Giải Sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại CTST
Giải Sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại CTST vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Sử 10 CTST. Mời các bạn cùng theo dõi.
Chủ đề: Chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại (KNTT)
Môn: Lịch Sử 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại CTST
1.Khái niệm văn hóa, văn minh
Câu hỏi 1 trang 23 SGK Sử 10 CTST: Em hãy trình bày khái niệm văn minh Lời giải
- Văn minh: là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá và đối lập với nó là dã man, nguyên thuỷ.
Câu hỏi 2 trang 23 SGK Sử 10 CTST: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa văn minh và văn hóa. Lời giải Văn hóa Văn minh Nhận diện
- Tổng thể những giá trị - Gồm toàn bộ những giá
vật chất và tinh thần do trị vật chất và tinh thần mà
con người sáng tạo ra con người sáng tạo ra trong lịch sử.
trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. Đặc điểm
- Xuất hiện đồng thời - Xuất hiện khi nhà nước cùng loài người và chữ viết ra đời
2.Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
Câu hỏi trang 26 SGK Sử 10 CTST: Dựa vào sơ đồ trong hình 5.4, em hãy trình
bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại. Lời giải
- Khoảng 3200 - năm 30 TCN: Văn minh Ai Cập cổ đại.
- Giữa thiên niên kỉ III TCN - năm 1857: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.
- Khoảng thế kỉ XXI TCN - năm 1911: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.
- Khoảng cuối thiên niên kỉ III - năm 476: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
- Thế kỉ XV - XVII: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng.
Luyện tập và vận dụng trang 26 SGK Sử 10 CTST
Luyện tập trang 26 SGK Sử 10 CTST: Vì sao chữ viết là một trong những thành
tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại? Lời giải
- Chữ viết là một trong những thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại vì:
+ Chữ viết phản ánh trình độ tư duy cao của con người.
+ Nhờ có chữ viết, việc ghi chép lại tri thức, thành tựu văn hóa trở nên dễ dàng hơn,
từ đó, thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của nhân loại.
+ Chữ viết đã đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa -
nghệ thuật của văn minh nhân loại.
Vận dụng trang 26 SGK Sử 10 CTST: Hãy tìm hiểu và trình bày về một kì quan
thế giới cổ - trung đại mà em yêu thích trong Hình 5.5. Lời giải
(*) Giới thiệu về: Kim Tự tháp Kê-ốp
- Kim tự tháp Kê-ốp là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, còn được gọi là
Kim tự tháp Gi-za hay Ku-phu. Kim tự tháp được xây dựng vào khoảng thời gian từ
năm 2580 - 2560 TCN. Khi mới hoàn thành, công trình này có chiều cao 149,6m.
- Theo ước tính, kim tự tháp Kê-ốp được xây từ 2,3 triệu khối đá với tổng trọng
lượng lên tới 5,9 triệu tấn. Dựa trên các tài liệu cổ và dựa trên ước tính khoa học
cho biết, để có thể hoàn thành kim tự tháp này, số lượng nhân công dao động từ
khoảng vài chục nghìn cho đến cả trăm nghìn người làm việc liên tục. Và theo ước
tính, phải mất khoảng 20 năm để xây dựng xong một kim tự tháp. Điều này đồng
nghĩa với việc có rất nhiều những kim tự tháp tại Ai Cập được xây dựng cùng một
thời điểm để tiết kiệm thời gian.
- Các nhà nghiên cứu khám phá về kim tự tháp Ai Cập cũng đã chỉ ra rằng kim tự
tháp Kê-ốp và nhiều kim tự tháp khác đã được xây dựng trong thời gian “rực rỡ”
nhất của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại. Đây cũng được đánh giá là cấu trúc nhân
tạo tráng lệ nhất trong lịch sử loài người và tồn tại bền vững cho đến hơn 4000 năm sau.
- Kim tự tháp Kê-ốp nói riêng và các kim tháp khác tại Ai Cập nói chung được xây
dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu
liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các
khối đá khổng lồ có khi nặng hàng chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau vô
cùng vững chắc, hoàn hảo, trường tồn với thời gian và được liên kết với nhau hoàn
toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Loại đá này không phải được lấy ngay ở gần
kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách
xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Và cách mà những người Ai
Cập cổ đại vận chuyển những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác
để hoàn thành kim tự tháp hiện còn là điều bí ẩn.
- Bên cạnh Kim tự tháp là bức tượng Nhân sư huyền bí, tượng trưng cho trí tuệ và
sức mạnh quyền lực của các Pha-ra-ông. Hình ảnh Kim tự tháp và tượng Nhân sư
trở thành biểu tượng cho văn minh Ai Cập tồn tại mãi với thời gian. Cho đến ngày
nay, Kim tự tháp Kê-ốp là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn
tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.