Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật| Chân trời sáng tạo
Mời các bạn tham khảo Giải Khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật . Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo, hướng dẫn chi tiết nội dung câu hỏi bài tập, thảo luận, bài tập SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 27
Chủ đề: Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (CTST)
Môn: Khoa học tự nhiên 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu trang 123 Bài 27 KHTN 7 CTST:
Hình bên thể hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể người với môi trường. Cơ thể
chúng ta lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide qua những hoạt động nào?
Các loại khí này vận chuyển qua các cơ quan của hệ hô hấp như thế nào? Hướng dẫn trả lời:
- Cơ thể chúng ta lấy khí oxygen qua hoạt động hít vào và thải khí carbon
dioxide qua hoạt động thở ra.
- Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế
quản để vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen
khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào
trong cơ thể; carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa
ra ngoài qua việc thở ra.
1. Trao đổi khí ở sinh vật
Câu hỏi thảo luận 1 trang 123 KHTN 7 CTST:
Quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày? Hướng dẫn trả lời:
Quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật diễn ra suốt cả ngày đêm.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 123 KHTN 7 CTST:
Hãy cho biết cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài?
Hướng dẫn trả lời:
Cơ chế chung của trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài là cơ chế
khuếch tán. Trong đó, các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 123 KHTN 7 CTST:
Nêu vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật? Hướng dẫn trả lời:
Vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật: Sự trao đổi khí giúp cơ thể sinh
vật trao đổi khí đối với môi trường bên ngoài, đảm bảo cho các hoạt động
sống của cơ thể được diễn ra bình thường.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 123 KHTN 7 CTST:
Cho biết mối liên quan giữa sự trao đổi khí và hô hấp tế bào? Hướng dẫn trả lời:
Mối liên quan giữa sự trao đổi khí và hô hấp tế bào:
- Trao đổi khí là điều kiện đảm bảo cho quá trình hô hấp tế bào diễn ra: Trao
đổi khí lấy oxygen từ môi trường cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào đồng
thời giúp đào thải khí carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào ra ngoài.
- Hô hấp tế bào là động lực để quá trình trao đổi khí diễn ra: Hô hấp tế bào tiêu
thụ oxygen và thải khí carbon dioxide tạo ra sự chênh lệch nồng độ hai khí
này trong cơ thể giúp quá trình trao đổi khí được diễn ra liên tục.
Luyện tập trang 123 KHTN 7 CTST:
Hoàn thành thông tin về sự trao đổi khí ở động vật, thực vật trong bảng sau: Trao đổi khí Khí lấy vào Khí thải ra Ở động vật Hô hấp ? ? Ở thực vật Quang hợp ? ? Hô hấp ? ?
Hướng dẫn trả lời: Trao đổi khí Khí lấy vào Khí thải ra Ở động vật Hô hấp Oxygen Carbon dioxide Ở thực vật Quang hợp Carbon dioxide Oxygen Hô hấp Oxygen Carbon dioxide
2. Trao đổi khí ở thực vật
Câu hỏi thảo luận 5 trang 124 KHTN 7 CTST:
Khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt trên hay mặt dưới của lá cây? Hướng dẫn trả lời:
Khí khổng có thể phân bố cả ở lớp biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá cây:
- Ở cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá.
- Ở cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 124 KHTN 7 CTST:
Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao
đổi khí ở thực vật. Hướng dẫn trả lời:
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật: Mỗi khí
khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có
thành trong dày, thành ngoài mỏng. Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí)
giữa hai tế bào hình hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.
Câu hỏi thảo luận 7 trang 124 KHTN 7 CTST:
Dựa vào Hình 27.2, hãy cho biết những chất khí nào có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng. Hướng dẫn trả lời:
Các loại khí có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng: carbon dioxide, oxygen, hơi nước.
Câu hỏi thảo luận 8 trang 124 KHTN 7 CTST:
Khí khổng có vai trò gì đối với cây? Hướng dẫn trả lời:
Vai trò của khí khổng đối với cây:
- Giúp thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cây với môi trường chủ yếu là khí
oxygen và khí carbon dioxide.
- Giúp cây thực hiện quá trình thoát hơi nước.
Câu hỏi thảo luận 9 trang 125 KHTN 7 CTST:
Quan sát Hình 27.3, hãy mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp và hô hấp. Hướng dẫn trả lời:
- Trong quá trình quang hợp: Khí carbon dioxide trong không khí di chuyển từ
môi trường ngoài qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi vào trong tế bào thịt
lá để cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Ngược lại, khí oxygen –
sản phẩm của quá trình quang hợp từ các tế bào thịt lá di chuyển vào khoang
chứa khí rồi qua khí khổng và được đẩy ra ngoài môi trường qua khí khổng.
- Trong quá trình hô hấp: Khí oxygen trong không khí di chuyển từ môi trường
ngoài qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi vào trong tế bào thịt lá để cung
cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào. Ngược lại, khí carbon dioxide –
sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào từ các tế bào thịt lá di chuyển vào
khoang chứa khí rồi qua khí khổng và được đẩy ra ngoài môi trường qua khí khổng.
Luyện tập trang 125 KHTN 7 CTST:
Sự trao đổi khí có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường? Hướng dẫn trả lời:
- Đối với thực vật: Sự trao đổi khí giúp thực vật trao đổi các loại khí giữa cơ
thể với môi trường (chủ yếu là khí oxygen và khí carbon dioxide), giúp quá
trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (quang hợp, hô hấp tế bào,…)
diễn ra một cách thuận lợi.
- Đối với môi trường: Sự trao đổi khí của thực vật góp phần cân bằng hàm
lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí. Điều này mang lại những
tác động to lớn cho môi trường như giảm hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu các
hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ lụt, triều cường,…
Vận dụng trang 125 KHTN 7 CTST:
Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Hướng dẫn trả lời:
Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín
cửa vì: Ban đêm, quá trình quang hợp không diễn ra, lúc này cây chủ yếu thực
hiện quá trình hô hấp tế bào (lấy khí oxygen và thải carbon dioxide). Vì vậy,
nếu phòng ngủ đóng kín cửa (không có sự trao đổi liên tục với môi trường),
hàm lượng khí carbon dioxide sẽ thải ra nhiều trong khi hàm lượng khí oxygen
giảm. Điều này không tốt cho quá trình hô hấp của con người, khiến con
người có thể bị ngạt khí.
3. Trao đổi khí ở động vật
Câu hỏi thảo luận 10 trang 126 KHTN 7 CTST:
Kể tên các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật? Hướng dẫn trả lời:
Các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật: Các loài động vật có thể
trao đổi khí qua da, hệ thống ống khí, mang, phổi,…
Câu hỏi thảo luận 11 trang 126 KHTN 7 CTST:
Quan sát Hình 27.4, hãy cho biết các đại diện: giun đất, ruồi, cá, chó trao đổi
khí qua các cơ quan nào?
Hướng dẫn trả lời: Đại diện
Cơ quan trao đổi khí Giun đất Da Ruồi Hệ thống ống khí Cá Mang Chó Phổi
Câu hỏi thảo luận 12 trang 126 KHTN 7 CTST: Quan sát Hình 27.5, hãy:
- Nêu tên các cơ quan trong hệ hô hấp của người.
- Mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người. Hướng dẫn trả lời:
- Cơ quan trong hệ hô hấp của người: Khoang mũi, khí quản, phế quản, hai lá
phổi (phổi trái, phổi phải).
- Đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người:
+ Oxygen từ ngoài đi qua khoang mũi → khí quản → phế quản → phổi → mao mạch.
+ Carbon dioxide từ mao mạch → phổi → phế quản → khí quản → khoang mũi → môi trường ngoài.
Câu hỏi thảo luận 13 trang 126 KHTN 7 CTST:
Vì sao khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra mạnh hơn? Hướng dẫn trả lời:
Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng nên tốc độ
của quá trình hô hấp tế bào tăng nhanh nhằm cung cấp đủ nhu cầu năng
lượng cho cơ thể. Để thực hiện quá trình hô hấp tế bào với tốc độ cao, cần
cung cấp đủ oxygen – nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào và thải nhanh
carbon dioxide – sản phẩm thải của quá trình hô hấp tế bào. Bởi vậy, hệ hô
hấp phải tăng cường hoạt động trao đổi khí (lấy khí oxygen và thải khí carbon
dioxide) nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Luyện tập trang 127 KHTN 7 CTST:
Xác định các cơ quan trao đổi khí của các sinh vật trong bảng: Đại diện
Cơ quan trao đổi khí Thủy tức ? Mèo ? Kiến ? Cá rô ? Cá sấu ? Sán lông ? Hươu cao cổ ? Châu chấu ? Chim bồ câu ? Ếch ?
Hướng dẫn trả lời: Đại diện
Cơ quan trao đổi khí Thủy tức Màng cơ thể Mèo Phổi Kiến Hệ thống ống khí Cá rô Mang Cá sấu Phổi Sán lông Bề mặt cơ thể Hươu cao cổ Phổi Châu chấu Hệ thống ống khí Chim bồ câu Phổi Ếch Da và phổi
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 trang 127
Bài 1 trang 127 KHTN 7 CTST:
Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang
hợp và quá trình hô hấp. Hướng dẫn trả lời:
- Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp:
+ Carbon dioxide từ môi trường → khí khổng → khoang chứa khí → tế bào thịt lá.
+ Oxygen được tạo ra từ các tế bào thịt lá → khoang chứa khí → khí khổng → môi trường ngoài.
- Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình hô hấp:
+ Oxygen từ môi trường → khí khổng → khoang chứa khí → tế bào thịt lá.
+ Carbon dioxide từ tế bào thịt lá → khoang chứa khí → khí khổng → môi trường ngoài.
Bài 2 trang 127 KHTN 7 CTST:
Vào những ngày trời nắng nóng, sự trao đổi khí của cây diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? Hướng dẫn trả lời:
- Sự trao đổi khí của cây diễn ra chậm trong những ngày trời nắng nóng.
- Vì: Vào những ngày trời nắng nóng, để hạn chế sự thoát hơi nước quá mức
qua các lỗ khí khổng, khí khổng có cơ chế đóng lại chủ động. Khí khổng đóng
lại cũng làm giảm sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng, hạn chế sự trao
đổi khí của cây với môi trường.
Bài 3 trang 127 KHTN 7 CTST:
Vì sao khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian thì cá sẽ chết? Hướng dẫn trả lời:
Khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian thì cá sẽ chết
cá lấy O2 từ nước vào cơ thể qua mang, khi lên cạn, cá không lấy được O2 để
thực hiện các hoạt động sống trong tế bào và sau một thời gian cá chết do thiếu O2 .
Bài 4 trang 127 KHTN 7 CTST:
Em hãy tìm hiểu và thiết kế một khẩu trang sáng tạo, an toàn từ các vật liệu dễ
tìm dùng để lọc khói, bụi. Hướng dẫn trả lời:
Em hãy thiết kế khẩu trang từ một số vật liệu dễ tìm dùng để lọc khói, bụi làm
khẩu trang như: vải, giấy ăn, bông,...