ
tích cực của mỗi công dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thể hiện thái độ, hành vi văn
minh của công dân trong đời sống hằng ngày....
b. Nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
"Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016...phòng ngừa các hành vi tiêu cực gây ảnh
hưởng đến an ninh trật tự và đảm bảo an toàn cho người dân đến tham dự."
(1) Các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện nghĩa vụ gì của công dân về tự
do tín ngưỡng, tôn giáo?
(2) Theo em, công dân có nghĩa vụ như thế nào trong thực hiện quyền tự do về tôn
giáo, tín ngưỡng? Nêu ví dụ minh họa. Bài làm
(1) - Trường hợp 2, ông A đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo bằng việc nghiêm túc chấp hành các quy định phòng chống dịch của chính
quyền, yêu cầu các tín đồ tôn giáo của mình tạm ngừng những hoạt động lễ nghi
quy mô lớn để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
- Trường hợp 3, người dân làng Y và lãnh đạo địa phương đã thực hiện nghĩa vụ của
công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội
truyền thống của làng theo đúng quy định của pháp luật, gìn giữ nét đẹp của quê
hương, phòng ngừa các hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đảm
bảo an toàn cho người dân đến tham gia.
(2) - Công dân có các nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như:
+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan;
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;
+ Không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ví dụ: Người dân tham gia các hoạt động lễ hội tôn giáo cần tuân thủ các quy tắc
chung nơi công cộng, không gây rối trật tự an ninh xã hội, không thực hiện các hành
vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; người dân không tham gia
các tôn giáo lạ, hoạt động mê tín dị đoan hoặc chống phá Nhà nước...
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
"Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)...đã quyết định trình báo
cơ quan chức năng đề nghị xem xét, giải quyết."
(1) Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi
phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
(2) Ngoài những hậu quả đã được đề cập đến trong các trường hợp trên, theo em
hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn
có thê gây nên những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh hoạ. Bài làm
(1) - Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả gây hoang mang, sợ hãi, ngộ độc, thiệt hại về
tiền bạc, sức khỏe, tính mạng của hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây tốn kém tiền bạc, làm sai lệch nhận thức của
hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) - Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về
tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn gây ra những hậu quả tiêu cực khác như:
+ Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân;
+ Gây tổn hại về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, công việc, học tập,... của công dân;
+ Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; gây mất đoàn kết;
+ Người vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự
và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.. - Ví dụ:
+ Hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác mà dẫn tới
biểu tình, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị phạt tù tù 1 đến 3 năm;
+ Hành vi lợi dụng hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng để kích động người dân
chống phá chính quyền, gây bất ổn về chính trị, rối loạn an ninh, trật tự xã hội...
3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyển và nghĩa vụ của công
dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Câu hỏi:
(1) Em hãy cho biết, trong những trường hợp trên, các bạn X, B và A đã làm gì để
thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng?
(2) Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo? Nêu ví dụ về việc học sinh
thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống hằng ngày. Bài làm
(1) - Trường hợp 1, X đã dùng những kiến thức pháp luật mà mình đã được học để
phản bác lại những lí lẽ sai lệch của bà M, chia sẻ cho mọi người xung quanh hiểu
một số nội dung quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
công dân và khuyên mọi người không nên tuỳ tiện gia nhập các hội, nhóm, giáo
phái, tôn giáo lạ để bảo vệ bản thân. X cũng trình báo lại sự việc cho chính quyền xã
và bày tỏ mong muốn chính quyền sẽ can thiệp để ngăn chặn những sự việc xấu phát sinh.
- Trường hợp 2, B đã nói chuyện và yêu cầu N gỡ những bình luận tiêu cực, kì thị
hoạt động tôn giáo trên mạng xã hội, giải thích cho Nhiều về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và những hậu quả có thể gặp phải nếu vi phạm quy định của pháp luật.
- Trường hợp 3, A luôn có thái độ tôn trọng và thành kính đối với các cơ sở thờ tự:
đền, chùa, nhà thờ... và với các tín đồ, chức sắc tôn giáo. Mỗi khi có dịp được ghé
thăm các cơ sở thờ tự, A luôn chuẩn bị cho mình những trang phục kín đáo, lịch sự
và có những cử chỉ, hành động đúng mục để thể hiện sự tôn kính của mình với những nơi này.
(2) - Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân:
+ Tích cực, chủ động tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Tích cực, chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng bằng những việc làm phù hợp lứa tuổi;
+ Không xâm phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;
+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;...
- Ví dụ về việc HS thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín
ngưỡng và tôn giáo trong đời sống hằng ngày:
+ Tỏ thái độ tôn trọng, thành kính khi tham quan các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Không lấy lí do theo hay không theo tôn giáo của bạn bè để chê bai, đùa giỡn;
+ Tôn trọng các quy tắc về trang phục, ăn uống, sinh hoạt của những bạn bè theo tôn giáo. 4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Mỗi người chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.
b. Mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
c. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm riêng
của những người theo tín ngưỡng và tôn giáo.
e. Thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo là góp
phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, gìn giữ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bài làm
a. Sai, vì việc lựa chọn số lượng tín ngưỡng, tôn giáo để theo là quyền riêng tư của
mỗi người, pháp luật không cấm.
b. Đúng, vì mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh
hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội.
c. Sai, vì việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo có thể xảy ra ở bất cứ tôn giáo nào,
không kể tôn giáo lớn hay nhỏ.
d. Sai, vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách
nhiệm của mỗi công dân, cả người theo hoặc không theo tín ngưỡng và tôn giáo.
e. Đúng, vì việc thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
Câu 2: Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?
a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương
khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.
b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.
c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với
các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.
d. O kiên quyết ngăn cản em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực. Bài làm
a. Hành vi của H đúng, thể hiện sự tôn trọng của H đối với lễ hội tín ngưỡng, thực
hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này
sẽ giúp H nâng cao hiểu biết và có thái độ, xử sự phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.
b. Hành vi của N chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này thể hiện thái độ kì thị đối với bạn A nói riêng và
những người theo tôn giáo nói chung, gây nên những ảnh hưởng không tốt.
c. Hành vi của V thể hiện sự văn minh trong ứng xử hằng ngày, thực hiện tốt quyền
và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
d. Hành vi của O là đúng, không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và giúp phòng ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em
gái mình khi tham gia những tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.
Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống
rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt đến truyền đạo.
Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó
tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo đạo mới đề được thoát nghèo, để
có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập đạo, dỡ
bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con
cũng phải thực hiện giống mình.
Theo em, hành vi của các chủ thê trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa
vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Vì sao?
b. Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O là
người theo tôn giáo G một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ
nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn
giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Bố anh cũng ra điều kiện
chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.
Em hãy cho biết, trong tình huống trên, những hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa
vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Vì sao? Bài làm
a. Hành vi của nhóm người lạ và ông Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân
về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi của nhóm người lạ là mua chuộc, dụ dỗ
người dân đi theo tôn giáo mới, khiến người dẫn ảo tưởng về tương lai, rời xa thực
tế, sao những công việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày. Hành vi
của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình,
khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.
b. Trong tình huống trên, hành vi tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ
không hay khi nhận xét về người theo tôn giáo G từ những người thân của anh H và
hành vi yêu cầu chị – từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X rồi mới đồng ý cho cưới
của bố anh H là những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Việc tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay
về người theo tôn giáo G thể hiện sự thiếu tôn trọng, thái độ kì thị của những người
thân trong gia đình anh H đối với tôn giáo G và quyền tự do tôn giáo của chị C.
Việc bố anh H yêu cầu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X nổi mới đồng ý
cho cưới thể hiện thái độ độc đoán, ép buộc, coi thường quyền tự do tôn giáo. Các
hành vi này đều không phù hợp với quy định của pháp luật.
Câu 4: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Gia đình Q tham gia một tôn giáo nên mọi người cũng muốn Q tham gia cùng Q
đã từng bày tỏ thái độ từ chối nhưng một số người thân trong nhà không đồng ý, và
dùng nhiều cách để ép Q tham gia. Q cảm thấy bất lực và mệt mỏi.
Nếu là Q, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để mọi người trong gia đình hiểu và
thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công đân?
b. Gần đây, một số bạn trong lớp G bị lôi kéo tham gia một tôn giáo lạ và thường có
những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, không đúng với thực tế khiển học tập sa sút.
Nếu là G, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để các bạn trong lớp hiểu được tác hại
và không tham gia tôn giáo lạ đó nữa? Bài làm
a. Nếu là Q, em sẽ: Chia sẻ lại sự việc với GV chủ nhiệm hoặc cán bộ địa phương
và nhờ họ giải thích, tuyên truyền để người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về quyền
và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời yêu cầu họ không
nên ép buộc Q tham gia tôn giáo để tránh vi phạm pháp luật. Hoặc em sẽ: trực tiếp
nói chuyện với người thân trong gia đình, giải thích để mọi người hiểu rõ hơn về
quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bày tỏ mong muốn
mọi người tôn trọng sự lựa chọn của mình.
b. Nếu là G, em sẽ: tìm hiểu thông tin và trao đổi sự việc với GV chủ nhiệm để
được hỗ trợ. Hoặc em trực tiếp nói chuyện với các bạn, giải thích cho các bạn hiểu
những hậu quả không tốt khi tham gia giáo phái lạ và khuyên các bạn nên từ bỏ để
tập trung vào việc học tập, chuẩn bị cho tương lai. 5. Vận dụng
Câu hỏi: Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự
do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em. Bài làm
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
đã có nhiều đổi khác và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được đảm bảo tốt hơn.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ước tính hiện nay 95% dân số Việt Nam có đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo và Việt nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn
giáo. Chỉ tôn giáo nói riêng, Việt Nam có 15 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo đã
được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, hơn 24,3 triệu tín đồ (chiếm
khoảng 27%) dân số cả nước, hơn 53 nghìn chức sắc, nhà tu hành, gần 134 nghìn
chức việc và gần 28 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo lớn xuất hiện ở hầu khắp các
tỉnh, thành phố trong cả nước. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày một tự do, nhiều
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi động.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người,
được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật
của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước VIệt
Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Quyền
này được thể hiện rõ ở những quan điểm, chủ trương, hiến pháp, pháp luật và được
bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta “thực hiện chính sách
nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Các tôn
giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Với chính sách nhất quán đó, trong những năm qua việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu được cộng đồng quốc tế ca ngợi.
Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng,
tôn giáo. Đây là bước rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo. Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế quan trọng, Việt
Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền đã được công nhận
trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền
con người được các công ước ghi nhận.
Hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo không ngừng được sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
không những tăng nhanh về số lượng mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình
thức để phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt, trên cơ sở nghị Nghị quyết số
25/NQ-TW về công tác tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa thành các quy
định của pháp luật và các kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở
pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ hai, để luật hóa quy định của Hiến pháp 2013 đồng thời khắc phục những hạn
chế của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo sau hơn 10 năm thực hiện, kỳ họp thứ 2 của
Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày
1-1-2018. Đây là lần đầu tiên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được luật hóa một
cách cụ thể, đầy đủ thành một chế định riêng và có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Ví dụ, tại Điều 6 của luật này, bên cạnh việc khẳng
định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của
mọi người, điều luật còn quy định cụ thể quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con
người được thực hiện thông qua việc bày tỏ niềm tin, thực hành lễ nghi, tham gia lễ
hội tín ngưỡng tôn giáo, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta quy
định “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về hi hành
tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước bảo đảm thực hiện vào
bảo vệ ngay cả đối với người phạm tội đang phải chấp hành hình phạt theo bản án
có hiệu lực pháp luật của tòa án. Đây là sự thể hiện đầy đủ nhất về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, trước hết là quyền con người, là sự tự nhiên, vốn có vào phải
được bảo đảm ngay cả khi con người bị tước quyền công dân.
Thứ ba, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế. Nhà
nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của đồng
bào theo tôn giáo. Theo đó, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động
và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập
trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi
cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo.
Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong những năm qua chứng tỏ thực tế này. Việc
bày tỏ đức tin, lễ nghi, lễ hội tôn giáo diễn ra bình thường, đặng biệt là những dịp lễ
lớn. Những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô ngày một lớn,
thu hút nhiều tín đồ tham dự với tinh thần phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có
quyền và được Nhà nước tạo điều kiện mở trường đào tạo những người chuyên hoạt
động tôn giáo; chủ động trong việc củng cố tổ chức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử,
suy cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành để chăm lo việc đạo theo Hiến chương của
các tôn giáo và quy định của pháp luật; các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo cũng có
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp như mọi công dân khác theo quy định của pháp luật...
Như vậy, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam phát triển song hành cùng sự
phát triển của dân tộc. Trong sự phát triển phong phú ấy, vai trò của Đảng và Nhà
nước Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng, tạo điều kiện để mọi
người dân được tự do thực hành tín ngưỡng tôn giáo của mình đóng vai trò hết sức quan trọng.