-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải thích câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ | Ngữ văn 9
1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ: Tục ngữ gửi gắm nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. 2. Thân bài a. Giải thích “một con ngựa”: cá nhân, “cả tàu”: tập thể. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Dàn ý giải thích Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ: Tục ngữ gửi gắm nhiều bài học quý giá. Một trong
số đó là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. 2. Thân bài a. Giải thích
“một con ngựa”: cá nhân, “cả tàu”: tập thể.
“con ngựa đau”: ý chỉ cá nhân khi gặp phải khó khăn hay bất hạnh; “cả tàu bỏ cỏ: ý
chỉ sự đồng cảm, chia sẻ của tập thể với cá nhân.
=> Lời khuyên nhủ rằng con người cần biết sống yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm với đồng loại. b. Ý nghĩa
- Trong một tập thể, khi có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh
thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả
nhân vững vàng vượt qua khó khăn.
- Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh
thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi
người xung quanh không nên thờ ơ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ.
- Dẫn chứng: Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc
chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân
dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại 3. Kết bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ: Câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện
được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày
nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.
2. Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ - mẫu 1
Tình yêu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ bao đời
nay, ông bà ta luôn nhắc nhở nhau phải biết “ thương người như thể thương thân”.
Vấn đề ấy lại được nhắc nhở thường xuyên qua lời khuyên của cha mẹ, lời giáo
huấn của thầy cô trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Câu tục ngữ là bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ.
Bằng cách ví von bóng bẩy, câu tục ngữ đưa lên hình ảnh một đàn ngựa đang đau
buồn không ăn cỏ vì có một con trong đàn bị đau. Từ đó, ta liên tưởng đến con
người: “chúng ta sống chung với nhau phải biết đến tình đồng loại, đồng bào, phải
biết yêu thương, giúp đỡ nhau bằng lòng nhân ái.
Lời khuyên là một bài học luôn nhắc nhở chúng ta vấn đề này mọi người đều hiểu
rằng không ai có thể sống lẻ loi một mình trên thế gian này được mà phải hòa nhập
vào cộng đồng loài người. Vì thế, ta phải có bổn phận xây dựng cộng đồng ấy ngày
được tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy ta phải biết quan tâm chăm sóc nhau,lo lắng
cho nhau nhất là khi những người chung quanh chúng ta gặp khó khăn hoạn nạn.
Đây là cách sống và là đạo lý đã có từ ngàn xưa của nhân dân ta, là truyền thống tốt
đẹp của dan tộc Việt Nam ta.
Nhờ vậy mà dân tộc ta mới vượt nhau qua được mọi khó khăn thử thách có lúc
tưởng chừng như không vượt qua nổi. Đã bao lần dân ta phải đối đầu với bọn ngoại
xâm,hết kẻ thù này đến kẻ thù khác sang xâm chiếm. chính lúc ấy tinh thần đoàn kết
yêu thương nhau, quyết tâmmột lòng chống kẻ thù chung đã giúp ông cha ta chiến
thắng. Liên tiếp nhiều năm liền đất nước bị thiên tai bão lũ với tình đồng loại, đồng
bào nhân dân cả nước đã nhường cơm sẻ áo cho nhau để cứu giúp những người
hoạn nạn. trước tình cảnh khó khăn của mọi người đâu ai có thể làm ngơ.
Là loài vật mà đàn ngựa kia còn biết yêu thương nhau qua biểu hiện khi “một con
ngựa đau” cả “tàu phải bỏ cỏ” huống chi ta là con người có trái tim, khối óc làm sao
ta có thể làm ngơ, có thể không đau lòng trước nổi đau chung của nhân loại. cũng
chính từ những suy nghĩ đó mà các Hội từ thiện ra đời, và đã mở rộng tầm hoạt
động ở khắp mọi nơi trên phạm vi toàn thế giới. Nó trở thành tinh thần nhân loại,
tình người cao cả. Những người làm công tác từ thiện đó đã mở rộng vòng tay đem
tình yêu thương đến những người bất hạnh: những trẻ mồ côi, người bị khuyết
tật…. tất cả những việc làm ấy đã làm sáng tỏ câu tục ngữ: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Vậy mà trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên
cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại có những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỷ,
của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không có nhân đạo, không có lương tâm nên dửng
dưng trước nổi đau của người khác, chỉ lo sống phè phởn cho bản thân mình. Thật
đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tính người, càng suy nghĩ ta
càng thấm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ cho nhau là nhịp cầu
nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn.
Ta cũng nên hiểu rằng khi ta giúp đỡ cho người khác tức là ta đã có cho và có nhận,
bởi lẽ mỗi khi bản thân ta giúp đỡ được ai cũng sẽ cảm thấy vui trong lòng nhu vậy
chẳng phải ta đã nhận dduocj điều hạnh phúc đó sao? Nói như vậy, không phải ta
giúp người một ccahs bừa bãi và không suy nghĩ đâu. Giúp người thương người để
ta giúp họ được khó khăn hoạn nạn là điều đáng quý nhưng giúp đỡ họ để nuôi
dưỡng những thói hư tật xấu như lười biếng lao động, ỷ lại kẻ khác thì đó là điều
không nên. Sự yêu thương,lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng đối tượng thì
việc làm ấy mới là nghĩa cử cao đẹp, có tác dụng tốt góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Tục ngữ ca dao luôn là lời giáo huấn đáng trân trọng. “một con ngựa đau cả tàu bỏ
cỏ” mãi mãi là lời dạy bảo thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của
thời đại hiện nay,mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh
phúc thì lời khuyên của câu tục ngữ “phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau” lại càng có giá trị vô ngần.
3. Suy nghĩ về câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ - mẫu 2
Từ xưa đến nay tình yêu thương con người luôn được đề cao trong xã hội, đặc biệt
trong thời kỳ càng ngày phát triển hiện đại như ngày nay giá trị đó cần được nâng
cao, sự tương thân tương ái được mọi người thể hiện rất nhiều. Ông cha ta có câu
tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, câu tục ngữ đó không chỉ nói đến tình
người mà còn thể hiện sự đoàn kết của dân tộc, của cộng đồng trong xã hội.
Chỉ cần khi đọc lên chúng ta đã hiểu được một phần ý nghĩa của câu tục ngữ mà
các cụ muốn truyền đạt lại, khi một người “đau” thì mọi người “cả tàu” không bỏ qua
mà cũng “bỏ cỏ”, cho thấy được tình yêu thương sâu sắc của con người, cũng cùng
đau cùng bỏ cỏ cùng chia sẻ bên cạnh chứ không bỏ rơi, mà cùng nhau đợi cho
“con ngựa” khỏe lại rồi tiếp tục những cuộc hành trình, những thử thách trong gai ở
phía trước. Không chỉ đơn thuần là hình ảnh con ngựa, mà ở đây ví như con người,
tập thể, tổ chức trong xã hội.
Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ đợi mỗi người chúng ta, không ai
biết trước được, mọi người hay có câu ” biết trước đã giàu”, nhưng bên cạnh chúng
ta có người giúp đỡ, sẻ chia, đồng cảm, có tình thương vượt qua những khó khăn
đó, thật là những điều tuyệt vời. Chẳng cần đâu xa, như trong gia đình, trong lớp khi
có một bạn bị ốm thì cả nhà cũng buồn, chăm sóc mong cho người đó khỏe lại. Như
vậy, câu tục ngữ nhằm nói lên tấm lòng nhân ái giữa con người với nhau trong cùng
môi trường sống, nhờ những tấm lòng ấy thì con người tạo nên được một xã hội
vững chắc duy trì những mối quan hệ tốt đẹp cùng giúp đất nước phát triển. Bạn
hãy thử nghĩ, khi ta gặp khó khăn, vất vả luôn có những người bên cạnh ủng hộ và
giúp đỡ, đó chính là những biểu hiện giàu đẹp lòng nhân ái.
Ngoài ý nghĩa đó câu tục ngữ còn muốn nói lên sự đoàn kết. Tinh thần đó luôn được
nêu cao, đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, nhất là trong các cuộc kháng
chiến chống Pháp, Mỹ lại càng được nâng cao. Nhờ sự đoàn kết đó mà trải qua bao
cuộc chiến tranh nước ta đều giành được những chiến thắng vẻ vang, đẩy lùi ách
thống trị của bọn thực dân phong kiến, bao nhiêu ý đồ với nước ta đều bị phá vỡ, để
đưa nước ta hòa bình như ngày hôm nay.
Bác Hồ từng có câu “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì
bị nước ngoài xâm lấn”. Đặc biệt trong các đơn vị công an, bộ đội thì tình tương thân
tương ái, tình đoàn kết, đồng chí đồng đội càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết,
khi một đồng chí trong đội bị thương hay phạm lỗi thì các đồng chí khác trong đội
cũng đau cùng hay cùng chịu phạt, tinh thần ấy sẽ đi suốt cùng mỗi người dù trải
qua thời kỳ giai đoạn nào.
Ý nghĩa của câu tục ngữ mỗi người sẽ có cách hiểu riêng nhưng hãy chia sẻ và đưa
những tình yêu thương đó đến sự đoàn kết của tập thể, đẩy lùi những hành động đi
ngược với lối sống, một người bị thương là cả tập thể cũng bị ảnh hưởng về tâm lý,
tinh thần đoàn kết trăm người như một.
Giới trẻ ngày nay đang dần mất đi những đức tính, tinh thần ấy. Bởi vì do chính lối
sống vô cảm của một bộ lớp trẻ, sự phát triển của công nghệ, thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa kéo theo rất nhiều hệ lụy kèm theo. Con người dần dần mất đi
nhân cách, họ chỉ nghĩ cho bản thân, không để ý đến người khác, đạt được mục
đích mà cá nhân mà quên đi tập thể. Chính vì vậy, mà các bạn những hạt mầm
tương lai của đất nước cần học tập, rèn luyện đạo đức cho tốt để sau này làm chủ
nhân của đất nước đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu như
Bác Hồ đã căn dặn, chỉ có khi những suy nghĩ đó được xóa đi thì đất nước ta mới đi
lên được, tiến tới một đất nước văn minh và lành mạnh. Vì vậy những con người đó
như vậy phải xem lại bản thân, thay đổi cách suy nghĩ, hành động để giúp đỡ người
khác, những hành động “vô cảm” ấy trái ngược với những ý nghĩa của tục ngữ
muốn truyền đạt được.
Trong kho tàng câu tục ngữ của ông cha ta để lại còn rất nhiều câu nói đến sự
tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau như “lá lành đùm lá rách, lá rách ít
đùm lá rách nhiều”, “chết cả đống còn hơn sống một mình”, … những câu tục ngữ
đó cũng đã phần nào nói lên tình yêu thương, tinh thần đồng cam cộng khổ. Qua
những câu tục ngữ đó ta mới thấy được văn học của nước ta thật phong phú và
giàu đẹp với nhiều ý nghĩa sâu sắc, dạy cho ta cách sống sao cho đúng, cho hợp tình hợp lý.
Câu tục ngữ “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” muốn nhắc nhở mỗi cá nhân, mỗi tổ
chức đang cùng nhau sống trong một xã hội hãy luôn giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau
vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, không nên bỏ rơi đồng đội mình mà luôn
sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ để cho cuộc sống ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.
4. Suy nghĩ về câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ - mẫu 3
Từ xưa đến nay tình yêu thương con người luôn được đề cao trong xã hội, đặc biệt
trong thời kỳ càng ngày phát triển hiện đại như ngày nay giá trị đó cần được nâng
cao, sự tương thân tương ái được mọi người thể hiện rất nhiều. Ông cha ta có câu
tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, câu tục ngữ đó không chỉ nói đến tình
người mà còn thể hiện sự đoàn kết của dân tộc, của cộng đồng trong xã hội.
Chỉ cần khi đọc lên chúng ta đã hiểu được một phần ý nghĩa của câu tục ngữ mà
các cụ muốn truyền đạt lại, khi một người “đau” thì mọi người “cả tàu” không bỏ qua
mà cũng “bỏ cỏ”, cho thấy được tình yêu thương sâu sắc của con người, cũng cùng
đau cùng bỏ cỏ cùng chia sẻ bên cạnh chứ không bỏ rơi, mà cùng nhau đợi cho
“con ngựa” khỏe lại rồi tiếp tục những cuộc hành trình, những thử thách trong gai ở
phía trước. Không chỉ đơn thuần là hình ảnh con ngựa, mà ở đây ví như con người,
tập thể, tổ chức trong xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ đợi
mỗi người chúng ta, không ai biết trước được, mọi người hay có câu ” biết trước đã
giàu”, nhưng bên cạnh chúng ta có người giúp đỡ, sẻ chia, đồng cảm, có tình
thương vượt qua những khó khăn đó, thật là những điều tuyệt vời. Chẳng cần đâu
xa, như trong gia đình, trong lớp khi có một bạn bị ốm thì cả nhà cũng buồn, chăm
sóc mong cho người đó khỏe lại. Như vậy, câu tục ngữ nhằm nói lên tấm lòng nhân
ái giữa con người với nhau trong cùng môi trường sống, nhờ những tấm lòng ấy thì
con người tạo nên được một xã hội vững chắc duy trì những mối quan hệ tốt đẹp
cùng giúp đất nước phát triển. Bạn hãy thử nghĩ, khi ta gặp khó khăn, vất vả luôn có
những người bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ, đó chính là những biểu hiện giàu đẹp lòng nhân ái.
Ngoài ý nghĩa đó câu tục ngữ còn muốn nói lên sự đoàn kết. Tinh thần đó luôn được
nêu cao, đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, nhất là trong các cuộc kháng
chiến chống Pháp, Mỹ lại càng được nâng cao. Nhờ sự đoàn kết đó mà trải qua bao
cuộc chiến tranh nước ta đều giành được những chiến thắng vẻ vang, đẩy lùi ách
thống trị của bọn thực dân phong kiến, bao nhiêu ý đồ với nước ta đều bị phá vỡ, để
đưa nước ta hòa bình như ngày hôm nay. Bác Hồ từng có câu “Sử ta dạy cho ta bài
học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Đặc biệt trong các
đơn vị công an, bộ đội thì tình tương thân tương ái, tình đoàn kết, đồng chí đồng đội
càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, khi một đồng chí trong đội bị thương hay
phạm lỗi thì các đồng chí khác trong đội cũng đau cùng hay cùng chịu phạt, tinh thần
ấy sẽ đi suốt cùng mỗi người dù trải qua thời kỳ giai đoạn nào.
Ý nghĩa của câu tục ngữ mỗi người sẽ có cách hiểu riêng nhưng hãy chia sẻ và đưa
những tình yêu thương đó đến sự đoàn kết của tập thể, đẩy lùi những hành động đi
ngược với lối sống, một người bị thương là cả tập thể cũng bị ảnh hưởng về tâm lý,
tinh thần đoàn kết trăm người như một.
Giới trẻ ngày nay đang dần mất đi những đức tính, tinh thần ấy. Bởi vì do chính lối
sống vô cảm của một bộ lớp trẻ, sự phát triển của công nghệ, thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa kéo theo rất nhiều hệ lụy kèm theo. Con người dần dần mất đi
nhân cách, họ chỉ nghĩ cho bản thân, không để ý đến người khác, đạt được mục
đích mà cá nhân mà quên đi tập thể. Chính vì vậy, mà các bạn những hạt mầm
tương lai của đất nước cần học tập, rèn luyện đạo đức cho tốt để sau này làm chủ
nhân của đất nước đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu như
Bác Hồ đã căn dặn, chỉ có khi những suy nghĩ đó được xóa đi thì đất nước ta mới đi
lên được, tiến tới một đất nước văn minh và lành mạnh. Vì vậy những con người đó
như vậy phải xem lại bản thân, thay đổi cách suy nghĩ, hành động để giúp đỡ người
khác, những hành động “vô cảm” ấy trái ngược với những ý nghĩa của tục ngữ
muốn truyền đạt được.
Trong kho tàng câu tục ngữ của ông cha ta để lại còn rất nhiều câu nói đến sự
tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau như “lá lành đùm lá rách, lá rách ít
đùm lá rách nhiều”, “chết cả đống còn hơn sống một mình”, … những câu tục ngữ
đó cũng đã phần nào nói lên tình yêu thương, tinh thần đồng cam cộng khổ. Qua
những câu tục ngữ đó ta mới thấy được văn học của nước ta thật phong phú và
giàu đẹp với nhiều ý nghĩa sâu sắc, dạy cho ta cách sống sao cho đúng, cho hợp tình hợp lý.
Câu tục ngữ “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” muốn nhắc nhở mỗi cá nhân, mỗi tổ
chức đang cùng nhau sống trong một xã hội hãy luôn giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau
vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, không nên bỏ rơi đồng đội mình mà luôn
sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ để cho cuộc sống ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.
5. Giải thích Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Tục ngữ đã đúc kết những kinh nghiệm quý giá của ông cha ta, gửi gắm nhiều bài
học sâu sắc. Một trong số đó phải kể đến câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ nói đến một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống.
Ngựa vốn là loài vật sống theo bầy đàn. Khi một con bị đau ốm, các con khác trong
đàn cũng chán nản, không muốn ăn uống. Xét về nghĩa bóng, “một con ngựa đau”
mang hàm nghĩa về sự đau khổ, khó khăn của một cá thể. Còn “cả tàu bỏ cỏ” muốn
chỉ sự chia sẻ của đồng loại đối với nỗi đau, khó khăn của cá thể đó. Như vậy, qua
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lý rằng con người
cần biết sống yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm với đồng loại.
Trong cùng một tập thể, cần phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Khi
một người gặp phải khó khăn, cảm thấy đau khổ mà nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ
của mọi người thì sẽ cảm thấy được an ủi, ấm áp hơn. Từ đó, họ có thêm niềm tin
cũng như động lực để cố gắng vượt qua. Nhờ vậy, tập thể đó mới ngày càng phát
triển, vững mạnh hơn trước. Từ xưa, dân tộc Việt Nam vẫn luôn biết đùm bọc và
yêu thương lẫn nhau. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh còn nhiều gian khổ, nguy
hiểm nhưng tinh thần nhân ái, đoàn kết vẫn luôn sáng ngời. Nhiều người đã ra đi khi
tuổi đời còn quá trẻ, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người ở lại. Thế hệ mai sau
vẫn nhớ đến họ với lòng yêu mến, kính trọng và cảm phục vô cùng. Ngày hôm nay,
chúng ta sống trong một đất nước hòa bình, được học tập, làm việc và vui chơi. Và
câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đối với mỗi người. Trong một lớp học, bạn bè
cần yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Trong một cơ quan, đồng nghiệp cần
tôn trọng, chia sẻ và cố gắng để cùng phát triển. Dù trong bất cứ môi trường nào,
chúng ta cũng cần biết yêu thương, chia sẻ cùng nhau.
Tóm lại, câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” đã đem đến lời khuyên quý
giá. Bài học mà ông cha ta muốn gửi gắm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.