






Preview text:
Ngày soạn: 06 tháng 11 năm 2024
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Kim Thông
Tổ chuyên môn: Vật lí – Địa - Công nghệ
BÀI 9: QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT
Môn học: Công nghệ cơ khí 11A (1; 3; 4; 6)
Thời gian thực hiện: 2 tiết (tiết 20 - 21) I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS sẽ: Lập được quy trình công nghệ gia
công một cho tiết đơn giản. 2. Năng lực Năng lực chung: -
Năng lực tự chủ: Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết. -
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin
liên quan đến quy trình gia công chi tiết, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học. -
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ: -
Trình bày được tên các bước cơ bản trong quy trình gia công chi tiết. -
Lập được quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản. 3. Phẩm chất:
Chăm chỉ và trách nhiệm: Chăm chỉ, có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu ra trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: -
SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án. - Máy tính, máy chiếu. -
Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong Bài 9: bản vẽ phôi, bản vẽ chi tiết trục bậc,... -
Sưu tầm thêm một số bản vẽ chế tạo các sản phẩm cơ khí đơn giản.
2. Đối với học sinh: - SGK, vở ghi.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, xác định được nhu cầu tìm hiểu quy trình
công nghệ gia công chi tiết.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu.
c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi mở đầu:
“Hãy kể tên các công việc cần thực hiện để gia công được chi tiết trục bậc trên hình 9.1.”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời.
- GV chưa yêu cầu tính chính xác của các đáp án HS đưa ra. Gợi ý trả lời:
Để gia công được chi tiết trục bậc trên hình 9.1 cần phải thực hiện các công việc:
Nghiên cứu đặc điểm, yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm để từ đó lựa chọn được phôi, thiết
bị gia công, dụng cụ gia công, chế độ gia công cũng như trình tự gia công hợp lí.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài
học ngày hôm nay - Bài 9. Quy trình gia công chi tiết.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (60 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các bước lập quy trình công nghệ gia công chi tiết (30 phút)
a) Mục tiêu: HS trình bày được các bước cơ bản của quy trình công nghệ gia công chi tiết.
b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm về nội dung quy trình
công nghệ gia công chi tiết.
c) Sản phẩm: HS nêu khái niệm về quy trình công nghệ gia công chi tiết và các bước
lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, đáp án cho các câu hỏi mà GV đưa ra.
I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT
- Quy trình công nghệ gia công là các bước cần tuân thủ để thay đổi hình dạng, kích
thước,... của phôi hoặc bán thành phẩm.
- Việc lập quy trình công nghệ gia công hợp lí sẽ tiết kiệm được vật liệu, thời gian gia
công cũng như hạn chế phế phẩm.
*Trả lời câu hỏi (SGK – tr41) 1.
- Quy trình công nghệ gia công gồm các bước:
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ chi tiết.
Bước 2: Lựa chọn phôi.
Bước 3: Xác định trình tự các nguyên công.
Bước 4: Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công.
Bước 5: Xác định chế độ gia công.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu khái niệm về quy trình công nghệ gia công.
- GV chiếu hình ảnh các bước cơ bản lập quy trình công nghệ gia công (hình 9.2) cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr41)
1. Quy trình công nghệ gia công chi tiết gồm có những bước nào? Theo em, bước nào
sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng bề mặt gia công chi tiết?
2. Phân biệt quy trình công nghệ gia công chi tiết với quy trình chế tạo cơ khí.
- GV kết luận quy trình công nghệ gia công chi tiết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lập quy trình công nghệ gia công chi tiết đơn giản (30 phút)
a) Mục tiêu: HS hiểu được cách lập trình công nghệ gia công chi tiết trục bậc (hình
9.1) thông qua ví dụ trong SGK và xây dựng được quy trình gia công chi tiết đơn giản.
b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm về nội dung ví dụ lập
quy trình công nghệ gia công chi tiết.
c) Sản phẩm: HS nêu được cách lập trình công nghệ gia công chi tiết trục bậc và xây
dựng được quy trình gia công chi tiết đơn giản.
II. VÍ DỤ LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐƠN GIẢN
*Trả lời câu hỏi (SGK – tr45)
1. - Bản vẽ hình 9.1 cho ta biết hình dạng, kích thước, vật liệu cũng như các yêu cầu kĩ
thuật khác của chi tiết trục bậc.
- Những thông tin này được sử dụng để phục vụ công việc lựa chọn phôi, xác định
trình tự các nguyên công, lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công và xác định chế độ gia công chi tiết. 2.
Bước 1: Tiện mặt đầu.
Bước 2: Tiện kích thước trụ ngoài ø45 x 40 mm.
Bước 3: Tiện vát mép 2 x 450 mm.
Bước 4: Đảo đầu và tiện mặt phẳng đạt kích thước chiều dài 60 mm.
Bước 5: Tiện kích thước trụ ngoài ø35 x 20 mm.
Bước 6: Tiện vát mép 2 x 450 mm.
Bước 7: Tiện cắt rãnh 2 x 2 mm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu ví dụ về lập quy trình công nghệ gia công chi tiết trục bậc như hình 9.1 (SGK – tr41).
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (SGK – tr45)
1. Bản vẽ hình 9.1 cho ta biết những thông tin gì? Những thông tin này phục vụ cho
công việc nào của lập quy trình công nghệ gia công?
2. Nêu trình tự các bước gia công chi tiết trục bậc hình 9.1.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và phân tích bản vẽ và chuẩn bị phôi (bước 1, 2).
- Sau đó, GV phân tích rõ trình tự các nguyên công theo 7 bước gia công được mô tả
trong bảng 9.1 (SGK – tr43,44).
- GV đặt câu hỏi để HS theo dõi bước 4,5
+ Quan sát các hình trong bảng 9.1 và cho biết trong các bước gia công đã sử dụng
mấy loại dao tiện khác nhau và xác định chế độ gia công của chi tiết này.
Gợi ý: Dụng cụ gia công: dao tiện ngoài, dao tiện đầu cong 45o và dao tiện cắt rãnh gắn mảnh hợp kim;…
- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về ví dụ lập quy trình công nghệ gia công chi tiết đơn giản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung luyện tập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về quy trình gia công chi tiết thông qua câu hỏi
trắc nghiệm khách quan và câu hỏi luyện tập.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi trong trắc nghiệm GV đưa ra.
c) Sản phẩm học tập: Đáp án cho các câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập chứa các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu cá nhân HS lựa chọn các đáp án chính xác. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1: Tại sao cần phải xác định trình tự các nguyên công?
A. Để lựa chọn vật liệu, kích thước và phương pháp chế tạo phôi phù hợp.
B. Để lựa chọn thiết bị, đồ gá, dụng cụ gia công phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, năng suất.
C. Để có trình tự hợp lí nhằm đảm bảo chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.
D. Để đảm bảo độ chính xác gia công theo vật liệu, phương pháp, dụng cụ cắt.
Câu 2: Tại sao cần phải xác định chế độ gia công?
A. Để lựa chọn vật liệu, kích thước và phương pháp chế tạo phôi phù hợp.
B. Để lựa chọn thiết bị, đồ gá, dụng cụ gia công phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, năng suất.
C. Để có trình tự hợp lí nhằm đảm bảo chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.
D. Để đảm bảo độ chính xác gia công theo vật liệu, phương pháp, dụng cụ cắt.
Câu 3: Đối với sản phẩm gia công có dạng trục với các bề mặt tròn xoay, phương pháp gia công phù hợp là?
A. Tiện B. Phay C. Khoan D. Hàn
Câu 4: Đâu là bước quan trọng nhất trong quy trình công nghệ gia công?
A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết B. Xác định trình tự các nguyên công
C. Lựa chọn phôi, thiết bị, dụng cụ gia công D. Xác định chế độ gia công
Câu 5: Có bao nhiêu bước trong quy trình công nghệ gia công? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 6: Xác định các đặc điểm cấu tạo, chức năng làm việc, yêu cầu kĩ thuật, ... để làm
cơ sở lựa chọn phôi và xác định thứ tự các nguyên công là nội dung của bước nào?
A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết B. Xác định trình tự các nguyên công
C. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công D. Xác định chế độ gia công
Câu 7: Theo em, bước nào sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng bề mặt gia công chi tiết?
A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết B. Xác định trình tự các nguyên công
C. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công D. Xác định chế độ gia công
Câu 8: Với hình thức tổ chức sản xuất xác định là đơn chiếc thì quy trình công nghệ
gia công chi tiết có mấy nguyên công? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK – tr45)
Hãy lập quy trình công nghệ gia công chi tiết ống lót hình 9.5.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS xung phong trình bày kết quả hoạt động phần Luyện tập.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Kết quả: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A B C A C A
Luyện tập (SGK – tr45)
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ chi tiết. Từ các đặc điểm cơ bản của chi tiết cần gia công
được mô tả trên bản vẽ cho tiết thì phương pháp tiện là phương pháp gia công phù hợp.
Bước 2: Chuẩn bị phôi. Phôi được lựa chọn là phôi thép ống C45 có kích thước
∅53 𝑥 ∅17 𝑥 62 𝑚𝑚.
Bước 3: Xác định trình tự các nguyên công. Chi tiết nên được gia công với một
nguyên công với trình tự: 1. Tiện mặt đầu → 2. Tiện kích thước trụ ngoài ∅50 mm →
3. Tiện kích thước trụ trong ∅20 𝑥 20 mm → 4. Tiện vát mép 2 x 45o mm → 5. Đảo
đầu và tiện mặt phẳng đạt kích thước dài 60 mm → 6. Tiện kích thước trụ ngoài ∅50
mm → 7. Tiện kích thước trụ trong ∅30 𝑥 40 mm → 8. Tiện vát mép 2 x 45o mm.
Bước 4: Lựa chọn chi tiết và dụng cụ gia công. Thiết bị gia công cho các bước gia
công là máy tiện vạn năng với các dụng cụ gia công là: dao tiện ngoài, dao tiện đầu cong 450 và dao tiện lỗ.
Bước 5: Xác định chế độ gia công
Chiều sâu gia công: Tiện mặt trụ t = 1,5 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép là t = 2 mm.
Số vòng quay trục chính: n = 630 (vòng/phút).
Lượng chạy dao: S = 0,2 mm/vòng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV chữa bài, nhận xét và chuyển sang nội dung vận dụng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về quy trình công nghệ gia công
một chi tiết đơn giản.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Vận dụng SGK trang 45.
c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi vận dụng SGK trang 45.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu Vận dụng (SGK – tr45):
Tìm hiểu về quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi vận dụng.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi vận dụng
- HS khác theo dõi, nhận xét.
Gợi ý: Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết mặt bích.
Các bước gia công chi tiết Bước Tên bước Máy Dao 1 Tiện (khỏa mặt đầu) Tiện Dao đầu cong 2 Tiện trục 100 dài 20 mm Tiện Dao vai 3 Vát mép Tiện Dao đầu cong 4
Đảo đầu, tiện (khỏa) mặt đầu thứ hai cách bậc 20 mm Tiện Dao đầu cong 5
Tiện trụ 50 dài 20 mm và tiện vai bậc Tiện Dao vai 6 Vát mép hai đầu trụ Tiện Dao đầu cong 7
Lấy dấu và khoan 4 lỗ ø9 Khoan Mũi khoan 8
Khoan lỗ bậc ø14 sâu 9 mm Khoan Mũi khoan bậc
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 9 trong Sách bài tập Công nghệ cơ khí chế tạo 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 10. Dự án: Gia công giá treo đồ trang trí.