-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK môn Địa lí 6 bài 1 Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí | Chân trời sáng tạo
Địa lí 6 bài 1 Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Lịch sử Địa lí 6 phần Địa lí. Tài liệu được biên soạn chi tiết dễ hiểu giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái đất (CTST)
Môn: Địa Lí 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Câu hỏi: Em hãy xác định trên hình 1.1 các đối tượng sau: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến
Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc , vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam Gợi ý
- Kinh tuyến gốc (0o): được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých (nằm ở
ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh).
- Các kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm ở phía đông của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180o
- Các kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm ở phía tây của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180o
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm ở bán cầu Bắc (từ Xích đạo đến cực Bắc).
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm ở bán cầu Nam (từ Xích đạo đến cực Nam).
- Bán cầu Bắc: nằm phía bắc Xích đạo.
- Bán cầu Nam: nằm phía nam Xích đạo.
II. Tọa độ địa lí
Câu hỏi: Quan sát hình 1.2, hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C,D Gợi ý A. (40oB, 80oT) B.(20oB, 40oĐ) C.(40oN, 20oĐ) D.(200N, 400T)
III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3a) hãy mô
tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại
Hình 1.3 a có "Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là
những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh, vĩ tuyến vuông góc với nhau" Gợi ý Hình b:
Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở 1 điểm tại cực Bắc. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm Hình c:
Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong
IV. Luyện tập - vận dụng CTST Địa lí 6
Luyện tập Địa lí 6 CTST trang 116
Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ và trả lời những câu hỏi sau:
1. Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên
2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến:
• Vòng cực Bắc, vòng cực Nam
• Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam
3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C,D Gợi ý
1. Đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
- Các kinh tuyến còn lại là những đường cong.
- Các vĩ tuyến còn lại là những đường thẳng song song cách đều nhau và vuông góc với kinh tuyến gốc. 2. 3. Xác định tọa độ A.(30 oB , 150 oT) B.(60 oB , 90 oĐ) C.(30 oB , 60 oĐ) D. (60 oN , 150 oT)
Vận dụng Địa lí 6 CTST trang 116
Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, em hãy xác định và ghi ra tọa độ địa lí trên đất liền
bốn điểm cực: cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của lãnh thổ nước ta. Gợi ý
• Cực Bắc: (23o23 ′ B, 105o19 ′ Đ)
• Cực Nam: (8o33 ′ B, 104o49 ′ Đ)
• Cực Đông: (12o38 ′ B, 109o27 ′ Đ)
• Cực Tây: (22o24 ′ B, 102o08 ′ Đ)