-
Thông tin
-
Quiz
Giải Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại KNTT
Giải Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại KNTT vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sử lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Lịch Sử 10 440 tài liệu
Giải Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại KNTT
Giải Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại KNTT vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sử lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại (KNTT) 27 tài liệu
Môn: Lịch Sử 10 440 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 10
Preview text:
Giải Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì
cổ - trung đại KNTT
Mở đầu trang 48 SGK Sử 10 KNTT
Từ năm 1896 đến nay cứ bốn năm một lần, Thế vận hội (Ô-lim-píc) được tổ chức
tại các quốc gia khác nhau. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn mang ý
nghĩa biểu trưng cho sự bình đẳng, tinh thần hòa bình và đoàn kết giữa các quốc gia
trên toàn thế giới. Em có biết ngay từ thời cổ đại, Ô-lim-píc đã được tổ chức bốn
năm một lần tại đề thờ thần Dớt (ở Ô-lim-pi-a, Hy Lạp)? Ngoài sự kiện này, em có
thể kể thêm một số ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các
nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại? Lời giải
- Một số ví dụ cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh
phương Tây thời kì cổ - trung đại:
+ Nhiều định lí, định luật khoa học của văn minh phương Tây vẫn được giảng dạy
trong các trường học hiện nay, như: định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít; định luật
Ác-si-mét; thuyết Nhật tâm…
+ Nhiều công trình kiến trúc của văn minh phương Tây thời kì Cổ - trung đại vẫn
được bảo tồn cho đến nay và trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn, ví dụ: đấu
trường Cô-li-dê; đền Pác-tê-nông; thánh đường Phê-rô…
1. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
Câu hỏi trang 50 SGK Sử 10 KNTT: Em hãy nêu và phân tích cơ sở hình thành
của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. Lời giải
* Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
- Cơ sở về điều kiện tự nhiên
+ Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu. Địa hình
nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các
loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng
tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm
thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.
+ Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện
thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy
Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như
mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải. - Cơ sở về dân cư:
+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía
nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên
niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư
xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra
nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.
+ Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu
xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á,
người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.
- Cơ sở về xã hội: có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các
tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,... - Cơ sở kinh tế
+ Ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và
thương nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền
kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.
+ Nhiều xưởng thủ công chuyển luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,...
đã sử dụng nhân công với số lượng lớn. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc
đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ buôn bán đường biển với nhiều vùng xung quanh Địa Trung Hải - Cơ sở chính trị
+ Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước
đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hoà
đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị
Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.
+ Khoảng giữa thế kỉ VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Thời kì đầu
(khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm:
Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân. Sau nhiều cuộc cải cách và đấu tranh
chính trị, chế độ cộng hoà được thiết lập và duy trì ở La Mã cho đến cuối thế kỉ I
TCN. Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho
đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc - Sự tiếp thu các thành tựu của văn minh phương
Đông: văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh
phương Đông trên các lĩnh vực như: kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp,
chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tín ngưỡng, tôn giáo,…
Câu hỏi trang 54 SGK Sử 10 KNTT: Nêu một số thành tựu cơ bản của nền văn
minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và ý nghĩa của những thành tựu đó. Lời giải
* Thành tựu cơ bản nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại - Chữ viết
+ Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái với 24 kí tự.
+ Người La Mã sáng tạo ra hệ chữ cái la-tinh và hệ chữ số La Mã - Văn học:
+ Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại rất đa dạng, phong phú về thể loại, ví dụ như: sử
thi, thần thoại, thơ, kịch...
+ Một số tác phẩm tiêu biểu như: hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me; tập thơ
Nữ anh hùng của Ô-vi-đi-ớt…
- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên cả ba lĩnh
vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ.
+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Pác-te-nông, đền thờ thần Dớt… (Hy
Lạp); đấu trường Cô-li-dê, khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,... (La Mã).
+ Các tác phẩm điêu khắc, hội hoa xuất sắc nhất của Hy Lạp - La Mã như: tượng
Lực sĩ ném đĩa, tượng A-tê-na, tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô,...; bức vẽ Chiến dịch
Ma-ra-tông và các bức hoạ trên các lăng mộ, đền thờ và đồ gốm,...
- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những cống hiến vĩ đại về khoa học, kĩ thuật :
+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,... đã có đóng
góp trong nhiều ngành khoa học, như: Toán học, Vật lí học và Thiên văn học
+ Về Y học, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chẩn đoán và
chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.
+ Nền Sử học của Hy Lạp cổ đại được hình thành từ thế kỉ V TCN với sử gia đầu
tiên là Hê-rô-đốt. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nhà sử học nổi tiếng khác như:
Tuy-xi-dít; Xê-nô-phôn (Hy Lạp); Pô-li-bi-út, Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác (La Mã) - Tôn giáo
+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thờ đa thần.
+ Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của La Mã.
- Tư tưởng: xuất hiện 2 trường phái là: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Thể thao: nhiều sự kiện thể thao của Hy Lạp và La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng
thể thao của nhân loại ngày nay. Ví dụ:
+ Đại hội thể thao O-lim-pic
+ Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a * Ý nghĩa:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia
+ Nhiều thành tựu văn minh Hi Lạp - La mã cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển
của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
2. Văn minh phương Tây thời kì Phục hưng
Câu hỏi trang 55 SGK Sử 10 KNTT: Hãy phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền
đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào Văn hóa Phục hưng Lời giải
* Bối cảnh dẫn đến sự hình thành của phong trào Văn hóa Phục hưng:
- Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu. - Xã hội:
+ Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hoá mới phù hợp với họ =>họ đã
tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh
Hy Lạp - La Mã cổ đại.
+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội,...
- Văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn
nền văn hoá, tư tưởng là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới.
=> Trong bối cảnh đó, khoảng cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, phong trào Văn hóa
Phục hưng xuất hiện, phong trào này diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a sau đó nhanh chóng
lan nhanh sang các nước Tây Âu khác.
Câu hỏi trang 57 SGK Sử 10 KNTT: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn
minh Tây Âu thời kì Phục hưng và ý nghĩa của những thành tựu đó. Lời giải
* Thành tựu cơ bản của văn minh Tây Âu thời Phục hưng - Văn học:
+ Phát triển đa dạng, phong phú về thể loại, như: thơ, tiểu thuyết và kịch.
+ Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng, như: nhà thơ Đan-tê
A-li-ghê-ri; nhà văn Mi-quen-đơ Xéc-van-téc; nhà soạn kịch Uy-li-am Sếch-xpia…
- Hội họa, kiến trúc, điêu khắc:
+ Hội họa phát triển đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh hoạ và nhà điêu
khắc, trong đó tiêu biểu nhất là: Lê-ô-na đờ Vanh-xi; Mi-ken-lăng-giơ; Ra-pha-en…
+ Trong kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố hình học, tính đối xứng,
tỉ lệ. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô,
Nhà thờ Thánh Pi-tơ (ở Va-ti-căng),...
- Khoa học, kĩ thuật Tây Âu thời kì này đạt được nhiều thành tựu, có ý nghĩa quan
trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.
- Tư tưởng: triết học duy vật phát triển gắn với tên tuổi của các học giả tiêu biểu
như Phran-xít Be-cơn, Đề-các-tơ,... * Ý nghĩa
- Các nhà Văn hoá Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn,
chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá
trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc,...
- Văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực
văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở
đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.
Luyện tập và vận dụng trang 57 SGK Sử 10 KNTT
Luyện tập 1 trang 57 SGK Sử 10 KNTT: Hãy nêu và so sánh cơ sở hình thành
nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông. Lời giải
Luyện tập 2 trang 57 SGK Sử 10 KNTT: Lập bảng thống kê các thành tựu văn
minh cơ bản của Hy Lạp - La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông. Lĩnh vực Tác giả, tác Thuộc nền văn Ý nghĩa, giá trị phẩm/thành tựu minh nổi bật tiêu biểu Lời giải Lĩnh
Tác giả, tác phẩm/ thành tựu Thuộc Ý nghĩa/ giá trị vực tiêu biểu nền nổi bật văn minh Chữ viết
- Bảng chữ cái với 24 kí tự Hy Lạp
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ. - Hệ chữ cái la-tinh La Mã - Là sản phẩm của trí - Hệ chữ số La Mã tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia Văn học
- Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê Hy Lạp - Nhiều thành tựu văn của Hô-mê minh Hi Lạp - La mã
- Vở kịch Ô-rét-tê của A-chi-lút cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của - Vở kịch Ơ-pi-rít của các lĩnh vực trong nền Xô-phô-clơ văn minh thế giới và
vẫn được sử dụng cho
- Các tập thơ: Nữ anh hùng, La Mã tới hiện nay.
Tình yêu,... của Ô-vi-đi-ớt Kiến trúc - Đền Pác-tê-nông Hy Lạp - Đền thờ thần Dớt - Đấu trường Cô-li-dê La Mã - Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút Điêu
- Tượng Lực sĩ ném đĩa Hy Lạp khắc, hội - Tượng A-tê-na họa
- Tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô Khoa
- Các nhà khoa học: Ta-lét, Hy Lạp học
Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,.. Tự nhiên
- Các nhà khoa học: Pli-ni-út; La Mã Clô-đi-út Ptô-lê-mi Y học - Hi-pô-crát Hy Lạp Sử học
- Các nhà sử học: Hê-rô-đốt; Hy Lạp Tuy-xi-dít; Xê-nô-phôn…
- Các nhà sử học: Pô-li-bi-út, La Mã
Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác… Thể thao
- Đại hội thể thao O-lim-pic Hy Lạp - Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a
Luyện tập 3 trang 57 SGK Sử 10 KNTT: Ph. Ăng-ghen đã viết: “... Không có cơ
sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại”. Em
có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? Lời giải
- Em đồng ý với nhận định: “... Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế
La Mã thì không có châu Âu hiện đại”. Vì các nền văn minh Hi Lạp - La Mã đã có
nhiều đóng góp quan trọng và là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của văn minh châu Âu.
Vận dụng trang 57 SGK Sử 10 KNTT: Hãy sưu tầm tư liệu (qua sách, báo,
Internet….) và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp - La
Mã cổ đại hoặc nền văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng. Lời giải
(*) Giới thiệu đền Pác-tê-nông
- Đền Pác-tê-nông thờ nữ thần A-tê-na là công trình kiến trúc quan trọng nhất trên
đồi A-crô-pôn ở A-ten (Hi Lạp), nhằm ghi dấu chiến công của quân đội Hi Lạp trước quân Ba Tư.
- Ngôi đền này được xây dựng trong khoảng những năm 447 - 438 TCN, để thờ nữ
thần A-tê-na; dưới sự chỉ đạo của hai nhà kiến trúc kiệt xuất thời cổ đại là Ich-ti-nôt
(Ictinos) và Ca-li-cra-têt (Callicratès). Phần điêu khắc do Phi-đi-at (Phidias) làm và
hoàn thành vào năm 431 TCN.
- Công trình có mặt bằng hình chữ nhật 31 x 70 m, có hành lang cột bao quanh (mặt
chính 8 cột, mặt bên 17 cột). Các cột cao khoảng 10.4 m bằng đá cẩm thạch trắng có
tỉ lệ và đường nét rất thanh thoát, đỡ bộ mái hai chiều dốc tạo nên phía mặt trước bộ
đầu mái hình tam giác với nhiều điêu khắc trang trí đẹp. Trên bức tường dài 276 m
là những bức phù điêu dựa mô phỏng thần thoại và sinh hoạt xã hội của A-ten lúc
bấy giờ. Không gian bên trong bao gồm một phòng lớn phía trước có đặt tượng thờ
nữ thần Atêna (cao 6 m) và phòng bé phía sau dùng làm kho chứa báu vật.
- Vẻ đẹp của kiến trúc đền Đền Pác-tê-nông được coi là mẫu mực cho các nhà kiến
trúc các thế hệ sau đến để học tập. Công trình tồn tại được gần 2.000 năm, đến thế
kỉ XVII, do bị quân Thổ dùng làm kho súng đã bị nổ và bộ mái bị phá vỡ. Mặc dù
vậy, các bộ phận còn lại vẫn cho thấy vẻ đẹp huy hoàng của nó, nhiều chi tiết của
mái, cột, tường... được giữ lại và trở thành vật trưng bày có giá trị của nhiều bảo
tàng lớn trên thế giới.