-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK môn Địa lí 6 bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí | Cánh diều
Địa lí 6 bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí? Cánh Diều có lời giải các câu hỏi SGK Cánh Diều trang 100, 101, 102 khái quát lại chương trình Địa lý lớp 6 sắp học sách mới GDPT. Chuyên mục Địa lí 6 Cánh Diều đầy đủ cả năm học, các em tải miễn phí ở đây.
Chủ đề: Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất (CD)
Môn: Địa Lí 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Phần mở đầu
Khi học Địa lí, em không chỉ được thỏa mãn khát khao hiểu biết, trí tò mò của mình về các
đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và đị lí kinh tế - xã hội, mà còn có khả năng tự mình tìm
hiểu các vấn đề mà em quan tâm, giải thích được nhiều câu hỏi lí thú. Các kiến thức và kĩ
năng địa lí vừa giúp em mở rộng tầm hiểu biết vừa giúp em vận dụng vào cuộc sống.
II. Phần kiến thức mới
1. Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí
Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 101
∗ Hãy đặt một số câu hỏi về "Cái gì?", "Ở đâu?" gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí
mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống? Gợi ý trả lời
Đặt một số câu hỏi về "Cái gì?", "Ở đâu?": • Cái gì tạo ra gió?
• Cái gì tạo ra Trái đất?
• Cái gì tạo ra sóng biển
• Ở đâu thường có tuyết rơi?
• Ở đâu có khí hậu nhiệt đới?
• Ở đâu nóng nhất trên Trái Đất?
∗ Hãy đặt một số câu hỏi về "Như thế nào?", "Tại sao?" gắn với các đối tượng và hiện tượng
địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống? Gợi ý trả lời
Đặt một số câu hỏi về "Như thế nào?", "Tại sao?":
• Dầu mỏ hình thành như thế nào?
• Thác nước hình thành như thế nào?
• Kim cương hình thành như thế nào?
• Tại sao các loại đất có màu không giống nhau?
• Tại sao có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm?
• Vì sao đáy biển lại tối tăm?
2. Những kỹ năng chủ yếu khi học Địa lí
Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 101
Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ nào? Gợi ý trả lời
Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ như:
• Bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê
• Các thiết bị xác định phương hướng, vị trí: La bàn, bản đồ trực tuyến, GPS, khí áp kế điện tử...
3. Địa lí và cuộc sống
Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 102
Hãy kể tên một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống? Gợi ý trả lời
Một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống: • Mưa rào • Lũ lụt • Thủy triều • Gió • Nắng • Động đất...
III. Phần luyện tập và vận dụng
Luyện tập 1 Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 102
Trong các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí, em thích nhất trả lời câu hỏi nào? Vì sao? Gợi ý trả lời
Trong các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí, em thích nhất trả lời câu hỏi "Vì sao?".
Vì khi trả lời được câu hỏi tại sao, em sẽ tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện
tượng địa lí. Để từ đó biết được một hiện tượng này có thể là kết quả của mối quan hệ với
một hoặc một số hiện tượng địa lí khác, rất thú vị.
Vận dụng 2 Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 102
Hãy tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các nguồn tài liệu khác để trình này một vấn đề bất
kì về Trái Đất (ví dụ: các hành tinh trong hệ mặt trời, video về chuyển động của Trái Đất
quanh trục và quanh Mặt Trời...) Gợi ý trả lời
Tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt trời: gồm có 8 hành tinh
Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái
đất một chút. Mặt ban ngày của nó bị hơ nóng bởi ánh nắng mặt trời, có thể đạt 450 độ C
(840 độ F), nhưng vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống âm đến hàng trăm độ, dưới mức đóng băng.
Hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời, sao Kim là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn nóng
hơn cả sao Thủy. Bầu không khí của hành tinh này rất độc hại. Áp suất trên bề mặt sao Thủy
sẽ nghiền nát và giết chết bạn.
Hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, Trái đất là một hành tinh nước (Waterworld), với hai
phần ba hành tinh được bao phủ bởi đại dương và là hành tinh duy nhất được biết đến có tồn
tại sự sống. Bầu khí quyển của Trái đất là giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống. Bề mặt của
Trái Đất quay quanh trục của nó với vận tốc 467 mét mỗi giây - khoảng hơn 1.000 mph
(1.600 kph) - tại đường xích đạo. Hành tinh quay một vòng quanh Mặt trời với vận tốc 29 km mỗi giây.
Hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời, sao Hỏa là một hành tinh đất đá và lạnh. Bụi bẩn là một
oxit sắt, có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc
trưng. Hành tinh sao Hỏa có những điểm tương đồng với Trái đất: bề mặt đất đá, có núi và
thung lũng, và hệ thống bão trải dài từ vị trí những cơn bão lốc xoáy - giống như cơn gió
xoáy mang bụi - đến những cơn bão bụi nhấn chìm hành tinh. Bụi phủ kín bề mặt sao Hỏa và
hành tinh sao Hỏa ngập tràn nước đóng băng. Các nhà khoa học cho rằng hành tinh sao Hỏa
sẽ ngập tràn nước lỏng ngay khi nhiệt độ nóng lên, mặc dù hiện nay nó đang là một hành tinh lạnh và giống sa mạc.
Hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời, sao Mộc (Jupiter) là một hành tinh rất lớn, lớn nhất trong
hệ Mặt trời của chúng ta. Mộc tinh là một hành tinh khí khổng lồ, chứa chủ yếu là khí hiđrô
và heli. Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do
kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên.
Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời, được biết
nhiều nhất là vành đai của nó. Khi Galileo Galilei lần đầu tiên nghiên cứu về sao Thổ, vào
đầu những năm 1600, ông nghĩ rằng sao Thổ là một vật thể gồm có ba phần. Vì không biết
Galileo Galilei đã nhìn thấy một hành tinh có vành đai, các nhà thiên văn học đã bối rối khi
nhìn vào bản vẽ thu nhỏ - hành tinh có một vệ tinh lớn và hai vệ tinh nhỏ - trong ghi chú của
Galileo Galilei, như một danh từ trong câu dùng để mô tả về khám phá.
Hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời, sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất. Nó là
hành tinh khí khổng lồ duy nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó và gần như
song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Các nhà thiên văn cho rằng hành tinh va
chạm với một số vật thể khác có kích thước giống hành tinh trước kia, gây nghiêng. Độ
nghiêng gây ra các mùa khắc nghiệt kéo dài hơn 20 năm và chu kỳ quỹ đạo của sao Thiên
Vương bằng 84 năm Trái Đất. Thiên Vương tinh có kích thước giống với Hải Vương tinh.
Khí metan trong khí quyển khiến cho sao Thiên Vương có màu lục – lam và có nhiều mặt trăng, vành đai mờ.
Hành tinh thứ 8 tính từ Mặt trời, Hải Vương tinh được biết đến nhờ những cơn gió mạnh
nhất - đôi khi còn nhanh hơn tốc độ âm thanh. Sao Hải Vương nằm ở xa và lạnh. Hành tinh
này nằm xa gấp 30 lần so với khoảng cách Trái đất tính từ Mặt trời. Hải Vương tinh là hành
tinh đầu tiên được dự đoán sự tồn tại bằng cách sử dụng toán học, trước khi nó được phát hiện.