Giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank | Đề thi học phần Giám sát tài chính hình thức tiểu luận | Học viện Tài Chính

Năm 2020, tiền gửi khách hàng của Techcombank đạt 277.459 tỷ đồng, tăng trưởng 19,96% so với năm 2019 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiền gửi không kỳ hạn thông qua việc liên tục cải tiến, đưa ra các giải pháp mới để đẩy mạnh phát triển các nền tảng kỹ thuật số nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao từ khách hàng. Sự chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ qua các ứng dụng trực tuyến được thể hiện qua số lượng khách hàng cá nhân sử dụng e-banking tăng, số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch tăng. Đây là những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng liên tiếp và kỷ lục mới về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vào cuối năm 2020. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

Môn:
Trường:

Học viện Tài chính 292 tài liệu

Thông tin:
13 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank | Đề thi học phần Giám sát tài chính hình thức tiểu luận | Học viện Tài Chính

Năm 2020, tiền gửi khách hàng của Techcombank đạt 277.459 tỷ đồng, tăng trưởng 19,96% so với năm 2019 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiền gửi không kỳ hạn thông qua việc liên tục cải tiến, đưa ra các giải pháp mới để đẩy mạnh phát triển các nền tảng kỹ thuật số nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao từ khách hàng. Sự chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ qua các ứng dụng trực tuyến được thể hiện qua số lượng khách hàng cá nhân sử dụng e-banking tăng, số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch tăng. Đây là những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng liên tiếp và kỷ lục mới về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vào cuối năm 2020. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

33 17 lượt tải Tải xuống
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-----------
-----------
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BÀI THI MÔN: GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề 3
Tên đề tài tiểu luận: Giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng
thương mại cổ phần Techcombank (MCK: TCB)
Thời gian làm bài: 2 ngày
Họ và tên: Vương Ngọc Quỳnh Mã sinh viên: 1873402010886
Khóa/Lớp tín chỉ: CQ56/09.01.LT1 Lớp niên chế: CQ56/09.01
STT: 25 ID phòng thi: 5820581213
Ngày thi: 17/12/2021 Giờ thi: 7h30
Hà Nội – 12,2021
MỤC LỤC
Phần 1. Lý luận về giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng……………………
1.1. Nội dung giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng……………………….
1.2. Tiêu chí giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng
Phần 2. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank….
2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng…………………
2.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng………….
Phần 3. Giám sát an toàn vi mô Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
3.1. Tiêu chí về vốn
3.2. Tiêu chí về chất lượng tài sản
3.3. Tiêu chí về năng lực quản lý điều hành
3.4. Tiêu chí về thu nhập và lợi nhuận
3.5. Tiêu chí về thanh khoản
3.6. Tiêu chí về mức độ nhạy cảm với thị trường
3.7. Đánh giá chung về kết quả và hạn chế…………………………
3.8. Những giải pháp đề xuất đối với Ngân hàng……………………
Phần 1. Lý luận về giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng
1.1. Nội dung giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng:
- Khái niệm: Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối
tượng riêng lẻ.
- Nội dung giám sát an toàn vi mô:
1. Theo dõi, xem xét, đánh giá việc chấp hành các quy định của cơ quan quản lý nhà
nước.
2. Phân tích đánh giá rủi ro của tổ chức tín dụng: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi
rohoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược.
3. Phân tích đánh giá tình hình tài chính của từng tổ chức tín dụng: tình hình huy động
vốn, sử dụng vốn, đảm bảo an toàn hoạt động, kết quả và hiệu quả kinh doanh,…
4. Phân tích đánh giá khả năng quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng.
5. Dự báo tình hình tài chính từng tổ chức tín dụng.
6. Xếp hạng các tổ chức tín dụng.
1.2. Tiêu chí giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng:
* Tiêu chí về vốn
- Vốn điều lệ
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Vnt
CAR =
Tổngtài sảntheomứộrủiro
Tổng tài sản theo mức độ rủi ro (RWA) = RWA
RRTD
+ RWA
RRHĐ
+ RWA
RRTT
(Basel II) *
Tiêu chí về chất lượng tài sản
Nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ =
Tổngdư nợ
x 100
Nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu =
Vốnchủsở hữu
x 100
* Tiêu chí về năng lực quản lý điều hành
Chiphí hoạng
- Tỷ lệ chi phí hoạt động =
Thunhậphoộngthuần
x 100
* Tiêu chí về thu nhập và lợi nhuận
Giám sát về thu nhập và lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng thu nhập,
tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, hệ số sinh lời tài sản, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu và thu
nhập lãi cận biên (NIM)
Thunhậplãithuần
Thu nhập lãi cận biên (NIM) =
TàisảnCósinhlờibìnhquân x 100
* Tiêu chí về thanh khoản
Tổngdư nợ chovay
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (%) =
Tngsố dư ềngửi
x 100 (LDR)
Tàisảncónhthanhkhoảncao
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản =
Tngnphảitrả
x 100
Tàisảncónhthanhkhoảncao
- Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày =
Dòngềnraròngtrong30ngàyếptheo x 100
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn =
Dưnợ chovaytrungvàdàihạnNguồnvốntrungvàdàihạn
x 100
Nguồnvốnngắnhạn
* Tiêu chí về mức độ nhạy cảm với thị trường
- Khe hở lãi suất (GAP) = Tài sản nhạy cảm với lãi suất – Nguồn vốn nhạy cảm với
lãi suất
- Trạng thái ngoại tệ ròng = Tài sản gốc ngoại tệ - Nguồn vốn gốc ngoại tệ
Trạngtháingoạitệròng
- Trạng thái ngoại tệ ròng so với vốn tự có =
Vnt
x 100
Phần 2. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng:
Ngày thành lập: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam được thành lập
vào ngày 27/09/1993.
Niêm yết: Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombak được Sở giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ năm 2018.
- Tên giao dịch: TECHCOMBANK
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0100230800
- Vốn điều lệ: 35.049.062.300.000 đồng
- Mã cổ phiếu: TCB
Lịch sử hình thành và phát triển:
- Năm 1993: Thành lập với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
- Năm 2001: Triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng lõi Globus tiêu chuẩn quốc tế.
- Năm 2003: Tham gia hệ thống thanh toán thẻ toàn cầu thông qua thẻ F@st
AccessConnect 24.
- Năm 2006: Tham gia “câu lạc bộ” các ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ USD.
- Năm 2008: Thành viên sáng lập liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam Smartlink; Ra mắt
thẻ tín dụng Techcombank Visa.
- Năm 2009: Khẳng định vị trí ngân hàng TMCP hàng đầu với vốn điều lệ lên 5.400
tỷ đồng; tổng tài sản đạt mức 95.000 tỷ đồng và là ngân hàng đầu tiên hợp tác với
nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey.
- Năm 2010: Techcombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp chí
EuroMoney trao tặng và được đánh giá cao với nhiều giải thưởng quốc tế.
- Năm 2011: Ngân hàng TMCP lớn thứ 2 Việt Nam với mạng lưới quy mô tổng tài
sản 180.000 tỷ cùng 307 chi nhánh trên toàn quốc.
- Năm 2012: Ngân hàng đi đầu trong việc mang đến trải nghiệm công nghệ số thông
qua dịch vụ giao dịch ATM không cần thẻ đến hơn 2,8 triệu khách hàng.
- Năm 2014: Khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu về chất lượng dịch vụ. Là sự lựa
chọn tin cậy của 3,7 triệu khách hàng cá nhân và 48 ngàn khách hàng doanh nghiệp.
- Năm 2015: Top 2 ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ Visa lớn nhất thị trường, với
4,2 triệu khách hàng.
- Năm 2016: Bước vào giai đoạn bứt phá, trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam. Lợi
nhuận tăng trưởng gấp đôi với nhiều giải thưởng.
- Năm 2017: Ngân hàng đứng đầu về chỉ số tín nhiệm. Duy trì tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận gấp đôi, đứng thứ 2 về khả năng sinh lời, đứng đầu về doanh số thanh toán
thẻ Visa, đứng đầu về chỉ số gắn kết.
- Năm 2018: Chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh. Top 3 thương vụ IPO lớn nhất thị trường; Tăng vốn điều lệ; Ngân hàng đứng
đầu về doanh số giao dịch thẻ Visa.
- Năm 2019: Đứng đầu ngành ngân hàng về hiệu quả hoạt động; Đứng đầu toàn thị
trường về doanh số thanh toán qua thẻ cùng nhiều giải thưởng.
- Năm 2020: Đẩy mạnh năng lực số hóa và dữ liệu; Trải nghiệm đa kênh end-to-end
trên nền tảng số lần đầu tiên tại Việt Nam; Hợp tác cùng One Mount Group. Thương
hiệu số 1 về hoạt động hiệu quả từ Forbes.
2.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2020
Năm 2019
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tổng tài sản
439.602
383.699
55.903
14,57%
Vốn chủ sở hữu
74.615
62.073
12.542
20,21%
Cho vay khách hàng
277.525
230.802
46.723
20,24%
Tiền gửi khách hàng
277.459
231.297
46.162
19,96%
Tổng thu nhập hoạt động
27.043
21.068
5.975
28,36%
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước DP RRTD
18.411
13.756
4.655
33,84%
Lợi nhuận trước thuế
15.800
12.838
2.962
23,07%
Lợi nhuận sau thuế
12.582
10.226
2.356
23,04%
Qua bảng số liệu có thể thấy được năm 2020, Ngân hàng Techcombank hoạt động kinh
doanh có hiệu quả. Cụ thể, trong năm 2020, Techcombank tiếp tục duy trì sự phát triển
bền vững. Tổng tài sản hợp nhất đạt 439.602 tỷ đồng, tăng 55.903 tỷ đồng tương đương
với tỷ lệ tăng là 14,57% so với năm 2019. Trong đó, cho vay và đầu tư trái phiếu của tổ
chức kinh tế tăng 62.583 tỷ đồng, huy động và phát hành giấy tờ có giá tăng 56.601 tỷ
đồng so với năm 2019. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của huy động không kỳ hạn trong cơ
cấu huy động vốn đã góp phần tối ưu hóa chi phí huy động. Bên cạnh đó, chất lượng tài
sản tiếp tục được duy trì lành mạnh, thể hiện ở tỷ lệ nợ nhóm 3-5 giảm nhờ thận trọng
thực hiện xử lý các khoản nợ quá hạn. Lợi nhuận tăng trưởng tốt giúp tổng vốn chủ sở
hữu năm 2020 tăng 12.542 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20,21% so với năm 2019.
Cho vay khách hàng năm 2020 là 277.525 tỷ đồng, tăng 46.723 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ 20,24%. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã tạo được uy tín và sự tín nhiệm nhất định
đối với khách hàng, thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển.
Năm 2020, tiền gửi khách hàng của Techcombank đạt 277.459 tỷ đồng, tăng trưởng
19,96% so với năm 2019 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiền gửi không kỳ
hạn thông qua việc liên tục cải tiến, đưa ra các giải pháp mới để đẩy mạnh phát triển các
nền tảng kỹ thuật số nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao từ khách hàng. Sự
chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ qua các ứng dụng trực tuyến được thể hiện qua số
lượng khách hàng cá nhân sử dụng e-banking tăng, số lượng giao dịch cũng như giá trị
giao dịch tăng. Đây là những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng liên tiếp và kỷ lục
mới về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vào cuối năm 2020.
Tổng thu nhập hoạt động năm 2020 của Techcombank là 27.043 tỷ đồng, đạt mức tăng
trưởng 28,36% so với năm 2019. Cơ cấu thu nhập hoạt động tiếp tục thể hiện sự thay
đổi lành mạnh giữa thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi. Kết quả có được là nhờ
việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đạt hạn mức được Ngân hàng nhà nước cho phép và
sự thay đổi trong cơ cấu tín dụng để hỗ trợ khách hàng trong thời gian Covid-19, đồng
thời giảm chi phí huy động từ việc giảm lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và tăng số dư tiền
gửi không kỳ hạn.
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm 2020 đạt 15.800 tỷ đồng, tăng 2.962 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ 23,07% so với năm 2019, cao hơn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà
Đại hội cổ đông đã thông qua là 21,5%. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu
của mình. Trong khi đó lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng
năm 2020 là 18.411 tỷ đồng, tăng 4.655 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,84% so
với năm 2019. Có thể thấy Techcombank cũng bị sụt giảm lợi nhuận khá lớn vì trích lập
dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động tăng mạnh.
Năm 2020 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng là 12.582 tỷ đồng, năm 2019 là 10.226 tỷ
đồng. Như vậy so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn tăng 2.356 tỷ đồng với
tỷ lệ là 23,04% cho thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng tăng.
Có thể nói, Techcombank đã kết lại quá trình thực hiện chiến lược 2016-2020 rất thành
công, đạt được những kết quả tốt đẹp trong điều kiện kinh tế khó khăn tại Việt Nam do
đại dịch Covid-19.
Phần 3. Giám sát an toàn vi mô Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
3.1. Tiêu chí về vốn
Chỉ tiêu
Năm 2020
Năm 2019
Chênh lệch
Quy định
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Vốn điều lệ (Tỷ đồng)
35.049
35.001
48
0,14%
Tối thiểu 3.000 tỷ đồng
CAR (%)
16,1
15,5
0,6
3,87%
Tối thiểu 9%
Vốn điều lệ của Techcombank năm 2020 là 35.049 tỷ đồng, tăng 48 tỷ đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng là 0,14% so với năm 2019. Có thể thấy vốn điều lệ của Techcombank có
xu hướng tăng và đều đạt mức vốn quy định là 3.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Techcombank năm 2020 là 16,1%, năm 2019 là 15,5%.
Như vậy năm 2020 so với năm 2019, tỷ lệ an toàn vốn tăng 0,6% tương ứng với tỷ lệ
tăng là 3,87% .Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của Techcombank năm 2020 đạt 16,1%, cao
hơn 7,1% so với hạn mức 9% theo thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định của Ngân
hàng Nhà nước, qua đó Techcombank tiếp tục khẳng định là một trong những ngân
hàng có vị thế vốn hàng đầu Việt Nam. Kết quả trên có được là nhờ sự tăng trưởng ổn
định về lợi nhuận trong năm 2020, chính sách giữ lại lợi nhuận để phát triển, cũng như
việc quản lý tốt cơ cấu tín dụng vào những ngành nghề có hệ số rủi ro thấp. Tỷ lệ CAR
ở mức cao là lợi thế cạnh tranh vượt trội của Techcombank giúp Ngân hàng chủ động
quản lý bảng cân đối, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và cán bộ nhân
viên. Cũng trong năm 2020, Ngân hàng hoàn tất khoản vay hợp vốn trị giá 500 triệu đô
la Mỹ nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và đảm bảo ngân hàng có nguồn thanh khoản dồi
dào để hỗ trợ khách hàng trong khủng hoảng đại dịch Covid-19.
3.2. Tiêu chí về chất lượng tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2020
Năm 2019
Chênh lệch
Quy định
Tuyệt đối
Tỷ lệ
1. Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ (%)
0,407
1,192
-0,785
-65.85%
Tối đa 3%
Nợ xấu (Tỷ đồng)
1.295
3.077
-1.782
-57.91%
Tổng dư nợ (Tỷ đồng)
318.035
258.041
59.994
23.25%
2. Tỷ lệ nợ xấu so với VCSH (%)
1,736
4,957
-3,221
-64.99%
Vốn chủ sở hữu (Tỷ đồng)
74.615
62.073
12.542
20.21%
Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng năm 2020 là 318.035 tỷ đồng, tăng 59.994 tỷ đồng
tương ứng tăng với tỷ lệ 23,25% so với cuối năm 2019, và phù hợp với hạn mức tín
dụng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Năm 2020, tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ của Techcombank là 0,407%, giảm 0,785% tương
ứng giảm với tỷ lệ 65,85% so với năm 2019. Theo quy định hiện hành tại Thông tư
22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ không vượt quá 3% có thể thấy
Ngân hàng đã đảm bảo được yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Techcombank năm 2020 là 1,736%,
giảm 3,221% tương ứng với tỷ lệ giảm là 64,99% cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro tín
dụng từ vốn chủ sở hữu ổn định.
Năm 2020 tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức 0,5%, thấp hơn mức 1,3% so với năm 2019. Tỷ
lệ nợ xấu giảm do ngân hàng đã chủ động xử lý nợ xấu.
Trong năm 2020 với nhiều thách thức và bất ổn, Techcombank đã thực hiện nhiều biện
pháp để hỗ trợ khách hàng và củng cố sức mạnh bảng cân đối để vượt qua khủng hoảng.
Các biện pháp: giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cung cấp mức
lãi suất ưu đãi, tăng thanh khoản để đảm bảo ngân hàng có nguồn tín dụng dồi dào phục
vụ khách hàng, song song với việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu để duy trì chất lượng tài sản.
3.3. Tiêu chí về năng lực quản lý điều hành
Chỉ tiêu
Năm 2020
Năm 2019
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tỷ lệ chi phí hoạt động (%)
31,92
34,71
-2,80
-8,05%
Chi phí hoạt động (Tỷ đồng)
8.631
7.313
1.318
18,02%
Thu nhập hoạt động thuần (Tỷ đồng)
27.043
21.068
5.975
28,36%
Tỷ lệ chi phí hoạt động của Techcombank năm 2020 là 31,92%, năm 2019 là 34,71%.
Như vậy năm 2020 so với năm 2019, tỷ lệ chi phí hoạt động của Ngân hàng giảm
2,80% tương ứng giảm với tỷ lệ là 8,05%. Nguyên nhân là do thu nhập hoạt động thuần
tăng nhanh hơn mức tăng của chi phí hoạt động. Cụ thể, chi phí hoạt động năm 2020 là
8.631 tỷ đồng, tăng 1.318 tỷ đồng (tỷ lệ 18,02%) so với năm 2019; Thu nhập hoạt động
thuần năm 2020 là 27.043 tỷ đồng, tăng tới 5.975 tỷ đồng (tỷ lệ 28,36%) so với năm
2019. Tỷ lệ chi phí hoạt động giảm qua đó phản ánh việc quản lý các khoản chi phí hiệu
quả mà vẫn duy trì tăng trưởng mạnh ở các hạng mục chiến lược.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/03/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường công tác phòng,
chống và khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng đã thực
hiện kiểm soát tốt chi phí hoạt động, tiết giảm tối đa các chi phí. Tỷ lệ chi phí hoạt động
giảm xuống và thấp hơn kế hoạch khoảng 35% năm 2020.
3.4. Tiêu chí về thu nhập và lợi nhuận
Chỉ tiêu
Năm 2020
Năm 2019
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập (%)
21,24
22,10
-0,86
-3,89%
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (%)
23,04
20,68
2,36
11,41%
Hệ số sinh lời tài sản (lần)
0,031
0,029
0,002
6,90%
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (lần)
0,183
0,178
0,005
2,81%
Thu nhập lãi cận biên (NIM) (%)
4,9
4,2
0,7
16,67%
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập năm 2020 là 21,24%, giảm 0,86% tương ứng với tỷ lệ giảm
là 3,89% so với năm 2019. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời gian thực hiện giãn
cách xã hội phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên cùng với những chính sách, sự
cải thiện đến từ phí tư vấn phát hành, đại lý phân phối trái phiếu và các dịch vụ khác
liên quan đến trái phiếu dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng đáng kể giữa các sản phẩm đã giúp
tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trong năm 2020 tăng trưởng đáng kể dù giảm nhẹ so với năm
2019.
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2020 và năm 2019 lần lượt là 23,04% và
20,68%. Như vậy năm 2020 so với năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tăng
2,36% tương ứng tăng với tỷ lệ là 11,41%. Dù phải đối mặt với các thách thức nhưng
hoạt động và kết quả trong năm 2020 của Techcombank cho thấy năng lực thích ứng và
tăng trưởng vượt trội kể cả khi thị trường biến động.
Hệ số sinh lời tài sản có xu hướng tăng cụ thể là tăng 0,002 lần với tỷ lệ 6,90% so với
năm 2019. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2019, bình quân 1 đồng tài sản sử dụng
trong kỳ tạo ra 0,029 đồng lợi nhuận sau thuế; trong năm 2020, bình quân 1 đồng tài
sản sử dụng trong kỳ tạo ra 0,031 đồng lợi nhuận sau thuế. So sánh với hệ số sinh lời tài
sản trung bình ngành ngân hàng năm 2020 là 0,02 và một số ngân hàng lớn như
Vietinbank là 0,0106; BIDV là 0,0047. Qua đó thấy được số liệu này là phù hợp với
ngành lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng thương mại và nguồn vốn chủ yếu là nguồn
vốn nợ.
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhẹ cụ thể là tăng 0,005 lần tương ứng
với tỷ lệ tăng là 2,81% so với năm 2019. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2019 bình
quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong kỳ tạo ra 0,178 đồng lợi nhuận sau thuế, năm
2020 bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong kỳ tạo ra 0,183 đồng lợi nhuận sau
thuế. So sánh chỉ tiêu này với một số ngân hàng khác trong năm 2020 như Vietinbank là
0,163; BIDV là 0,089. Như vậy cho thấy số liệu này là hợp lý và phù hợp với số liệu
của ngành ngân hàng.
Thu nhập lãi cận biên (NIM) năm 2020 là 2,9%, tăng 0,7% với tỷ lệ tăng là 16,67% so
với năm 2019. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2019 bình quân 1 đồng tài sản sinh lời
đầu tư trong kỳ tạo ra 0,042 đồng thu nhập lãi thuần; năm 2020 bình quân 1 đồng tài
sản sinh lời đầu tư trong kỳ tạo ra 0,049 đồng thu nhập lãi thuần. Thu nhập lãi cận biên
có xu hướng tăng cho thấy trong năm 2020 ngân hàng đã có công tác quản lý chi phí
hiệu quả làm giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro.
3.5. Tiêu chí về thanh khoản
Chỉ tiêu
Năm 2020
Năm 2019
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Quy
định
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (%)
78,1
76,3
1,8
2,36%
85%
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (%)
14,4
22,1
-7,7
-
34,84%
10%
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày-Đồng (%)
60,0
71,3
-11,3
-
15,85%
50%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài
hạn (%)
33,9
38,4
-4,5
-11,72%
37%
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) đánh giá mức độ cân đối giữa huy động
và cho vay khách hàng. Năm 2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 78,1%,
tăng 1,8% tương ứng với tỷ lệ 2,36% so với năm 2019. Theo Thông tư
22/2019/TTNHNN quy định LDR tối đa của Ngân hàng là 85%. Như vậy Ngân hàng
Techcombank đã đảm bảo được tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản năm 2020 của Ngân hàng Techcombank là 14,4%, giảm 7,7%
tương ứng với tỷ lệ 34,84% so với năm 2019. Theo quy định hiện hành tại Thông tư
22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ này tối thiểu là 10%. Như vậy khả năng đáp ứng nhu
cầu thanh khoản đối với nợ phải trả của Ngân hàng là tương đối cao và tuân thủ đúng
theo quy định hiện hành.
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của Techcombank năm 2020 là 60,0%, giảm
11,3% tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,85%. Theo quy định tại Thông tư
22/2019/TTNHNN quy định trường hợp ngân hàng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả
trong 30 ngày quy định tại điểm b khoản này đối với đồng Việt Nam tối thiểu là 50%.
Như vậy đối chiếu với quy định hiện hành thì Ngân hàng Techcombank đảm bảo yêu
cầu.
Năm 2020, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 33,9%, giảm 4,5%
tương ứng với tỷ lệ 11,72% so với năm 2019. Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy
định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 01/01/2020 đến hết
30/09/2020 là 40% và từ 01/10/2020 đến hết 30/09/2021 là 37%. Như vậy Ngân hàng
Techcombank đã đảm bảo được tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo
quy định.
Techcombank luôn đảm bảo tuân thủ các hạn mức Ngân hàng Nhà nước yêu cầu về các
tỷ lệ thanh khoản quy định trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN, được thay thế bởi
Thông tư 22/2019/ TT-NHNN. Bên cạnh đó, Techcombank còn xây dựng các tỷ lệ quản
lý thanh khoản nội bộ, đẩy mạnh công tác dự báo trong quản lý thanh khoản của Ngân
hàng. Đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản nội bộ, Techcombank cũng thiết lập
các chính sách, quy định quản lý thanh khoản được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị. Hệ
thống quản lý, đo lường, giám sát và dự báo rủi ro thanh khoản được hỗ trợ bởi Hội
đồng rủi ro để ban hành hạn mức rủi ro thanh khoản cho toàn Ngân hàng. Hội đồng
Quản lý tài sản nợ thi hành và giám sát việc thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản, đảm
bảo tuân thủ hạn mức rủi ro và các ngưỡng giới hạn/ ngưỡng cảnh báo do hội đồng rủi
ro quy định.
3.6. Tiêu chí về mức độ nhạy cảm với thị trường
3.7. Những giải pháp đề xuất đối với Ngân hàng
| 1/13

Preview text:

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------- -----------
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
BÀI THI MÔN: GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề 3
Tên đề tài tiểu luận: Giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng
thương mại cổ phần Techcombank (MCK: TCB)
Thời gian làm bài: 2 ngày
Họ và tên: Vương Ngọc Quỳnh Mã sinh viên: 1873402010886
Khóa/Lớp tín chỉ: CQ56/09.01.LT1 Lớp niên chế: CQ56/09.01
STT: 25 ID phòng thi: 5820581213
Ngày thi: 17/12/2021 Giờ thi: 7h30 Hà Nội – 12,2021 MỤC LỤC
Phần 1. Lý luận về giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng……………………
1.1. Nội dung giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng……………………….
1.2. Tiêu chí giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng
Phần 2. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank….
2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng…………………
2.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng………….
Phần 3. Giám sát an toàn vi mô Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
3.1. Tiêu chí về vốn
3.2. Tiêu chí về chất lượng tài sản
3.3. Tiêu chí về năng lực quản lý điều hành
3.4. Tiêu chí về thu nhập và lợi nhuận
3.5. Tiêu chí về thanh khoản
3.6. Tiêu chí về mức độ nhạy cảm với thị trường
3.7. Đánh giá chung về kết quả và hạn chế…………………………
3.8. Những giải pháp đề xuất đối với Ngân hàng……………………
Phần 1. Lý luận về giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng
1.1. Nội dung giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng:
- Khái niệm: Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng riêng lẻ.
- Nội dung giám sát an toàn vi mô:
1. Theo dõi, xem xét, đánh giá việc chấp hành các quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
2. Phân tích đánh giá rủi ro của tổ chức tín dụng: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi
rohoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược.
3. Phân tích đánh giá tình hình tài chính của từng tổ chức tín dụng: tình hình huy động
vốn, sử dụng vốn, đảm bảo an toàn hoạt động, kết quả và hiệu quả kinh doanh,…
4. Phân tích đánh giá khả năng quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng.
5. Dự báo tình hình tài chính từng tổ chức tín dụng.
6. Xếp hạng các tổ chức tín dụng.
1.2. Tiêu chí giám sát an toàn vi mô tổ chức tín dụng:
* Tiêu chí về vốn - Vốn điều lệ
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) Vốntự có CAR =
Tổngtài sảntheomứcđộrủiro
Tổng tài sản theo mức độ rủi ro (RWA) = RWARRTD + RWARRHĐ + RWARRTT (Basel II) *
Tiêu chí về chất lượng tài sản Nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ = Tổngdư nợ x 100 Nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu =
Vốnchủsở hữu x 100
* Tiêu chí về năng lực quản lý điều hành Chiphí hoạtđộng
- Tỷ lệ chi phí hoạt động =
Thunhậphoạtđộngthuần x 100
* Tiêu chí về thu nhập và lợi nhuận
Giám sát về thu nhập và lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng thu nhập,
tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, hệ số sinh lời tài sản, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên (NIM) Thunhậplãithuần
Thu nhập lãi cận biên (NIM) =
TàisảnCósinhlờibìnhquân x 100
* Tiêu chí về thanh khoản Tổngdư nợ chovay
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (%) = Tổngsố dư tiềngửi x 100 (LDR)
Tàisảncótínhthanhkhoảncao
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = Tổngnợ phảitrả x 100
Tàisảncótínhthanhkhoảncao
- Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày =
Dòngtiềnraròngtrong30ngàytiếptheo x 100
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn =
Dưnợ chovaytrungvàdàihạnNguồnvốntrungvàdàihạn x 100
Nguồnvốnngắnhạn
* Tiêu chí về mức độ nhạy cảm với thị trường
- Khe hở lãi suất (GAP) = Tài sản nhạy cảm với lãi suất – Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
- Trạng thái ngoại tệ ròng = Tài sản gốc ngoại tệ - Nguồn vốn gốc ngoại tệ
Trạngtháingoạitệròng
- Trạng thái ngoại tệ ròng so với vốn tự có = Vốntự có x 100
Phần 2. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng:
Ngày thành lập: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam được thành lập vào ngày 27/09/1993.
Niêm yết: Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombak được Sở giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ năm 2018.
- Tên giao dịch: TECHCOMBANK
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0100230800
- Vốn điều lệ: 35.049.062.300.000 đồng - Mã cổ phiếu: TCB
Lịch sử hình thành và phát triển:
- Năm 1993: Thành lập với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
- Năm 2001: Triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng lõi Globus tiêu chuẩn quốc tế.
- Năm 2003: Tham gia hệ thống thanh toán thẻ toàn cầu thông qua thẻ F@st AccessConnect 24.
- Năm 2006: Tham gia “câu lạc bộ” các ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ USD.
- Năm 2008: Thành viên sáng lập liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam Smartlink; Ra mắt
thẻ tín dụng Techcombank Visa.
- Năm 2009: Khẳng định vị trí ngân hàng TMCP hàng đầu với vốn điều lệ lên 5.400
tỷ đồng; tổng tài sản đạt mức 95.000 tỷ đồng và là ngân hàng đầu tiên hợp tác với
nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey.
- Năm 2010: Techcombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp chí
EuroMoney trao tặng và được đánh giá cao với nhiều giải thưởng quốc tế.
- Năm 2011: Ngân hàng TMCP lớn thứ 2 Việt Nam với mạng lưới quy mô tổng tài
sản 180.000 tỷ cùng 307 chi nhánh trên toàn quốc.
- Năm 2012: Ngân hàng đi đầu trong việc mang đến trải nghiệm công nghệ số thông
qua dịch vụ giao dịch ATM không cần thẻ đến hơn 2,8 triệu khách hàng.
- Năm 2014: Khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu về chất lượng dịch vụ. Là sự lựa
chọn tin cậy của 3,7 triệu khách hàng cá nhân và 48 ngàn khách hàng doanh nghiệp.
- Năm 2015: Top 2 ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ Visa lớn nhất thị trường, với 4,2 triệu khách hàng.
- Năm 2016: Bước vào giai đoạn bứt phá, trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam. Lợi
nhuận tăng trưởng gấp đôi với nhiều giải thưởng.
- Năm 2017: Ngân hàng đứng đầu về chỉ số tín nhiệm. Duy trì tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận gấp đôi, đứng thứ 2 về khả năng sinh lời, đứng đầu về doanh số thanh toán
thẻ Visa, đứng đầu về chỉ số gắn kết.
- Năm 2018: Chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh. Top 3 thương vụ IPO lớn nhất thị trường; Tăng vốn điều lệ; Ngân hàng đứng
đầu về doanh số giao dịch thẻ Visa.
- Năm 2019: Đứng đầu ngành ngân hàng về hiệu quả hoạt động; Đứng đầu toàn thị
trường về doanh số thanh toán qua thẻ cùng nhiều giải thưởng.
- Năm 2020: Đẩy mạnh năng lực số hóa và dữ liệu; Trải nghiệm đa kênh end-to-end
trên nền tảng số lần đầu tiên tại Việt Nam; Hợp tác cùng One Mount Group. Thương
hiệu số 1 về hoạt động hiệu quả từ Forbes.
2.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ Tổng tài sản 439.602 383.699 55.903 14,57% Vốn chủ sở hữu 74.615 62.073 12.542 20,21% Cho vay khách hàng 277.525 230.802 46.723 20,24% Tiền gửi khách hàng 277.459 231.297 46.162 19,96%
Tổng thu nhập hoạt động 27.043 21.068 5.975 28,36%
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước DP RRTD 18.411 13.756 4.655 33,84% Lợi nhuận trước thuế 15.800 12.838 2.962 23,07% Lợi nhuận sau thuế 12.582 10.226 2.356 23,04%
Qua bảng số liệu có thể thấy được năm 2020, Ngân hàng Techcombank hoạt động kinh
doanh có hiệu quả. Cụ thể, trong năm 2020, Techcombank tiếp tục duy trì sự phát triển
bền vững. Tổng tài sản hợp nhất đạt 439.602 tỷ đồng, tăng 55.903 tỷ đồng tương đương
với tỷ lệ tăng là 14,57% so với năm 2019. Trong đó, cho vay và đầu tư trái phiếu của tổ
chức kinh tế tăng 62.583 tỷ đồng, huy động và phát hành giấy tờ có giá tăng 56.601 tỷ
đồng so với năm 2019. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của huy động không kỳ hạn trong cơ
cấu huy động vốn đã góp phần tối ưu hóa chi phí huy động. Bên cạnh đó, chất lượng tài
sản tiếp tục được duy trì lành mạnh, thể hiện ở tỷ lệ nợ nhóm 3-5 giảm nhờ thận trọng
thực hiện xử lý các khoản nợ quá hạn. Lợi nhuận tăng trưởng tốt giúp tổng vốn chủ sở
hữu năm 2020 tăng 12.542 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20,21% so với năm 2019.
Cho vay khách hàng năm 2020 là 277.525 tỷ đồng, tăng 46.723 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ 20,24%. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã tạo được uy tín và sự tín nhiệm nhất định
đối với khách hàng, thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển.
Năm 2020, tiền gửi khách hàng của Techcombank đạt 277.459 tỷ đồng, tăng trưởng
19,96% so với năm 2019 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiền gửi không kỳ
hạn thông qua việc liên tục cải tiến, đưa ra các giải pháp mới để đẩy mạnh phát triển các
nền tảng kỹ thuật số nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao từ khách hàng. Sự
chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ qua các ứng dụng trực tuyến được thể hiện qua số
lượng khách hàng cá nhân sử dụng e-banking tăng, số lượng giao dịch cũng như giá trị
giao dịch tăng. Đây là những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng liên tiếp và kỷ lục
mới về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vào cuối năm 2020.
Tổng thu nhập hoạt động năm 2020 của Techcombank là 27.043 tỷ đồng, đạt mức tăng
trưởng 28,36% so với năm 2019. Cơ cấu thu nhập hoạt động tiếp tục thể hiện sự thay
đổi lành mạnh giữa thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi. Kết quả có được là nhờ
việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đạt hạn mức được Ngân hàng nhà nước cho phép và
sự thay đổi trong cơ cấu tín dụng để hỗ trợ khách hàng trong thời gian Covid-19, đồng
thời giảm chi phí huy động từ việc giảm lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và tăng số dư tiền gửi không kỳ hạn.
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm 2020 đạt 15.800 tỷ đồng, tăng 2.962 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ 23,07% so với năm 2019, cao hơn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà
Đại hội cổ đông đã thông qua là 21,5%. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu
của mình. Trong khi đó lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng
năm 2020 là 18.411 tỷ đồng, tăng 4.655 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,84% so
với năm 2019. Có thể thấy Techcombank cũng bị sụt giảm lợi nhuận khá lớn vì trích lập
dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động tăng mạnh.
Năm 2020 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng là 12.582 tỷ đồng, năm 2019 là 10.226 tỷ
đồng. Như vậy so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn tăng 2.356 tỷ đồng với
tỷ lệ là 23,04% cho thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng tăng.
Có thể nói, Techcombank đã kết lại quá trình thực hiện chiến lược 2016-2020 rất thành
công, đạt được những kết quả tốt đẹp trong điều kiện kinh tế khó khăn tại Việt Nam do đại dịch Covid-19.
Phần 3. Giám sát an toàn vi mô Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
3.1. Tiêu chí về vốn Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Quy định Tuyệt đối Tỷ lệ
Vốn điều lệ (Tỷ đồng) 35.049 35.001 48
0,14% Tối thiểu 3.000 tỷ đồng CAR (%) 16,1 15,5 0,6 3,87% Tối thiểu 9%
Vốn điều lệ của Techcombank năm 2020 là 35.049 tỷ đồng, tăng 48 tỷ đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng là 0,14% so với năm 2019. Có thể thấy vốn điều lệ của Techcombank có
xu hướng tăng và đều đạt mức vốn quy định là 3.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Techcombank năm 2020 là 16,1%, năm 2019 là 15,5%.
Như vậy năm 2020 so với năm 2019, tỷ lệ an toàn vốn tăng 0,6% tương ứng với tỷ lệ
tăng là 3,87% .Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của Techcombank năm 2020 đạt 16,1%, cao
hơn 7,1% so với hạn mức 9% theo thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định của Ngân
hàng Nhà nước, qua đó Techcombank tiếp tục khẳng định là một trong những ngân
hàng có vị thế vốn hàng đầu Việt Nam. Kết quả trên có được là nhờ sự tăng trưởng ổn
định về lợi nhuận trong năm 2020, chính sách giữ lại lợi nhuận để phát triển, cũng như
việc quản lý tốt cơ cấu tín dụng vào những ngành nghề có hệ số rủi ro thấp. Tỷ lệ CAR
ở mức cao là lợi thế cạnh tranh vượt trội của Techcombank giúp Ngân hàng chủ động
quản lý bảng cân đối, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và cán bộ nhân
viên. Cũng trong năm 2020, Ngân hàng hoàn tất khoản vay hợp vốn trị giá 500 triệu đô
la Mỹ nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và đảm bảo ngân hàng có nguồn thanh khoản dồi
dào để hỗ trợ khách hàng trong khủng hoảng đại dịch Covid-19.
3.2. Tiêu chí về chất lượng tài sản Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Quy định Tuyệt đối Tỷ lệ
1. Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ (%) 0,407 1,192
-0,785 -65.85% Tối đa 3% Nợ xấu (Tỷ đồng) 1.295 3.077 -1.782 -57.91%
Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 318.035 258.041 59.994 23.25%
2. Tỷ lệ nợ xấu so với VCSH (%) 1,736 4,957 -3,221 -64.99%
Vốn chủ sở hữu (Tỷ đồng) 74.615 62.073 12.542 20.21%
Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng năm 2020 là 318.035 tỷ đồng, tăng 59.994 tỷ đồng
tương ứng tăng với tỷ lệ 23,25% so với cuối năm 2019, và phù hợp với hạn mức tín
dụng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Năm 2020, tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ của Techcombank là 0,407%, giảm 0,785% tương
ứng giảm với tỷ lệ 65,85% so với năm 2019. Theo quy định hiện hành tại Thông tư
22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ không vượt quá 3% có thể thấy
Ngân hàng đã đảm bảo được yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Techcombank năm 2020 là 1,736%,
giảm 3,221% tương ứng với tỷ lệ giảm là 64,99% cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro tín
dụng từ vốn chủ sở hữu ổn định.
Năm 2020 tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức 0,5%, thấp hơn mức 1,3% so với năm 2019. Tỷ
lệ nợ xấu giảm do ngân hàng đã chủ động xử lý nợ xấu.
Trong năm 2020 với nhiều thách thức và bất ổn, Techcombank đã thực hiện nhiều biện
pháp để hỗ trợ khách hàng và củng cố sức mạnh bảng cân đối để vượt qua khủng hoảng.
Các biện pháp: giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cung cấp mức
lãi suất ưu đãi, tăng thanh khoản để đảm bảo ngân hàng có nguồn tín dụng dồi dào phục
vụ khách hàng, song song với việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu để duy trì chất lượng tài sản.
3.3. Tiêu chí về năng lực quản lý điều hành Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ
Tỷ lệ chi phí hoạt động (%) 31,92 34,71 -2,80 -8,05%
Chi phí hoạt động (Tỷ đồng) 8.631 7.313 1.318 18,02%
Thu nhập hoạt động thuần (Tỷ đồng) 27.043 21.068 5.975 28,36%
Tỷ lệ chi phí hoạt động của Techcombank năm 2020 là 31,92%, năm 2019 là 34,71%.
Như vậy năm 2020 so với năm 2019, tỷ lệ chi phí hoạt động của Ngân hàng giảm
2,80% tương ứng giảm với tỷ lệ là 8,05%. Nguyên nhân là do thu nhập hoạt động thuần
tăng nhanh hơn mức tăng của chi phí hoạt động. Cụ thể, chi phí hoạt động năm 2020 là
8.631 tỷ đồng, tăng 1.318 tỷ đồng (tỷ lệ 18,02%) so với năm 2019; Thu nhập hoạt động
thuần năm 2020 là 27.043 tỷ đồng, tăng tới 5.975 tỷ đồng (tỷ lệ 28,36%) so với năm
2019. Tỷ lệ chi phí hoạt động giảm qua đó phản ánh việc quản lý các khoản chi phí hiệu
quả mà vẫn duy trì tăng trưởng mạnh ở các hạng mục chiến lược.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/03/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường công tác phòng,
chống và khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng đã thực
hiện kiểm soát tốt chi phí hoạt động, tiết giảm tối đa các chi phí. Tỷ lệ chi phí hoạt động
giảm xuống và thấp hơn kế hoạch khoảng 35% năm 2020.
3.4. Tiêu chí về thu nhập và lợi nhuận Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập (%) 21,24 22,10 -0,86 -3,89%
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (%) 23,04 20,68 2,36 11,41%
Hệ số sinh lời tài sản (lần) 0,031 0,029 0,002 6,90%
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (lần) 0,183 0,178 0,005 2,81%
Thu nhập lãi cận biên (NIM) (%) 4,9 4,2 0,7 16,67%
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập năm 2020 là 21,24%, giảm 0,86% tương ứng với tỷ lệ giảm
là 3,89% so với năm 2019. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời gian thực hiện giãn
cách xã hội phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên cùng với những chính sách, sự
cải thiện đến từ phí tư vấn phát hành, đại lý phân phối trái phiếu và các dịch vụ khác
liên quan đến trái phiếu dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng đáng kể giữa các sản phẩm đã giúp
tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trong năm 2020 tăng trưởng đáng kể dù giảm nhẹ so với năm 2019.
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2020 và năm 2019 lần lượt là 23,04% và
20,68%. Như vậy năm 2020 so với năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tăng
2,36% tương ứng tăng với tỷ lệ là 11,41%. Dù phải đối mặt với các thách thức nhưng
hoạt động và kết quả trong năm 2020 của Techcombank cho thấy năng lực thích ứng và
tăng trưởng vượt trội kể cả khi thị trường biến động.
Hệ số sinh lời tài sản có xu hướng tăng cụ thể là tăng 0,002 lần với tỷ lệ 6,90% so với
năm 2019. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2019, bình quân 1 đồng tài sản sử dụng
trong kỳ tạo ra 0,029 đồng lợi nhuận sau thuế; trong năm 2020, bình quân 1 đồng tài
sản sử dụng trong kỳ tạo ra 0,031 đồng lợi nhuận sau thuế. So sánh với hệ số sinh lời tài
sản trung bình ngành ngân hàng năm 2020 là 0,02 và một số ngân hàng lớn như
Vietinbank là 0,0106; BIDV là 0,0047. Qua đó thấy được số liệu này là phù hợp với
ngành lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng thương mại và nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn nợ.
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhẹ cụ thể là tăng 0,005 lần tương ứng
với tỷ lệ tăng là 2,81% so với năm 2019. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2019 bình
quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong kỳ tạo ra 0,178 đồng lợi nhuận sau thuế, năm
2020 bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong kỳ tạo ra 0,183 đồng lợi nhuận sau
thuế. So sánh chỉ tiêu này với một số ngân hàng khác trong năm 2020 như Vietinbank là
0,163; BIDV là 0,089. Như vậy cho thấy số liệu này là hợp lý và phù hợp với số liệu của ngành ngân hàng.
Thu nhập lãi cận biên (NIM) năm 2020 là 2,9%, tăng 0,7% với tỷ lệ tăng là 16,67% so
với năm 2019. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2019 bình quân 1 đồng tài sản sinh lời
đầu tư trong kỳ tạo ra 0,042 đồng thu nhập lãi thuần; năm 2020 bình quân 1 đồng tài
sản sinh lời đầu tư trong kỳ tạo ra 0,049 đồng thu nhập lãi thuần. Thu nhập lãi cận biên
có xu hướng tăng cho thấy trong năm 2020 ngân hàng đã có công tác quản lý chi phí
hiệu quả làm giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro.
3.5. Tiêu chí về thanh khoản Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ Quy định
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (%) 78,1 76,3 1,8 2,36% ≤85%
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (%) 14,4 22,1 -7,7 - ≥10% 34,84%
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày-Đồng (%) 60,0 71,3 -11,3 - ≥50% 15,85%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (%) 33,9 38,4 -4,5 -11,72% ≤37%
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) đánh giá mức độ cân đối giữa huy động
và cho vay khách hàng. Năm 2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 78,1%,
tăng 1,8% tương ứng với tỷ lệ 2,36% so với năm 2019. Theo Thông tư
22/2019/TTNHNN quy định LDR tối đa của Ngân hàng là 85%. Như vậy Ngân hàng
Techcombank đã đảm bảo được tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản năm 2020 của Ngân hàng Techcombank là 14,4%, giảm 7,7%
tương ứng với tỷ lệ 34,84% so với năm 2019. Theo quy định hiện hành tại Thông tư
22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ này tối thiểu là 10%. Như vậy khả năng đáp ứng nhu
cầu thanh khoản đối với nợ phải trả của Ngân hàng là tương đối cao và tuân thủ đúng
theo quy định hiện hành.
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của Techcombank năm 2020 là 60,0%, giảm
11,3% tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,85%. Theo quy định tại Thông tư
22/2019/TTNHNN quy định trường hợp ngân hàng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả
trong 30 ngày quy định tại điểm b khoản này đối với đồng Việt Nam tối thiểu là 50%.
Như vậy đối chiếu với quy định hiện hành thì Ngân hàng Techcombank đảm bảo yêu cầu.
Năm 2020, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 33,9%, giảm 4,5%
tương ứng với tỷ lệ 11,72% so với năm 2019. Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy
định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 01/01/2020 đến hết
30/09/2020 là 40% và từ 01/10/2020 đến hết 30/09/2021 là 37%. Như vậy Ngân hàng
Techcombank đã đảm bảo được tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định.
Techcombank luôn đảm bảo tuân thủ các hạn mức Ngân hàng Nhà nước yêu cầu về các
tỷ lệ thanh khoản quy định trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN, được thay thế bởi
Thông tư 22/2019/ TT-NHNN. Bên cạnh đó, Techcombank còn xây dựng các tỷ lệ quản
lý thanh khoản nội bộ, đẩy mạnh công tác dự báo trong quản lý thanh khoản của Ngân
hàng. Đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản nội bộ, Techcombank cũng thiết lập
các chính sách, quy định quản lý thanh khoản được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị. Hệ
thống quản lý, đo lường, giám sát và dự báo rủi ro thanh khoản được hỗ trợ bởi Hội
đồng rủi ro để ban hành hạn mức rủi ro thanh khoản cho toàn Ngân hàng. Hội đồng
Quản lý tài sản nợ thi hành và giám sát việc thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản, đảm
bảo tuân thủ hạn mức rủi ro và các ngưỡng giới hạn/ ngưỡng cảnh báo do hội đồng rủi ro quy định.
3.6. Tiêu chí về mức độ nhạy cảm với thị trường
3.7. Những giải pháp đề xuất đối với Ngân hàng