Giải Vở bài tập Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng trang 79, 80
Giải Vở bài tập Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng trang 79, 80 được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 2: Phép nhân, phép chia trong phạm vi 1000 (CTST)
Môn: Toán 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VỞ BÀI TẬP TOÁN LỚP 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng (trang 79, 80)
Viết vào chỗ chấm. Hướng dẫn giải:
Học sinh quan sát hình vẽ rồi điền vào chỗ chấm. Điểm ở giữa
A, O, B là ba điểm thẳng hàng
O là điểm ở giữa hai điểm A và B
Trung điểm của đoạn thẳng
M là điểm ở giữa hai điểm A và B MA = MB
M là trung điểm của đoạn thẳng AB Thực hành
1. Quan sát hình ảnh, viết theo mẫu. Mẫu:
C, D, E là ba điểm thẳng hàng.
- D là điểm nằm giữa hai điểm C và E.
- D là trung điểm của đoạn thẳng CE E, G, H
….………………………………………………………………………………………………….
….………………………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………………….….
………………………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………………………. Hướng dẫn giải:
Học sinh quan sát hình ảnh để viết theo mẫu
E, G, H là ba điểm thẳng hàng
- G là điểm nằm giữa hai điểm E và H.
- G là trung điểm của đoạn thẳng EH.
H, L, K là ba điểm thẳng hàng
- L là điểm nằm giữa hai điểm H và K.
- L là trung điểm của đoạn thẳng HK. 2.
a) Quan sát hình dưới đây, viết vào chỗ chấm.
N là trung điểm của đoạn thẳng ST vì:
N là trung điểm nằm giữa hai điểm …….. và ………..; SN = ……….
b) Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm, xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB. Hướng dẫn giải:
Học sinh quan sát hình vẽ và xác định được điểm N nằm giữa hai
điểm S và T. Và SN = ST = 3 cm.
Ta thực hiện điền vào chỗ chấm như sau:
a) N là trung điểm của đoạn thẳng ST vì:
N là trung điểm nằm giữa hai điểm S và T; SN = NT
Học sinh vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm. Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = MB = 5 cm. b) Luyện tập
1. Đúng ghi [đ], sai ghi [s].
a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB. [___]
b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD. [___]
c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q. [___]
d) K là trung điểm của đoạn thẳng PQ. [___] Hướng dẫn giải: Học quan sát các hình:
- Hình 1: Có 3 điểm A, O, B thẳng hàng. Điểm O nằm giữa điểm A và B,
AO = AB = 2cm. Vậy O là trung điểm đoạn thẳng AB
- Hình 2: Có 3 điểm C, M, D không thẳng hàng. Điểm M nằm giữa điểm
C và D, CM = MD = 2cm. Vậy M không là trung điểm của CD (vì C, M, D không thẳng hàng)
- Hình 3: Có 3 điểm P, K, Q thẳng hàng. Điểm K nằm giữa điểm P và Q,
PK = 2 cm < KQ = 3 cm. Vậy K không là trung điểm của đoạn thẳng PQ (vì PK < KQ)
Ta điền vào ô trống như sau:
a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB. [đ]
b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD. [s]
c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q. [đ]
d) K là trung điểm của đoạn thẳng PQ. [s] 2. Nối (theo mẫu).
Vị trí lều của các bạn: Việt, Nam, Hòa, Hưng, Thịnh
theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng: AD, BC, DC, AB, SU, Hướng dẫn giải:
Học sinh quan sát hình vẽ, xác định trung điểm của các đoạn thẳng AD,
BC, DC, AB và SU rồi nối với lều có tên của các bạn tương ứng.
- Lều của Việt là trung điểm của đoạn thẳng AD nên lều của Việt ở vị trí điểm V.
- Lều của Nam là trung điểm của đoạn thẳng BC nên lều của Nam ở vị trí điểm T.
- Lều của Hòa là trung điểm của đoạn thẳng DC nên lều của Hòa ở vị trí điểm U.
- Lều của Hưng là trung điểm của đoạn thẳng AB nên lều của Hưng ở vị trí điểm S.
- Lều của Thịnh là trung điểm của đoạn thẳng SU nên lều của Thịnh
ở vị trí điểm O.
Như vậy, ta thực hiện nối như sau: