Giải SGK Lịch sử 8 bài 8: Phong trào Tây Sơn | Chân trời sáng tạo

Giải Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 8: Phong trào Tây Sơn được sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo.

Mở đầu trang 40 i 8 Lịch Sử 8: Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng
chi hữu chủ”- thông điệp của vua Quang Trung nói thay cho cả dân tộc
trong những ngày giáp Tết m Kỷ Dậu 1789. Biết đặt lợi ích dân tộc lên
trên lợi ích dòng họ nên phong trào Tây Sơn đã được đông đảo nhân dân
ủng hộ. Vậy, tại sao phong trào ng nổ? Những thắng lợi tiêu biểu nào
đánh dấu sự nghiệp nhà Tây Sơn? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của
phong trào đối với lịch sử dân tộc là gì?
Trả lời:
- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất
ng dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.
+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).
+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân
+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung bchỉ huy nghĩa
quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng
chia cắt đất nước từ đó đặt sở cho việc khôi phục nền thống nhất của
quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc
nền độc lập và chủ quyền của đất nước.
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn
Câu hỏi trang 40 Lịch Sử 8: Dựa vào liệu 8.1 thông tin trong bài,
em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ.
Trả lời:
Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
+ Nhà ớc phong kiến tăng cường vét nhân dân thông qua các loại
thuế.
+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.
+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.
=> Bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, nhiều cuộc khởi nghĩa
đã nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII.
u hỏi trang 40 Lịch Sử 8: Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được
nhân dân Đàng Trong ủng hộ?
Trả lời:
Phong trào Tây Sơn nhận được sự ủng hộ của nhân dân Đàng Trong, vì:
+ Phong trào Tây Sơn bùng nổ xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhân dân với
chính quyền phong kiến Đàng Trong và mục tiêu ban đầu của phong trào
này là: chống lại chính quyền chúa Nguyễn, giành lại cuộc sống ấm no.
+ Trong thời gian đầu, phong trào Tây Sơn nêu lên khẩu hiệu lấy của
người giàu chia cho người nghèo” để hiệu triệu, tranh thủ sự ủng hộ
tập hợp đông đảo quần chúng bị áp bức.
2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về quá trình lật đổ
chúa Trịnh, chúa Nguyễn và vua Lê của nghĩa quân Tây Sơn.
Trả lời:
- Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong
+ Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn
từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy nhiên, quân Tây Sơn phải đối mặt
với tình thế bất lợi: phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh
vào, đã chiếm được Phú Xuân; Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của
chúa Nguyễn.
=> Trước tình thế đó, quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập
trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn.
+ Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định. Trong
lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong bị lật
đổ.
- Lật đổ chính quyền - Trịnh Đàng Trong
+ Tháng 6/1786, Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh
chóng tan rã. Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn
Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài.
+ Tháng 7/1786, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, lật đchúa Trịnh,
rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.
+ Tuy nhiên, sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên
hỗn loạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua
Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.
Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 8: Dựao thông tin trong bài, quan sát hình
8.2 lược đồ 8.3, em hãy tả lại chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
năm 1785.
Trả lời:
- Mô tả chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút:
+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai
phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).
+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ qn Xiêm vào trận địa mai
phục, rồi đồng loạt tấn công vào đội hình quân Xiêm.
+ Kết quả: chỉ trong vòng một ngày, gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt.
Quân Tây Sơn đã làm chủ được vùng Gia Định.
Câu hỏi trang 42 Lịch Sử 8: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát lược
đồ 8.4, em hãy mô tả lại trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789.
Trả lời:
Mô tả lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:
+ Sau khi triệt hạ được các đồn tiền tiêu đồn Hồi của quân Thanh,
rạng sáng ngày mùng 5 tết Kỉ Dậu (tức ngày 30/1/1789), vua Quang Trung
dẫn đại quân công phá đồn Ngọc Hồi (Hà Nội). Đồn Ngọc Hồi nhanh
chóng thất thủ.
+ Cùng lúc đó, cánh quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa (Hà
Nội).
=> Kết quả: quân Thanh đại bại; tướng giặc Sầm Nghi Đống cùng
đường phải tự tử. Tôn Nghị vội bỏ thành, vượt sông và rút chạy về
nước. Trưa ngày mùng 5 tết, vua Quang Trung dẫn đại quân tiến vào thành
Thăng Long.
Câu hỏi trang 42 Lịch Sử 8: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ý
nghĩa gì đối với chiến thắng?
Trả lời:
Ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, nhân dân Việt Nam cần đoàn kết lực
lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, dưới sự lãnh đạo của một
vị vua chính danh vị. vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng
danh nghĩa vua của nước Việt để kêu gọi toàn dân ng tham gia đánh
giặc.
+ Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã tái khẳng định Đại Việt là một
quốc gia độc lập, chủ quyền. Do đó, nêu cao được tính chất chính nghĩa
của cuộc kháng chiến.
3. Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Câu hỏi trang 43 Lịch Sử 8: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân
thắng lợi của phong trào Tây Sơn
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng ý chí chiến đấu dũng cảm của quân
dân ta.
+ Tài năng thao lược, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung -
Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử: Phong trào Tây Sơn đã có nhiều đóng góp lớn đối với
lịch sử dân tộc:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng
chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
+ Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân
Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chquyền lãnh thổ
của Tổ quốc.
Câu hỏi trang 43 Lịch Sử 8: Vua Quang Trung đã có những đóng góp gì
cho lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII?
Trả lời:
Nhận xét về những đóng góp của vua Quang Trung
- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông
dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ các tướng lĩnh tài ba
khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan
trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.
- Nguyễn Huệ người tài năng thao lược, ông cống hiến rất lớn
trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng
lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm Mãn Thanh.
- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào
việc xây dựng cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính
sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hội, văn hóa, giáo dục…
theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật
tự hội, đề cao phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn
ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi
từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao
của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đchưa phát huy
hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.
4. Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 43 Lịch Sử 8: Trình bày khái quát tình hình hội
Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Triều đình: vét
nhân dân thông qua các
loại thuế.
Quan lại: nhũng nhiễu
dân chúng.
Nông dân: đói khổ, bần cùng do bị tước đoạt
ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng cùng các
nghĩa vụ lao dịch với nhà nước.
Các tầng lớp khác: cuộc sống khổ cực do phải
chịu nhiều thứ thuế, nghĩa vụ lao dịch.
Luyện tập 2 trang 43 Lịch Sử 8: Hoàn thành bảng tóm tắt về hai cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm do Nguyễn Huệ - Quang Trung lãnh đạo
theo mẫu dưới đây:
Cuộc kháng chiến
Thời gian
Trận đánh quyết định
Chống quân xâm lược Xiêm
?
?
Chống quân xâm lược Thanh
?
?
Trả lời:
Cuộc kháng chiến
Thời gian
Trận đánh quyết định
Chống quân xâm lược Xiêm
1785
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
Chống quân xâm lược Thanh
1789
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Vận dụng 3 trang 43 Lịch Sử 8: Hãy mô tả ngắn gọn (khoảng 5 dòng)
về một di tích lịch sử hay ng trình tưởng niệm liên quan đến phong
trào Tây Sơn mà em biết.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Mô tả ngắn gọn về di tích Gò Đống Đa (Hà Nội)
Di tích Gò Đống Đa được xây dựng vào năm 1989 nhân kỉ niệm 200 năm
chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, được chính phủ Việt Nam công nhận là
di tích quốc gia đặc biệt (năm 2018).
Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Nội, di tích
Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo xây mới một số hạng mục ng
trình với tổng diện tích hơn 22.120,8m2. Hiện tại, Đống Đa bao gồm
các hạng mục: Cổng, Đống Đa, nghi môn, tượng đài Quang Trung,
đền thờ Hoàng đế Quang Trung và các công trình phụ trợ.
Vào mùng 5 Tết hằng năm, lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống
Đa và tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Quang Trung được tổ
chức tại đây.
| 1/10

Preview text:

Mở đầu trang 40 bài 8 Lịch Sử 8: Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng
chi hữu chủ”- là thông điệp của vua Quang Trung nói thay cho cả dân tộc
trong những ngày giáp Tết năm Kỷ Dậu 1789. Biết đặt lợi ích dân tộc lên
trên lợi ích dòng họ nên phong trào Tây Sơn đã được đông đảo nhân dân
ủng hộ. Vậy, tại sao phong trào bùng nổ? Những thắng lợi tiêu biểu nào
đánh dấu sự nghiệp nhà Tây Sơn? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của
phong trào đối với lịch sử dân tộc là gì? Trả lời:
- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là
nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.
+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).
+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân
+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng
chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc
nền độc lập và chủ quyền của đất nước.
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn
Câu hỏi trang 40 Lịch Sử 8: Dựa vào tư liệu 8.1 và thông tin trong bài,
em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ. Trả lời:
Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
+ Nhà nước phong kiến tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế.
+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.
+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.
=> Bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, nhiều cuộc khởi nghĩa
đã nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII.
Câu hỏi trang 40 Lịch Sử 8: Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được
nhân dân Đàng Trong ủng hộ? Trả lời:
Phong trào Tây Sơn nhận được sự ủng hộ của nhân dân Đàng Trong, vì:
+ Phong trào Tây Sơn bùng nổ xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhân dân với
chính quyền phong kiến Đàng Trong và mục tiêu ban đầu của phong trào
này là: chống lại chính quyền chúa Nguyễn, giành lại cuộc sống ấm no.
+ Trong thời gian đầu, phong trào Tây Sơn nêu lên khẩu hiệu “lấy của
người giàu chia cho người nghèo” để hiệu triệu, tranh thủ sự ủng hộ và
tập hợp đông đảo quần chúng bị áp bức.
2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 8: Nêu những nét chính về quá trình lật đổ
chúa Trịnh, chúa Nguyễn và vua Lê của nghĩa quân Tây Sơn. Trả lời:
- Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
+ Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn
từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy nhiên, quân Tây Sơn phải đối mặt
với tình thế bất lợi: phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh
vào, đã chiếm được Phú Xuân; Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của chúa Nguyễn.
=> Trước tình thế đó, quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập
trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn.
+ Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định. Trong
lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Trong
+ Tháng 6/1786, Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh
chóng tan rã. Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn
Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài.
+ Tháng 7/1786, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh,
rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.
+ Tuy nhiên, sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên
hỗn loạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê
Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.
Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 8: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát hình
8.2 và lược đồ 8.3, em hãy mô tả lại chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785. Trả lời:
- Mô tả chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút:
+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai
phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).
+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai
phục, rồi đồng loạt tấn công vào đội hình quân Xiêm.
+ Kết quả: chỉ trong vòng một ngày, gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt.
Quân Tây Sơn đã làm chủ được vùng Gia Định.
Câu hỏi trang 42 Lịch Sử 8: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát lược
đồ 8.4, em hãy mô tả lại trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789. Trả lời:
Mô tả lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:
+ Sau khi triệt hạ được các đồn tiền tiêu và đồn Hà Hồi của quân Thanh,
rạng sáng ngày mùng 5 tết Kỉ Dậu (tức ngày 30/1/1789), vua Quang Trung
dẫn đại quân công phá đồn Ngọc Hồi (Hà Nội). Đồn Ngọc Hồi nhanh chóng thất thủ.
+ Cùng lúc đó, cánh quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa (Hà Nội).
=> Kết quả: quân Thanh đại bại; tướng giặc là Sầm Nghi Đống cùng
đường phải tự tử. Tôn Sĩ Nghị vội vã bỏ thành, vượt sông và rút chạy về
nước. Trưa ngày mùng 5 tết, vua Quang Trung dẫn đại quân tiến vào thành Thăng Long.
Câu hỏi trang 42 Lịch Sử 8: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý
nghĩa gì đối với chiến thắng? Trả lời:
Ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, nhân dân Việt Nam cần đoàn kết lực
lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, dưới sự lãnh đạo của một
vị vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng
danh nghĩa vua của nước Việt để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc.
+ Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã tái khẳng định Đại Việt là một
quốc gia có độc lập, chủ quyền. Do đó, nêu cao được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Câu hỏi trang 43 Lịch Sử 8: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân
thắng lợi của phong trào Tây Sơn Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
+ Tài năng thao lược, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung -
Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử: Phong trào Tây Sơn đã có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng
chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
+ Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân
Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu hỏi trang 43 Lịch Sử 8: Vua Quang Trung đã có những đóng góp gì
cho lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII? Trả lời:
Nhận xét về những đóng góp của vua Quang Trung
- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông
dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba
khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan
trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.
- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn
trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng
lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.
- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào
việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính
sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…
theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật
tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn
ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi
từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao
của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy
hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.
4. Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 43 Lịch Sử 8: Trình bày khái quát tình hình xã hội
Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII theo mẫu dưới đây: Trả lời:
Triều đình: vơ vét Nông dân: đói khổ, bần cùng do bị tước đoạt
nhân dân thông qua các ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng cùng các loại thuế.
nghĩa vụ lao dịch với nhà nước.
Quan lại: nhũng nhiễu Các tầng lớp khác: cuộc sống khổ cực do phải dân chúng.
chịu nhiều thứ thuế, nghĩa vụ lao dịch.
Luyện tập 2 trang 43 Lịch Sử 8: Hoàn thành bảng tóm tắt về hai cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm do Nguyễn Huệ - Quang Trung lãnh đạo theo mẫu dưới đây: Cuộc kháng chiến
Thời gian Trận đánh quyết định
Chống quân xâm lược Xiêm ? ?
Chống quân xâm lược Thanh ? ? Trả lời: Cuộc kháng chiến
Thời gian Trận đánh quyết định
Chống quân xâm lược Xiêm 1785
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
Chống quân xâm lược Thanh 1789
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Vận dụng 3 trang 43 Lịch Sử 8: Hãy mô tả ngắn gọn (khoảng 5 dòng)
về một di tích lịch sử hay công trình tưởng niệm có liên quan đến phong
trào Tây Sơn mà em biết. Trả lời:
(*) Tham khảo: Mô tả ngắn gọn về di tích Gò Đống Đa (Hà Nội)
Di tích Gò Đống Đa được xây dựng vào năm 1989 nhân kỉ niệm 200 năm
chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, được chính phủ Việt Nam công nhận là
di tích quốc gia đặc biệt (năm 2018).
Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích
Gò Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo và xây mới một số hạng mục công
trình với tổng diện tích hơn 22.120,8m2. Hiện tại, Gò Đống Đa bao gồm
các hạng mục: Cổng, Gò Đống Đa, nghi môn, tượng đài Quang Trung,
đền thờ Hoàng đế Quang Trung và các công trình phụ trợ.
Vào mùng 5 Tết hằng năm, lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống
Đa và tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Quang Trung được tổ chức tại đây.