Giáo án chuyên đề Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo
Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung 3 chuyên đề gồm 10 bài học trong sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Địa lý 10 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Chủ đề: Đề HK2 Địa Lí 10
Môn: Địa Lí 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
tranvanhienbk05@gmail.com.
Ngày soạn: …. /…. /….
CHUYÊN ĐỀ 1 (10 tiết). BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
- Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hệ thống hóa được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Năng lực: * Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan
điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Phân tích được khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác động, hậu quả, tầm quan
trọng và sự cấp bách cần phải có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu
tin cậy về khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác động, hậu quả, tầm quan trọng và sự cấp
bách cần phải có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn
thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, smartphone, mạng internet.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video, học liệu số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú 1 tranvanhienbk05@gmail.com.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: HS thu thập, hệ thống hóa các thông tin về biến đổi khí hậu từ các website.
Phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập về biến đổi khí hậu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: Xem video và vận
dụng kiến thức để trình bày hiểu biết về biến đổi khí hậu.
* Video: https://www.youtube.com/watch?v=k10Ir6tpCKw
* Câu hỏi: Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập trong video và cho biết
mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về biểu hiện của biến đổi khí hậu và mối liên hệ giữa biến
đổi khí hậu và thiên tai đề cập trong video.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video về biến đổi khí hậu và trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Tự nhiên trên thế giới đang thay đổi về nhiều mặt, trong đó sự biến đổi về khí hậu với
nhiều biểu hiện khác nhau đã và đang tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên và xã hội
trên Trái Đất. Vậy khí hậu toàn cầu đang biến đổi ra sao? Nguyên nhân do đâu và con
người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm của biến đổi khí hậu
a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm của biến đổi khí hậu. Khai thác các biểu đồ, hình
ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu. Tích cực tham gia các hoạt
động tuyên truyền về biến đổi khí hậu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo cặp để tìm hiểu khái
niệm của biến đổi khí hậu.
* Câu hỏi: Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, em hãy:
+ Trình bày khái niệm của biến đổi khí hậu?
+ Nhận xét sự thay đổi của khí hậu Trái Đất từ năm 500 đến năm 2020?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2 tranvanhienbk05@gmail.com. 1. Khái niệm
- Là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK,
kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu biểu hiện của biến đổi khí hậu
a) Mục tiêu: HS trình bày được biểu hiện của biến đổi khí hậu. Khai thác các biểu đồ, hình
ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về
biểu hiện của biến đổi khí hậu. Nhóm Hình Nội dung tìm hiểu 1 2
Nhiệt độ Trái Đất tăng 2
Biến đổi về lượng mưa 3 Mực nước biển dâng 4 3
Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
a. Nhiệt độ Trái Đất tăng
- Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã tăng với tốc độ nhanh chóng kể từ khi bắt đầu thời kì
Cách mạng công nghiệp. Trong 100 năm từ 1906-2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã 3 tranvanhienbk05@gmail.com.
tăng 0,74oC. Thập kỉ 2011-2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.
b. Biến động về lượng mưa
- Lượng mưa trung bình trong những năm qua có nhiều biến động trên toàn cầu và ở các khu vực, cụ thể: - Phạm vi toàn cầu:
+ Lượng mưa có xu hướng tăng, bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc.
+ Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30oB trở lên (như Trung Bắc Mỹ, Đông
Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á) và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới (như Nam Á và Tây Phi).
+ Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả ở những nơi lượng mưa có xu hướng giảm. - Các khu vực:
+ Bắc Mỹ: lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Ca-na-da, giảm đi ở Tây Nam
Hoa Kỳ, Đông Bắc Mê-hi-cô khoảng 2% mỗi thập kỉ hạn hán trong nhiều năm gần đây.
+ Nam Mỹ: lượng mưa tăng lên trên lưu vực sông A-ma-dôn và vùng bờ biển Đông Nam,
giảm đi ở Chi-lê và vùng bờ biển phía tây.
+ Châu Phi: lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sa-hen trong giai đoạn 1960-1980.
c. Mực nước biển dâng
- Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 mm/năm trong thời kì 1960-
2003, tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong thời kì 1993-2003.
- Nguyên nhân: do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan (băng ở cực và các đỉnh núi cao).
d. Gia tăng tác hiện tượng thời tiết cực đoan
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lốc xoáy, hạn hán,… đang có xu hướng xảy ra
thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây
nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia. - VD:
+ Xu thế tăng cường hoạt động của bão và xoáy thuận nhiệt đới thể hiện rõ ở phía bắc,
phía tây nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
+ Xu thế hạn hán đang gia tăng ở Bắc Phi, Bắc Mỹ và Nam Âu;…
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu nguyên nhân của biến đổi khí hậu
a) Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Khai thác các biểu đồ,
hình ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu
nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu? 4 tranvanhienbk05@gmail.com.
* Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những tác động
của con người trong việc phát thải khí nhà kính?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Nguyên nhân tự nhiên:
+ Nguyên nhân bên ngoài: chu kì phát xạ khác nhau của Mặt Trời.
+ Nguyên nhân bên trong: các thời kì địa chất (trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào,…), thay
đổi độ nghiêng quỹ đạo (chu kì 96000 năm) và thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời,
tự quay quanh trục của Trái Đất (chu kì 19000 năm đến 23000 năm), các dòng hải lưu,…
Các nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu từ từ, có chu kì rất dài, vì thế chỉ đóng
góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
- Tác động của con người: trong vòng 150 năm trở lại đây, các hoạt động khai thác và sử
dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng nhiên
liệu hóa thạch cũng như các tài nguyên khác như đất và rừng, đã làm gia tăng nồng độ các
khí nhà kính trong bầu khí quyển. Năm 2011, nồng độ CO2 đã tăng 40%, CH4 tăng 150%,
N2O tăng 20% so với thời kì tiền công nghiệp. Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính làm giảm
khả năng phát nhiệt từ mặt đất ra ngoài Vũ trụ, làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Trong đó,
khí CO2 đóng vai trò lớn nhất gây ra hiệu ứng nhà kính Đây là nguyên nhân chủ yếu
của biến đổi khí hậu hiện nay. Theo thống kê của Viện tài nguyên thế giới, hoạt động của
con người đóng góp vào lượng phát thải khí nhà kính như sau:
+ Lĩnh vực năng lượng (phát thải nhiều nhất: 76% lượng khí thải) đến từ hoạt động sản
xuất nhiệt đới, giao thông vận tải, nhiên liệu vận chuyển, năng lượng cho hoạt động sản
xuất, xây dựng, khai thác khí gas và sản xuất phân bón.
+ Lĩnh vực nông nghiệp và thay đổi mục đích sử dụng đất (chiếm 14,8% lượng khí thải),
lượng khí thải đến từ các hoạt động chủ yếu như chăn nuôi gia súc và gia cầm, đất nông nghiệp,…
+ Hoạt động công nghiệp (chiếm 5,9% lượng khí thải) như hoạt động sản xuất xi măng,
hóa chất và những vật liệu khác.
+ Rác thải (chiếm 3,3% lượng khí thải) tại các bãi phế liệu, phân loại chất thải lỏng và xử
lí chất thải của con người đều sinh ra từ khí thải nhà kính. Nguồn phát thải lớn nhất đến từ
bãi chôn lấp chất thải rắn.
Em có biết: Hiệu ứng nhà kính trong tự nhiên có vai trò rất quan trọng cho sự sống
của Trái Đất. Nếu không có hiệu ứng này thì Trái Đất sẽ quá lạnh, con người và các sinh
vật không thể tồn tại được. Tuy nhiên, hiệu ứng nhà kính sẽ trở thành vấn đề lớn khi bầu
khí quyển Trái Đất có quá nhiều khí nhà kính gồm: hơi nước (H2O), khí cacbon đioxit5 tranvanhienbk05@gmail.com.
(CO2), khí metan (CH4), khí đinitơoxit (N2O), các hợp chất halocacbon (CFC, HFC,
HCFC) và khí ôdôn (O3) trong tầng đối lưu. Trong đó, khí CO2 đóng vai trò lớn nhất gây
ra hiệu ứng nhà kính.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu
a) Mục tiêu: HS trình bày được tác động của biến đổi khí hậu. Khai thác các biểu đồ, hình
ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu tác
động của biến đổi khí hậu.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế-xã hội?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên
- Đối với khí hậu: thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão,
lũ lụt, hạn hán,…) có xu hướng gia tăng, cả về tần suất và cường độ và khó dự đoán hơn.
Cụ thể, số lượng ngày và đêm lạnh đã có sự suy giảm, số lượng ngày và đêm ấm đã gia
tăng trên hầu hết các lục địa. Đặc biệt là gia tăng các ngày nắng nóng kỉ lục tại châu Á,
châu Phi, Nam Mỹ,… Nhiều khu vực đã ghi nhận được sự gia tăng số lượng các ngày mưa lớn,…
- Đối với địa hình: ảnh hưởng gián tiếp về nước mặt, nước ngầm, chế độ dòng chảy (dòng
chảy giảm 10-40% vào giữa thế kỉ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm),… băng tuyết ở
cực và núi cao tan, thay đổi tính chất và hoàn lưu đại dương, các đợt triều cường lớn có xu
hướng gia tăng do sự gia tăng mực nước biển trong nửa cuối thế kỉ XIX,…
- Đối với thổ nhưỡng: giảm diện tích đất màu mỡ ven biển, tăng diện tích đất bị nhiễm
mặn, gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa, thu hẹp diện tích đồng bằng do nước biển dâng,…
- Đối với sinh vật: đây là thành phần nhạy cảm nhất, biến đổi khí hậu làm suy giảm đa
dạng sinh học, ảnh hưởng vùng phân bố của sinh vật, thay đổi nơi cư trú của sinh vật,…
2. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế-xã hội
- Đối với sản xuất-kinh tế:
+ Nông nghiệp: ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng và năng suất, thời vụ sản xuất của các
ngành trồng trọt, chăn nuôi,…
+ Công nghiệp: có thể làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp, nhiều
khu công nghiệp ven biển có thể bị ngập nếu nước biển dâng,…
+ Giao thông vận tải: có thể gây ra sụt lún, ngập lụt, sạt lở, phá hủy nhiều công trình
tuyến đường giao thông, các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa, lũ, hạn hán,…) cản trở 6 tranvanhienbk05@gmail.com. hoạt động giao thông,…
+ Du lịch: ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, tồn tại của nhiều thế hệ sinh thái tự
nhiên có giá trị cho du lịch, có thể làm hư hại, biến mất nhiều tài nguyên du lịch, công
trình kiến trúc, thời tiết xấu ảnh hưởng tới hoạt động du lịch,…
- Đối với dân cư-xã hội
+ Cộng đồng dân cư ở những vùng nhiều thiên tai có thể gặp rủi ro cao hơn, những đợt
nắng nóng và giá rét bất thường làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây sốc nhiệt, đột quỵ và
tăng tỉ lệ tử vong; đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Biến đổi khí hậu làm dịch bệnh
gia tăng, lan truyền rộng, làm bùng phát trở lại một số dịch bệnh nhiệt đới truyền nhiễm
như: sốt rét, dịch tả,… và phát sinh các bệnh mới gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và
sức khỏe của con người.
+ Tình trạng di cư sẽ có xu hướng gia tăng do nhiều người bị mất chỗ ở tạm thời do nước
biển dâng, thảm họa tự nhiên, nhất là những vùng thấp đông dân trên các châu thổ của
châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Mục tiêu: HS giải thích được tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ thống
hóa được các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về
ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào hình 5 và thông tin trong bài, em hãy:
+ Cho biết tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu?
+ Trình bày nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 5 và thông tin trong bài, em hãy:
+ Trình bày nhóm giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu?
+ Bản thân em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? 7 tranvanhienbk05@gmail.com.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu tác động lên tất cả các quốc gia. Biến đổi khí
hậu đã và đang trở thành một tình huống khẩn cấp. Thế giới cần hành động ngay hôm nay
để thay đổi tình hình, tránh nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỉ XXI cho các thế hệ tương
lai. Có hai nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm:
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm phát
thải khí nhà kính. Mỗi quốc gia có năng lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu khác nhau, phụ
thuộc vào nền kinh tế, cơ chế chính sách của Nhà nước và trình độ phát triển của khoa
học-công nghệ. Các hoạt động giúp hạn chế phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ nguy cơ
do biến đổi khí hậu gồm:
+ Kiểm kê khí thải nhà kính: thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính trong 5 lĩnh vực như:
năng lượng (bao gồm giao thông vận tải), công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất
và lâm nghiệp, chất thải.
+ Bảo vệ tự nhiên: hoạt động khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự
nhiên. Biện pháp: kiểm soát bồi lắng, xói mòn, phục hồi hệ thống sông suối, trồng và bảo
vệ rừng, vùng ngập nước,…
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo bao gồm: hoạt
động cải thiện hệ thống cấp phát điện quốc gia, xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng
lượng, các hướng dẫn thực hành tiết kiệm phổ biến tới các cá nhân và tổ chức, xác định
mức độ tiêu thụ năng lượng của các cơ sở sản xuất,…
- Thích ứng với biến đổi khí hậu: gồm tất cả những hoạt động của con người được điều
chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí
hậu đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó. Nhằm thích ứng hiệu quả với biến
đổi khí hậu, cần đảm bảo nhứng nguyên tắc: chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, huy
động sự tham gia của toàn xã hội, liên kết giữa các nước và lãnh thổ trên toàn cầu. Một số giải pháp tiêu biểu:
+ Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: nhiệt độ gia tăng có ảnh hưởng trực tiếp
tới sức khỏe con người, cự phát triển của cây trồng và vật nuôi giải pháp thích ứng là
bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi.
+ Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả
nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,…
+ Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: các biện pháp bảo vệ (trồng rừng phòng
hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thủy lợi,…), các biện pháp thích nghi
(chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa).
+ Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng trọt một loại cây phù hợp, xây
dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu,…
+ Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại
tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ
tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,…
+ Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: được sử dụng khá phổ biến, VD trong nông
nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hóa giống cây trồng, áp dụng bảo hiểm nông
nghiệp, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu,… Trong lâm
nghiệp khuyến khích kết hợp nông-lâm, mở rộng diện tích rừng,…
+ Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng
thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
Cả hai nhóm giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cần được tiến hành 8 tranvanhienbk05@gmail.com.
đồng thời với những biện pháp cụ thể và đặc biệt là cần sự tham gia của toàn thế giới thì
mới đảm bảo hiệu quả của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
Em có biết: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số quốc gia:
Xu-đăng: áp dụng việc bảo vệ nguồn nước, thu gom nước mưa truyền thống, xây dựng
vành đai trú ẩn và chắn gió để tăng khả năng chống chịu của các vùng.
Phi-lip-pin: chuyển đổi cây trồng chịu hạn đi đôi với khai thác giếng đào mới và xây
dựng các lưu vực ngăn nước.
Cộng hòa Nam Phi: thực hiện chiến lực dự trữ và quản lí hiệu quả hơn nguồn tài
nguyên nước trong bối cảnh nhu cầu gia tăng và nhiệt độ tăng cao hơn vào năm 2030.
Hà Lan: áp dụng Luật phòng chống lũ lụt và chính sách bảo vệ bờ biển nhằm ứng phó
với nước biển dâng.
Hoa Kỳ: những vùng đất ven biển dễ chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng được
quy hoạch đưa vào vùng bảo vệ dưới quy định và quản lí sử dụng đất.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi 1: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy tìm mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính?
* Câu hỏi 2: Em hãy lập sơ đồ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
* Câu hỏi 1: Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính làm giảm khả năng phát nhiệt từ mặt đất ra ngoài vũ
trụ, làm tăng nhiệt độ của Trái Đất Nhiệt độ Trái Đất tăng xảy ra biến đổi khí hậu.
- Hiệu ứng nhà kính trong tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống của Trái Đất.
Nếu không có hiệu ứng này thì Trái Đất sẽ quá lạnh, con người và các sinh vật không thể tồn tại được.
- Hiệu ứng nhà kính sẽ trở thành vấn đề lớn khi bầu khí quyển Trái Đất có quá nhiều khí
nhà kính như: H2O, CO2, CH4, N2O, các hợp chất halocacbon (CFC, HFC, HCFC),… Trong
đó, khí CO2 đóng vai trò lớn nhất gây ra hiệu ứng nhà kính Gây ra biến đổi khí hậu toàn
cầu, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường. 9 tranvanhienbk05@gmail.com. * Câu hỏi 2:
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Thích ứng với biến đổi khí hậu Sử Giải dụng Giải pháp tiết pháp thích Giải Giải Kiểm kiệm thích ứng pháp pháp kê Bảo năng ứng trước Giải Giải đối ngắn khí vệ lượng với sự thay pháp pháp với hạn thải tự và phát sự đổi vi vĩ từng và nhà nhiên triển gia thất mô mô ngành dài kính nguồn tăng thường kinh hạn năng nhiệt của tế lượng độ lượng tái tạo mưa
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy thu thập thông tin về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Gợi ý:
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ dẫn đến một thực trạng, trong những thập kỷ tới, Việt
Nam sẽ nằm trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.
Một số nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang trải qua biến đổi khí hậu và sẽ bị ảnh hưởng
tiêu cực nghiêm trọng trong những thập kỷ tới. Những tác động tiêu cực này bao gồm mực
nước biển dâng, xâm nhập mặn và các vấn đề thủy văn khác như lũ lụt, diễn biến cửa sông,
bồi lắng, các thiên tai như sóng lạnh, triều cường đều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển và kinh tế của đất nước bao gồm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng đường bộ,…
Một số vấn đề như sụt lún đất (do khai thác nước ngầm quá mức) làm trầm trọng thêm
một số tác động mà biến đổi khí hậu sẽ mang lại (mực nước biển dâng), đặc biệt là ở các
khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và người
dân đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiểu và thích ứng với tác động.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. 10 tranvanhienbk05@gmail.com.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn
mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Chuyên đề 2. Đô thị hóa. Nội dung: (I). Đô thị hóa.
(II). Đô thị hóa ở các nước phát triển.
(III). Đô thị hóa ở các nước đang phát triển. 11 tranvanhienbk05@gmail.com.
Ngày soạn: …. /…. /….
CHUYÊN ĐỀ 2 (10tiết). ĐÔ THỊ HÓA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về đô thị hóa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nêu được ý
nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Phân biệt được quy mô của
các đô thị. Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Nhận xét và giải
thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Phân tích được tác động tích cực
và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước
đang phát triển. Liên hệ được với thực tế Việt Nam.
- So sánh được đặc điểm đô thị hóa giữa hai nhóm nước: phát triển, đang phát triển.
- Xác định được trên bản đồ thế giới một số siêu đô thị.
- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới hoặc một số nước. 2. Năng lực: * Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan
điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Sử dụng được bản đồ để xác định được tỉ lệ dân thành thị, quy mô dân số đô thị.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…
+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu
tin cậy về đô thị hóa. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn
thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. 12 tranvanhienbk05@gmail.com.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: Xem ảnh và nhận diện các đô thị.
* Câu hỏi: Đoán tên thành phố ứng với bức ảnh nhìn thấy?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các thành phố.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị ở nước
phát triển và nước đang phát triển và tổ chức cho HS chơi trò đoán tên thành phố như Tô-
ky-ô (Nhật Bản), Xin-ga-po (Singapore), Niu Oóc (Hoa Kỳ), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam),…
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Đô thị hóa là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Vây, thế nào là đô thị hóa? Đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển khác nhau
ra sao? Quá trình đô thị hóa tác động như thế nào đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường
ở các nước đang phát triển? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua chuyên đề này.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đô thị hóa
a) Mục tiêu: HS phân tích được khái niệm đô thị hóa và ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về đô thị hóa.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm đô thị hóa theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 1, thông tin trong bài, hãy nêu ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị? 13 tranvanhienbk05@gmail.com.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. ĐÔ THỊ HÓA
1. Khái niệm đô thị hóa
- Theo nghĩa rộng: đô thị hóa là một quá trình kinh tế-xã hội làm thay đổi môi trường do
con người xây dựng, biến khu vực trước đây là nông thôn thành khu định cư đô thị, đồng
thời dịch chuyển sự phân bố theo không gian của dân cư từ nông thôn sang thành thị. Bao
gồm: thay đổi về nghề nghiệp chủ đạo, lối sống, văn hóa và hành vi làm thay đổi cấu
trúc nhân khẩu, xã hội của dân cư ở khu vực thành thị và nông thôn.
- Theo nghĩa hẹp: đô thị hóa là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành
phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị
- Tỉ lệ dân thành thị là sự tương quan giữa số dân thành thị so với tổng số dân trên một
lãnh thổ nhất định, đơn vị tính là
Tỉ lệ dân thành thị (%) Số dân thành thị = 100 Tổng số dân
- Tỉ lệ dân thành thị là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá
trình đô thị hóa và là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển
a) Mục tiêu: HS phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đặc
điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
* Nhóm 1: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích lịch sử đô thị hóa ở các nước phát triển?
* Nhóm 2: Dựa vào hình 1, hình 2 và thông tin trong bài, em hãy phân tích tỉ lệ dân
thành thị ở các nước phát triển? 14 tranvanhienbk05@gmail.com.
* Nhóm 3: Dựa vào bảng 1 và thông tin trong bài, em hãy phân tích quy mô đô thị hóa ở các nước phát triển?
* Nhóm 4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích chức năng đô thị ở các nước phát triển?
* Nhóm 5: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích lối sống đô thị ở các nước phát triển.
Bảng 1. Số lượng các đô thị tại các nước phát triển phân theo quy mô dân số, giai đoạn
1950-2020 và dự báo đến năm 2035
(Đơn vị: đô thị) Năm Quy mô dân số
1950 1970 1990 2020 2035
Từ 300 nghìn người dưới 500 nghìn người 79 114 158 194 201
Từ 500 nghìn người dưới 1 triệu người 66 97 113 151 162
Từ 1 triệu người dưới 5 triệu người 37 64 88 105 115
Từ 5 triệu người dưới 10 triệu người 4 6 6 14 16
Từ 10 triệu người trở lên 2 3 4 6 7
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. ĐÔ THỊ HÓA Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1. Đặc điểm đô thị hóa
a. Lịch sử đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa. Từ cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, quá trình công nghiệp hóa đã diễn ra ở
nhiều nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ.
- Đặc điểm của sản xuất công nghiệp đòi hỏi sự tập trung cao độ về lực lượng lao động
nên khi các cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển, việc làm ngày càng nhiều đã góp phần
thúc đẩy sự tập trung dân cư, dẫn đến sự hình thành, mở rộng quy mô và gia tăng số lượng các đô thị.
b. Tỉ lệ dân thành thị
- Ở các nước phát triển, tỉ lệ dân thành thị cao. Năm
Tỉ lệ dân thành thị trung bình
Tỉ lệ dân thành thị của của thế giới (%)
các nước phát triển (%) 1950 29,6 54,8 2020 56,2 79,1
- Tỉ lệ dân thành thị cao của một số nước phát triển năm 2020: Quốc gia
Tỉ lệ dân thành thị (%) 15 tranvanhienbk05@gmail.com. Hà Lan 92,2 Nhật Bản 91,7 Lúc-xem-bua 91,4 Đan Mạch 88,1 Niu Di-len 86,6 Ô-x trây-li-a 86,2 Anh 83,9 Na Uy 82,9 Hoa Kỳ 82,6 Ca-na-da 81,5 Hàn Quốc 81,4
- Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao thường có quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm,
trình độ phát triển kinh tế cao.
c. Quy mô đô thị
- Dựa vào quy mô dân số, quy mô đô thị có thể được phân loại như sau:
+ Từ 300 nghìn người dưới 500 nghìn người.
+ Từ 500 nghìn người dưới 1 triệu người.
+ Từ 1 triệu người dưới 5 triệu người.
+ Từ 5 triệu người dưới 10 triệu người.
+ Từ 10 triệu người trở lên.
- Ở các nước phát triển, phần lớn các đô thị có quy mô nhỏ và trung bình. Năm 2020, có
73% đô thị có quy mô dân số từ 300 nghìn người dưới 1 triệu người, 22,3% số lượng
các đô thị có quy mô dân số từ 1 triệu người dưới 5 triệu người. Số lượng các đô thị có
quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên (gọi là siêu đô thị) ít hơn so với các nước đang phát triển.
d. Chức năng đô thị
- Các nước phát triển có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao nên trong nhiều đô thị, chức
năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
- Các đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa,… của quốc gia, khu vực (đô thị đa chức năng).
- Một số đô thị có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới như Niu Ioóc (Hoa Kỳ), Luân
Đôn (Anh), Tô-ky-ô (Nhật Bản), Pa-ri (Pháp),…
e. Lối sống đô thị
- Ở các nước phát triển, lối sống thành thị đã lan tỏa mạnh mẽ về các vùng nông thôn. Thể
hiện qua sự thay đổi trong công việc, thói quen tiêu dùng, văn hóa ứng xử,…
- Hiện nay, sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ở các nước
phát triển ít hơn so với các nước đang phát triển.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 16 tranvanhienbk05@gmail.com.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu sự thay đổi quy mô đô thị, xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển
a) Mục tiêu: HS phân biệt được quy mô của các đô thị. Nhận xét và giải thích được xu
hướng đô thị hóa ở các nước phát triển.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về sự thay
đổi quy mô đô thị, xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào hình 1, bảng 1, bảng 2, thông tin trong bài, em hãy:
+ Phân biệt quy mô đô thị hóa ở các nước phát triển?
+ Xác định vị trí các siêu đô thị của các nước phát triển trên bản đồ?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào bảng 3, bảng 4, thông tin trong bài, em hãy nhận xét và giải thích
xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển?
Bảng 2. Quy mô dân số của các vùng đô thị, siêu đô thị ở các nước phát triển giai đoạn
1950-2020 và dự báo đến năm 2030
(Đơn vị: triệu người) Năm Đô thị 1950 1970 2020 2035 Tô-ky-ô (Nhật Bản) 11,2 20,2 37,3 36,0 Ô-xa-ca (Nhật Bản) 7,0 15,2 19,2 18,3 Niu Ioóc (Hoa Kỳ) 12,3 16,1 18,8 20,8 Mát-xcơ-va (Liên bang Nga) 5,3 7,1 12,5 12,8 Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ) 4,0 8,3 12,4 13,7 Pa-ri (Pháp) 6,2 8,2 11,0 12,0
Bảng 3. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của các nước phát triển năm 2020, dự báo đến năm 2050 Năm 2020 2030 2040 2050
Số dân thành thị (triệu người) 1003,6 1049,6 1090,4 1123,9
Tỉ lệ dân thành thị (%) 79,1 81,4 84,0 86,6
Bảng 4. Tốc độ gia tăng dân số thành thị ở các nước phát triển và thế giới giai đoạn 1950-
1955 và 2015-2020, dự báo đến 2025-2030 (Đơn vị: %) Giai đoạn 1950-1955 2015-2020 2025-2030 Thế giới 3,10 1,90 1,58 Các nước phát triển 2,32 0,50 0,44
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
2. Sự thay đổi quy mô đô thị
- Dựa theo quy mô dân số, quy mô đô thị ở các nước phát triển có thể được chia thành 5 mức độ khác nhau.
- Cùng với sự gia tăng số lượng các đô thị là quá trình tăng lên về quy mô dân số, nhất là
quy mô dân số ở các siêu đô thị.
- Tại một số quốc gia, dân cư tập trung đông ở khu vực trung tâm thành phố và khu vực
ngoại thành hoặc lãnh thổ tiếp giáp đã hình thành các vùng đô thị, như vùng đô thị Niu Ioóc, Tô-ky-ô, Pa-ri,…
3. Xu hướng đô thị hóa
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm.
+ Ở các nước phát triển, theo dự báo, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tiếp tục tăng.
+ Trong giai đoạn 2020-2050, số dân thành thị dự báo tăng thêm 120,3 triệu người, tỉ lệ
dân thành thị dự báo tăng thêm 7,5%.
+ Tốc độ gia tăng dân số thành thị ở các nước phát triển trong tương lại có xu hướng
chậm lại và tiếp tục thấp hơn mức trung bình thế giới. Nguyên nhân: do các nước phát 17 tranvanhienbk05@gmail.com.
triển đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, đời sống của người dân được nâng cao, sự
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn không nhiều, khả năng tạo việc làm và tăng thu
nhập ở các đô thị không còn hấp dẫn như giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa,…
- Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh đô thị lớn:
+ Theo dự báo, đến năm 2030, các nước phát triển chỉ tăng thêm hai đô thị có quy mô dân
số lớn và một đô thị có quy mô dân số rất lớn (siêu đô thị).
+ Quy mô dân số tại một số siêu đô thị (như Tô-ky-ô, Ô-xa-ca) có xu hướng giảm.
+ Xu hướng chung ở nhiều nước là phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh một đô thị lớn.
+ Hướng phát triển này nhằm giảm sự tập trung dân cư đông đúc và sức ép cho các đô thị
lớn trong quá trình phát triển.
- Chuyển cư từ trung tâm đô thị ra vùng ngoại ô và các đô thị vệ tinh:
+ Trong tương lại, ở các nước phát triển tiếp tục có sự chuyển cư từ khu vực trung tâm đô
thị ra vùng ngoại ô hoặc từ các đô thị lớn đến các đô thị vệ tinh.
+ Xu hướng này một phần do điều kiện sống ở khu vực trung tâm đô thị so với khu vực
ngoại ô hoặc giữa các đô thị ngày càng xích lại gần nhau.
+ Sự chuyển cư này giúp người dân ở các trung tâm đô thị, các đô thị lớn giảm áp lực về
nhà ở, chi phí sinh hoạt,…
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển
a) Mục tiêu: HS phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đặc
điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển.
* Nhóm 1: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích lịch sử đô thị hóa ở các nước đang phát triển?
* Nhóm 2: Dựa vào hình 1, hình 3 và thông tin trong bài, em hãy phân tích tỉ lệ dân
thành thị ở các nước đang phát triển?
* Nhóm 3: Dựa vào bảng 5, bảng 6 và thông tin trong bài, em hãy phân tích quy mô đô
thị hóa ở các nước đang phát triển?
* Nhóm 4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích chức năng đô thị ở các nước đang phát triển?
* Nhóm 5: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích lối sống đô thị ở các nước đang phát triển. 18 tranvanhienbk05@gmail.com.
Bảng 5. Số lượng đô thị ở các nước đang phát triển theo quy mô dân số, giai đoạn 1950-
2020 và dự báo đến năm 2035
(Đơn vị: đô thị) Năm Quy mô dân số
1950 1970 1990 2020 2035
Từ 300 nghìn người đến dưới 500 nghìn người 50 111 258 535 645
Từ 500 nghìn người đến dưới 1 triệu người 35 93 188 475 595
Từ 1 triệu người đến dưới 5 triệu người 32 63 155 389 524
Từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người 1 9 15 37 57
Từ 10 triệu người trở lên 0 3 6 28 41 Tổng cộng 118 279 622 1464 1862
Bảng 6. Quy mô dân số của một số vùng đô thị và siêu đô thị ở các nước đang phát triển,
giai đoạn 1950-2020, dự báo đến năm 2035 (Đơn vị: triệu người) Đô thị 1950 1970 2020 2035 Đê-hi (Ấn Độ) 1,3 3,5 30,2 43,3 Thượng Hải (Trung Quốc) 4,2 6,0 27,0 34,3 Xao Pao-lô (Bra-xin) 2,3 7,6 22,0 24,4 Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô) 3,3 8,8 21,7 25,4 Đa-ca (Băng-la-đet) 0,3 1,3 21,0 31,2 Cai-rô (Ai Cập) 2,4 5,5 20,9 28,5 Bắc Kinh (Trung Quốc) 1,6 4,4 20,4 25,3 Mum-bai (Ấn Độ) 3,0 6,4 20,4 27,3 Ca-ra-chi (Pa-ki-xtan) 1,0 3,1 16,0 23,1 Trùng Khánh (Trung Quốc) 1,5 2,2 15,8 20,5
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. ĐÔ THỊ HÓA Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Đặc điểm đô thị hóa
a. Lịch sử đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển diễn ra muộn và gắn liền với sự bùng nổ dân số.
- Sự bùng nổ dân số (nhất là từ nửa sau của thế kỉ XIX) khiến quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh, với đặc trưng là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các đô thị, sự tập trung dân
cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn để tìm việc làm, nâng cao thu nhập. 19 tranvanhienbk05@gmail.com.
- Ở một số nước, quá trình công nghiệp hóa cũng góp phần dẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
- Một số đô thị có quy mô dân số lớn vào năm 1950 là Thượng Hải (Trung Quốc), Mê-hi-
cô Xi-ti (Mê-hi-cô), Mum-bai (Ấn Độ), Rio đê Gia-nê-rô (Bra-xin), Cai-rô (Ai Cập),…
b. Tỉ lệ dân thành thị
- Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp.
- Trong giai đoạn 1950-2020, tỉ lệ dân thành thị đã tăng 34%. Tỉ lệ dân thành thị ở các
nước đang phát triển tuy có sự gia tăng nhưng vẫn thấp so với tỉ lệ trung bình của thế giới.
- Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của các nước đang phát triển là 51,7%, trong khi tỉ lệ trung
bình của thế giới là 56,2%.
- Nguyên nhân: do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở phần lớn
các nước còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia.
- Tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia năm 2020:
Đặc điểm tỉ lệ dân thành thị Quốc gia
Tỉ lệ dân thành thị Li-băng 88,9 Cao Vê-nê-xu-ê-la 88,2 Bra-xin 87,0 Bu-run-đi 13,7 Thấp Ni-giê 16,6 Xri Lan-ca 18,7 Nê-pan 20,5
c. Quy mô đô thị
- Có nhiều cách phân loại quy mô đô thị. Mỗi nước có sự phân loại khác nhau tùy theo
đặc điểm phát triển riêng.
- Ở nước ta hiện nay, dựa trên quy mô về dân số, quy mô đô thị được phân loại: Đô thị Quy mô dân số Toàn đô thị Khu vực nội thành Đặc biệt 5 triệu người trở lên 3 triệu người trở lên Thành phố trực thuộc Trung ương 1 triệu người trở lên 500 nghìn người trở lên
Loại I Thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc
thành phố trực thuộc 500 nghìn người trở lên 200 nghìn người trở lên trung ương Loại II
200 nghìn người trở lên 100 nghìn người trở lên Loại III
100 nghìn người trở lên 50 nghìn người trở lên Loại IV 50 nghìn người trở lên 20 nghìn người trở lên Loại V 4 nghìn người trở lên
- Nhìn chung, số lượng và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh.
- Trong giai đoạn, 1950-2020, số lượng đô thị có quy mô dân số từ 300 nghìn người trở
lên đã tăng 12,4 lần (trong khi các nước phát triển chỉ tăng 2,5 lần).
- Các nước đang phát triển có nhiều siêu đô thị hơn các nước phát triển. Năm 2020, có
đến 28/34 siêu đô thị trên thế giới ở các nước đang phát triển.
d. Chức năng đô thị
- Các đô thị có quy mô lớn thường gắn với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa,… của quốc gia và khu vực.
- Một số đô thị có tầm ảnh hưởng lớn như Hồng Kông, Thượng Hải, Bắc Kinh (Trung20 tranvanhienbk05@gmail.com.
Quốc), Xao Pao-lô (Bra-xin),…
e. Lối sống đô thị
- Ở các nước đang phát triển, lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng
đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch lớn
giữa lối sống của dân cư thành thị và dân cư nông thôn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển
a) Mục tiêu: HS phân tích được xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về xu
hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển. PHIẾU HỌC TẬP Nhóm Bảng Xu hướng Nhận xét Giải thích 7, 8
Số dân thành thị và tỉ lệ dân 1
thành thị vẫn tiếp tục gia tăng
Số lượng các đô thị lớn và 2
rất lớn vẫn tiếp tục tăng nhanh
Phát triển các đô thị vệ tinh 3
quanh đô thị lớn, phát triển
các đô thị có quy mô trung bình và nhỏ 4
Phát triển đô thị theo hướng bền vững
Bảng 7. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của các nước đang phát triển năm 2020, dự báo đến năm 2050 Năm 2020 2030 2040 2050
Số dân thành thị (triệu người) 3375,3 4117,5 4847,8 5555,7
Tỉ lệ dân thành thị (%) 51,7 56,7 61,3 65,6
Bảng 8. Tốc độ gia tăng dân số thành thị ở các nước đang phát triển và thế giới,
giai đoạn 1950-1955 và 2015-2020, dự báo đến 2025-2030 (Đơn vị: %) Giai đoạn 1950-1955 2015-2020 2025-2030 Thế giới 3,10 1,90 1,58
Các nước đang phát triển 4,21 2,34 1,88
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
2. Xu hướng đô thị hóa
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị vẫn tiếp tục gia tăng:
+ Theo dự báo, những thập niên tới đây, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở các nước 21 tranvanhienbk05@gmail.com.
đang phát triển tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm lại. Trong giai đoạn 2020-2050, số dân
thành thị dự báo tăng thêm 2180,4 triệu người, tỉ lệ dân thành thị dự báo tăng thêm 13,9%.
+ Tốc độ gia tăng dân số thành thị ở các nước đang phát triển có xu hướng chậm lại
nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của thế giới và của các nước phát triển.
+ Nguyên nhân: do mức gia tăng dân số tự nhiên ở nhiều thành phố còn cao, dân cư nông
thôn vẫn tiếp tục nhập cư vào các thành phố.
- Số lượng các đô thị lớn và rất lớn vẫn tiếp tục tăng nhanh:
+ Trong tương lai, số lượng các đô thị lớn và rất lớn vẫn tiếp tục tăng nhanh, do nhiều
quốc gia đang phát triển tiếp tục thực hiện quá trình công nghiệp hóa, kinh tế ở các đô thị
tiếp tục phát triển nhanh,…
+ Theo dự báo, trong giai đoạn 2020-2035, ở các nước đang phát triển sẽ tăng thêm 20 đô
thị có quy mô dân số lớn và 13 đô thị có quy mô dân số rất lớn (siêu đô thị).
- Phát triển các đô thị vệ tinh quanh đô thị lớn, phát triển các đô thị có quy mô trung bình và nhỏ:
+ Sự phát triển các đô thị lớn và rất lớn ở các nước đang phát triển gây sức ép trong việc
giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
Đô thị hóa ở các nước đang phát triển dần chuyển hướng sang hình thành các đô thị vệ
tinh quanh các đô thị lớn, phát triển đô thị có quy mô dân số trung bình và nhỏ như các nước phát triển.
- Phát triển đô thị theo hướng bền vững:
+ Tại nhiều quốc gia đang phát triển, môi trường đô thị bị ô nhiễm do dân cư ngày càng
đông đúc và các chất thải từ các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều.
Trong tương lai, các đô thị phát triển theo hướng bền vững, như đô thị sinh thái, đô thị
xanh,… Các thành phố cũng ngày càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu,…
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học
tập -Bước2:Thựchiệnnhiệmvụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.6. Tìm hiểu tác động của quá trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường
a) Mục tiêu: HS phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến
dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển.
* Nhóm 1, 3: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích tác động tích cực của quá
trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích tác động tiêu cực của quá
trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển?
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về tác
động của quá trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 22 tranvanhienbk05@gmail.com.
3. Tác động của quá trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường
a. Tác động tích cực
- Tác động đến dân số:
+ Thay đổi quá trình sinh, tử.
+ Thay đổi cơ cấu dân số theo hướng gia tăng số dân trong độ tuổi lao động, trong khu
vực công nghiệp, dịch vụ.
+ Thay đổi phân bố dân cư.
Thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ.
- Tác động đến kinh tế-xã hội:
Quá trình đô thị hóa tác động đến lĩnh vực kinh tế:
+ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa. Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng nên thúc
đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế. Quá trình đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch lao
động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế.
+ Tăng thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, do các đô thị là nơi có thị trường tiêu
thụ rộng lớn, lực lượng lao động dồi dào và có chất lượng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng
phát triển, cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại,…
+ Các đô thị là nơi sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn và có nhiều dịch vụ không chỉ
phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ.
+ Sự phát triển của các đô thị có tác động lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các
khu vực lân cận và cả nước.
Quá trình đô thị hóa tác động đến lĩnh vực xã hội:
+ Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động do một số ngành nghề yêu cầu người lao động
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng nghề nghiệp.
+ Nâng cao năng suất lao động khi lực lượng lao động chuyển từ các ngành sản xuất nông
nghiệp sang các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
+ Nâng cao đời sống của người dân thành thị (người dân ở thành phố dễ dàng tiếp cận với
các dịch vụ giáo dục, y tế, các hoạt động văn hóa,…).
+ Phổ biến lối sống tích cực ở thành thị và dân cư nông thôn.
- Tác động đến môi trường:
+ Những đô thị được quy hoạch một cách khoa học, được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất-kĩ thuật đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường ngày càng văn minh, hiện đại.
b. Tác động tiêu cực
- Tác động đến dân số: Cùng với quá trình đô thị hóa, tuổi kết hôn ở đô thị thường muộn hơn ở vùng nông thôn.
- Tác động đến kinh tế-xã hội: Làm tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.
Tác động đối với xã hội:
+ Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở đô thị; suy giảm nguồn lao động ở nông thôn.
+ Gia tăng đáng kể sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
+ Gia tăng sức ép lên vấn đề nhà ở và nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh, trật tự xã hội,…
- Tác động đến môi trường:
+ Quá trình đô thị hóa với sự tập trung cao độ về dân cư và các hoạt động sản xuất làm gia
tăng các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường khu vực đô thị, như sự ô nhiễm
môi trường nước; sự suy giảm lớp phủ thực vật và đa dạng sinh học; sự gia tăng ô nhiễm không khí,… 23 tranvanhienbk05@gmail.com.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn
thiện thông tin so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển. Nội dung so sánh
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển Lịch sử đô thị hóa Tỉ lệ dân thành thị Quy mô đô thị Chức năng đô thị Lối sống đô thị
* Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ khái quát sự tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến phát
triển dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển?
* Câu hỏi 3: Cho bảng số liệu:
Bảng 9. Dân số thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950-2020
(Đơn vị: triệu người) Năm Khu vực 1950 1970 1990 2020 Thế giới 2536,2 3700,5 5330,9 7795,4 Thành thị 750,9 1354,2 2290,2 4378,9 Nông thôn 1785,3 2346,3 3040,7 3416,5
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950-2020?
b) Rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950-2020?
* Câu hỏi 4: Bằng kiến thức đã học, hãy sưu tầm các tư liệu để tìm hiểu về đô thị hóa ở
Việt Nam với các nội dung sau đây:
- Đặc điểm đô thị hóa (tìm hiểu về lịch sử đô thị hóa, tỉ lệ dân thành thị, quy mô đô thị,
chức năng đô thị, lối sống đô thị). - Xu hướng đô thị hóa.
- Tác động đô thị hóa (tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường).
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. * Câu hỏi 1: Nội dung so sánh
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển Lịch sử
- Quá trình đô thị hóa ở các nước - Quá trình đô thị hóa ở các nước đang 24 tranvanhienbk05@gmail.com.
đô thị hóa phát triển diễn ra sớm, gắn liền với phát triển diễn ra muộn và gắn liền với
quá trình công nghiệp hóa. sự bùng nổ dân số.
- Đặc điểm của sản xuất công - Ở một số nước, quá trình Công nghiệp
nghiệp góp phần thúc đẩy sự tập hóa cũng góp phần đẩy nhanh quá trình
trung dân cư, dẫn đến sự hình đô thị hóa.
thành, mở rộng quy mô và gia tăng - Một số đô thị có quy mô dân số lớn là số lượng các đô thị.
Thượng Hải, Mê-hi-cô Xi-ti, Mum- bai,…
- Ở các nước phát triển, tỉ lệ dân - Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ dân
thành thị cao (tỉ lệ dân thành thị đã thành thị tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp. là 79,1% - 2020).
- Nguyên nhân do sự chuyển dịch cơ cấu
- Một số nước có tỉ lệ dân thành thị kinh tế và quá trình CNH ở phần lớn các
Tỉ lệ dân cao là Hà Lan, Nhật Bản, Lúc-xem- nước còn chậm, sản xuất nông nghiệp
thành thị bua, Đan Mạch,…
vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của nhiều
- Các nước có tỉ lệ dân thành thị quốc gia.
cao thường có quá trình công - Bên cạnh một số quốc gia có tỉ lệ dân
nghiệp hóa diễn ra sớm, trình độ thành thị cao, còn nhiều quốc gia có tỉ lệ phát triển kinh tế cao.
dân thành thị rất thấp.
- Ở các nước phát triển, phần lớn - Có nhiều cách phân loại quy mô đô thị.
các đô thị có quy mô nhỏ và trung Mỗi nước có sự phân loại khác nhau tùy Quy mô bình.
theo đặc điểm phát triển riêng. đô thị
- Số lượng các đô thị có quy mô - Nhìn chung, số lượng và quy mô đô thị
dân số từ 10 triệu người trở lên (gọi ở các nước đang phát triển tăng nhanh.
là siêu đô thị) ít hơn so với các - Các nước đang phát triển có nhiều siêu nước đang phát triển.
đô thị hơn các nước phát triển.
- Các nước phát triển có nền kinh tế
phát triển ở trình độ cao nên trong - Các đô thị có quy mô lớn thường gắn
với chức năng là trung tâm chính trị, Chức
nhiều đô thị, chức năng về kinh tế kinh tế, văn hóa,. . của quốc gia và khu
năng đô giữ vai trò chủ đạo. vực. thị
- Các đô thị có quy mô dân số lớn
thường gắn với chức năng là trung - Một số đô thị có tầm ảnh hưởng lớn
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,. . như Hồng Kông, Thượng Hải, Bắc của quốc gia, khu vực. Kinh,…
- Ở các nước phát triển, lối sống
thành thị đã lan tỏa mạnh mẽ về các + Lối sống đô thị ngày càng phổ biến
rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống
Lối sống vùng nông thôn.
của dân cư nông thôn về nhiều mặt. đô thị
- Sự khác biệt về lối sống giữa dân
cư thành thị và dân cư nông thôn ở + Vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa lối
các nước phát triển ít hơn so với sống của dân cư thành thị và dân cư nông
các nước đang phát triển. thôn. * Câu hỏi 2:
Tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển dân số, kinh tế, xã hội và
môi trường ở các nước đang phát triển. 25 tranvanhienbk05@gmail.com.
Tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hóa Tích cực Tiêu cực Kinh tế-xã hội Kinh tế-xã hội Dân số Môi - Đẩy nhanh tốc độ - Làm tăng sự - Thay trường tăng trưởng kinh tế chênh lệch trong đổi quá - Gia và chuyển dịch cơ phát triển kinh tế trình tăng cấu kinh tế. Môi giữa thành thị và sinh, các tác - Tăng cường thu hút trường Dân số nông thôn. tử. động vốn đầu tư trong Tạo Tuổi - Tăng tỉ lệ thất - Thay tiêu cực nước và quốc tế. cảnh kết hôn nghiệp, thiếu đổi cơ đến tài - Sản xuất ra khối quan, ở đô việc làm ở đô cấu dân nguyên lượng hàng hóa lớn môi thị thị. số theo và môi phục vụ trong nước trường thường - Gia tăng đáng hướng trường. và xuất khẩu. ngày muộn kể sự phân hóa gia - Suy - Tạo việc làm, nâng càng hơn ở giàu nghèo giữa tăng số giảm cao thu nhập cho văn vùng thành thị và dân đa dạng người lao động. minh, nông nông thôn. trong sinh Nâng cao năng suất hiện thôn. - Gây sức ép vấn dộ tuổi học; lao động. đại. đề nhà ở và làm lao tầng ô - Phổ biến lối sống nảy sinh nhiều động, nhiễm tích cực ở thành thị vấn đề về an … không vào dân cư nông nhinh, trật tự xã khí,… thôn. hội,… * Câu hỏi 3: a) Biểu đồ - Tính tỉ trọng
+ Công thức: Tỉ trọng thành phần = Giá trị thành phần/Tổng số x 100 (%).
+ Áp dụng công thức, ta tính được bảng sau:
Dân số thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 - 2020 (Đơn vị: %) Năm Khu vực 1950 1970 1990 2020 Thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 Thành thị 29,6 36,6 43,0 56,2 Nông thôn 70,4 63,4 57,0 43,8 - Biểu đồ 26 tranvanhienbk05@gmail.com.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ
NÔNG THÔN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 - 2020 b) Nhận xét
- Cơ cấu dân số có sự thay đổi giữa thành thị và nông thôn qua các năm.
- Về cơ cấu: Tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân số nông thôn, năm 2020 56,2% so với 43,8%. - Về sự thay đổi
+ Tỉ lệ dân nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhưng ngày càng giảm mạnh (giảm 26,6%) và
chiếm tỉ trọng thấp hơn dân số thành thị.
+ Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng nhanh (tăng 26,6%) và có tỉ trọng ngày càng lớn,
lớn hơn dân số nông thôn. * Câu hỏi 4:
- Học sinh tìm kiếm tài liệu qua sách, báo hoặc internet.
- Đô thị hóa ở Việt Nam - Đặc điểm
+ Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng
+ Phân bố đô thị không đều giữa các vùng - Mạng lưới đô thị
+ Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp…
mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5.
+ Nếu căn cứ vào cấp quản lý nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh.
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội + Tích cực:
> Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
> Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các vùng.
> Tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng,. . thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển.
> Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
+ Tiêu cực: Đô thị hóa dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề
> Ô nhiễm môi trường.
> An ninh trật tự xã hội, việc làm. .
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 27 tranvanhienbk05@gmail.com.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Hãy lựa chọn một đô thị ở Việt Nam và sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về lịch sử
hình thành và phát triển của đô thị đó?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Gợi ý: - Phố cổ Hội An
Một đoạn thông tin về phố cổ Hội An, Quảng Nam
ĐÔ THỊ HỘI AN - DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía
nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau
như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế
giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà
cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Các kiến trúc vừa có sắc
thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với
các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán,
nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo
tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong
lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn
mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Chuyên đề 3. Phương pháp viết báo cáo địa lí. Nội dung: 28 tranvanhienbk05@gmail.com.
(I). Quan niệm về báo cáo.
(II). Cấu trúc của một báo cáo.
(III). Các bước viết một báo cáo.
(IV). Thực hành viết một báo cáo địa lí. 29 tranvanhienbk05@gmail.com.
Ngày soạn: …. /…. /….
CHUYÊN ĐỀ 3 (10 tiết). PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Nêu được quan niệm về báo cáo địa lí.
- Trình bày được cấu trúc của một báo cáo địa lí.
- Xác định được các bước cần thực hiện để viết một báo cáo địa lí: chọn đề tài, xây dựng
đề cương; thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa dữ liệu; trình bày báo cáo.
+ Xác định được ý tưởng và chọn đề tài báo cáo địa lí.
+ Xác định được cấu trúc của một đề cương báo cáo khoa học và nội dung chính xác của các đề mục.
+ Xác định và hình thành được kĩ năng thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin, hệ thống hóa thông tin.
+ Xác định được các hình thức trình bày báo cáo.
- Trình bày được kĩ thuật viết một báo cáo địa lí; hình thành được kĩ năng viết và trình bày báo cáo địa lí. 2. Năng lực: * Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan
điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Phát triển các năng lực định hướng không gian thông qua quá trình viết báo cáo địa lí.
+ Phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, các quá trình địa lí.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…
phù hợp với nội dung để viết báo cáo địa lí.
+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hóa được các thông tin địa lí cần thiết từ
trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin để viết báo cáo địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu
tin cậy giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong báo cáo địa lí. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn
thành các nhiệm vụ học tập. 30 tranvanhienbk05@gmail.com.
- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về báo cáo địa lí để dẫn dắt vào bài học mới.
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:
* Câu hỏi: Báo cáo địa lí là gì?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS quan sát, trả
lời. -Bước2:Thựchiện nhiệmvụ:HS thựchiệnnhiệm vụtrong thời gian05phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Báo cáo địa lí là một trong những hình thức của báo cáo khoa học. Học sinh vận dụng
tổng hợp các năng lực địa lí để tìm tòi, khám phá, quan sát, phân tích, tổng hợp,… nhằm
giải quyết vấn đề địa lí đặt ra. Viết báo cáo địa lí giúp rèn luyện và phát triển năng lực cho
học sinh như giải quyết vấn đề, sáng tạo, kĩ năng thu thập, xử lí và hệ thống hóa thông tin
địa lí, trình bày quan điểm cá nhân,…
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu quan niệm về báo cáo địa lí
a) Mục tiêu: HS nêu được quan niệm về báo cáo địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo cặp để tìm hiểu về quan
niệm về báo cáo địa lí.
* Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày quan niệm về báo cáo địa lí?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. QUAN NIỆM VỀ BÁO CÁO ĐỊA LÍ
- Báo cáo địa lí là sản phẩm mô tả quá trình và kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm giải
quyết một vấn đề địa lí đã được lựa chọn trong quá trình học tập; là một dạng bài thwucj
hành được tiến hành theo trình tự các bước để hoàn thành sản phẩm.
- Báo cáo địa lí là một hệ thống các tri thức về một hoặc một số vấn đề địa lí tự nhiên,
kinh tế-xã hội,… được thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp và trình bày.
d) Tổ chức thực hiện: 31 tranvanhienbk05@gmail.com.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK,
kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cấu trúc của một báo cáo địa lí
a) Mục tiêu: HS trình bày được cấu trúc của một báo cáo địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo cặp để tìm hiểu về cấu
trúc của một báo cáo địa lí.
* Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cấu trúc của một báo cáo địa lí?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. CẤU TRÚC CỦA MỘT BÁO CÁO ĐỊA LÍ
- Tùy theo nội dung mà một bài báo cáo địa lí có các cấu trúc khác nhau:
1. Ý nghĩa của vấn đề báo cáo.
2. Khả năng (tự nhiên, kinh tế, xã hội,…). 3. Thực trạng. 4. Hướng giải quyết.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK,
kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu các bước viết một báo cáo địa lí
a) Mục tiêu: HS xác định được các bước cần thực hiện để viết một báo cáo địa lí: chọn
đề tài, xây dựng đề cương; thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa dữ liệu; trình bày báo
cáo.+ Xác định được ý tưởng và chọn đề tài báo cáo địa lí.
+ Xác định được cấu trúc của một đề cương báo cáo khoa học và nội dung chính xác của các đề mục.
+ Xác định và hình thành được kĩ năng thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin, hệ thống hóa thông tin.
+ Xác định được các hình thức trình bày báo cáo.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu các
bước viết một báo cáo địa lí.
* Nhóm 1: Trình bày việc xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo.
* Nhóm 2: Nêu cấu trúc đề cương của một báo cáo địa lí.
* Nhóm 3: Trình bày các bước thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa thông tin.
* Nhóm 4: Nêu cách viết và trình bày một báo cáo địa lí. 32 tranvanhienbk05@gmail.com.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. CÁC BƯỚC VIẾT MỘT BÁO CÁO ĐỊA LÍ
- Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo.
- Xây dựng đề cương báo cáo.
- Thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa thông tin.
- Viết báo cáo và trình bày báo cáo.
1. Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo
* Khi xây dựng ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo cần lưu ý:
- Phải phù hợp với nội dung môn học, cấp học.
- Phải mang tính thực tiễn.
- Sau khi xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề thì tiến hành đặt tên cho bài báo cáo. Tên
bài báo cáo cần đảm bảo: + Ngắn gọn, súc tích.
+ Bao quát được vấn đề lựa chọn viết báo cáo,…
2. Xây dựng đề cương báo cáo
- Đề cương báo cáo thể hiện cấu trúc, nội dung và những thông tin chi tiết của báo cáo. Gồm:
a) Ý nghĩa của vấn đề
- Để xác định ý nghĩa vấn đề báo cáo, cần xác định được ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường.
- VD: báo cáo về vấn đề phát triển nông nghiệp xnah ở một quốc gia hoặc địa phương thì
cần xác định ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường,… b) Khả năng
- Là các điều kiện, tiềm năng hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần xác định các
điều kiện, tiềm năng về tự nhiên, kinh tế-xã hội,… hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề báo cáo.
- VD: báo cáo về vấn đề phát triển nông nghiệp xanh ở một quốc gia hoặc địa phương thì
cần xác định các điều kiện hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp xanh
bao gồm các điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,…), kinh
tế-xã hội (dân cư và nguồn lao động, thị trường, chính sách, cơ sở hạ tầng và vật chất-kĩ thuật nông nghiệp,…).
c) Thực trạng
- Khi trình bày thực trạng cần đảm bảo phân tích được lịch sử phát triển của vấn đề; tình
hình phát triển và phân bố,… Để làm rõ thực trạng vấn đề cần đảm bảo được số liệu để
chứng minh; kết hợp phân tích nội dung với bản đồ, biểu đồ, sơ đồ;…
- VD: báo cáo về vấn đề phát triển nông nghiệp xanh ở một quốc gia hoặc địa phương cần
phân tích lịch sử phát triển nông nghiệp xanh, hiện trạng và phân bố nông nghiệp xanh,…
d) Hướng giải quyết
- Khi đưa ra hướng giải quyết của vấn đề báo cáo cần căn cứ trên khả năng và thực trạng của vấn đề.
- VD: báo cáo về vấn đề phát triển nông nghiệp xanh ở một quốc gia hoặc địa phương cần
dựa trên việc phân tích khả năng và thực trạng về phát triển nông nghiệp xanh để đưa ra
hướng giải quyết (giải pháp) trong báo cáo.
3. Thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa thông tin
a) Thu thập thông tin
- Thu thập thông tin là hoạt động tìm kiếm, tập hợp các thông tin liên để phục vụ cho việc viết báo cáo địa lí.
- Nguồn thông tin phục vụ viết báo cáo địa lí rất đa dạng, có thể từ SGK địa lí, bản đồ, 33 tranvanhienbk05@gmail.com.
lược đồ, tranh ảnh địa lí, số liệu thống kê và nhiều tư liệu địa lí khác; các nguồn thông tin
trên internet; thông tin từ các cuộc điều tra và quan sát; thông tin từ các môn học khác;…
- Thông tin thu thập viết báo cáo địa lí cần đảm bảo tính chính xác, khách quan, cập nhật,…
b) Chọn lọc, xử lí và hệ thông hóa thông tin
- Tập hợp và phân loại thông tin: lựa chọn thông tin liên quan đến báo cáo để tiến hành
phân loại thông tin. Khi phân loại cần lưu ý thông tin nào được đề cập chi tiết đến vấn đề
trong báo cáo địa lí; thông tin nào làm sáng tỏ, giải thích hoặc minh chứng cho báo cáo,…
Những thông tin này có thể sắp xếp thành các nhóm kênh chữ, kênh hình, số liệu,…
- Hệ thống hóa thông tin: sắp xếp thông tin đã xử lí theo đề cương của báo cáo, đồng thời
bổ sung những thông tin còn thiếu so với yêu cầu đặt ra trong bài báo cáo. Các thông tin
này cần được hệ thống hóa thành tài liệu tham khảo để phục vụ cho viết báo cáo.
4. Viết báo cáo và trình bày báo cáo
a) Viết và trình bày báo cáo
- Hình thức trình bày báo cáo rất đa dạng, có thể là một bài viết, một bài trình chiếu, tập
san hình ảnh, đoạn phim ngắn,…
- Khi trình bày một báo cáo địa lí, người học cần:
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học, ngắn gọn, súc tích.
+ Báo cáo nội dung rõ ràng, thứ tự trình bày nội dung phải logic giữa các phần. Phần nội
dung cần phân tích, so sánh, dẫn chứng,… để làm rõ vấn đề viết báo cáo.
+ Kết hợp giữa kênh chữ với kênh hình, bảng số liệu thống kê,… để làm rõ cho vấn đề
báo cáo. Kênh hình và bảng số liệu thống kê cần ghi rõ nguồn. Tên các kênh hình (bản đồ,
lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh,…) phải đánh số thứ tự phù hợp và được đặt phía dưới
kênh hình. Tên các bảng số liệu thống kê phải được đánh số thứ tự phù hợp và đặt ở phía trên bảng.
- Khi trình bày báo cáo địa lí với các hình thức khác cần lưu ý:
+ Trình bày báo cáo với hình thức PowerPoint cần lưu ý chọn kiểu chữ, cỡ chứ sao cho
phù hợp; màu sắc và nền chữ phải hài hòa; hình ảnh và video minh họa được sử dụng phải
rõ ràng và liên quan đến nội dung; hiệu ứng trình chiếu phù hợp với nội dung báo cáo.
+ Trình bày báo cáo với hình thức video clip: cần lưu ý lựa chọn âm thanh, hình ảnh,
thuyết minh,… phù hơn với nội dung báo cáo.
b) Tổ chức báo cáo kết quả (sản phẩm)
- Hình thức tổ chức báo cáo sản phẩm rất đa dạng, trong đó có hình thức thuyết trình được
sử dụng phổ biến. Lưu ý:
+ Trình bày ngắn gọn, súc tích, đúng thời gian quy định.
+ Trình bày đúng trọng tâm nội dung báo cáo.
+ có thể kết hợp với câu hỏi mở để người nghe cùng thảo luận.
+ Sử dụng giọng nói và ngôn ngữ hình thể linh hoạt đồng thời có sự tương tác với người nghe.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 34 tranvanhienbk05@gmail.com.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu thực hành viết một báo cáo địa lí
a) Mục tiêu: HS hình thành được kĩ năng viết và trình bày báo cáo địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để thực hành viết một báo cáo địa lí.
* Câu hỏi: Dựa vào lí thuyết hướng dẫn viết báo cáo địa lí, em hãy lựa chọn một vấn
đề trong chương trình Địa lí lớp 10 hoặc vấn đề địa lí địa phương để viết một bài báo cáo địa lí?
c) Sản phẩm: Bài báo cáo địa lí của HS. * Hướng dẫn:
Lựa chọn một vấn đề địa lí trong các lĩnh vực: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí
kinh tế, Môi trường và phát triển bền vững trong Chương trình Địa lí lớp 10 hoặc vấn đề địa
lí của địa phương như:
+ Báo cáo tìm hiểu về một vấn đề địa lí tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ
nhưỡng, sinh vật,… và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến đời sống và sản xuất của con người.
+ Báo cáo tìm hiểu về một vấn đề địa lí dân cư như gia tăng dân số, cơ cấu dân số,
phân bố dân cư, đô thị hóa,…
+ Báo cáo tìm hiểu về một vấn đề địa lí kinh tế như trong ngành nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi,…), công nghiệp (khai thác than, dầu khí, điện, luyện kim, điện tử-tin học,
sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm,…), dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
tài chính-ngân hàng, du lịch,…)
- Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề viết báo cáo.
- Xây dựng đề cương báo cáo.
- Thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hóa thông tin.
- Viết báo cáo và trình bày báo cáo.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 30 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Nêu cấu trúc của báo cáo địa lí. Các bước tiến hành viết báo cáo địa lí.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 35 tranvanhienbk05@gmail.com.
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết báo cáo địa lí.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức để viết báo cáo địa lí.
* Em hãy viết báo cáo về thành tựu nổi bật của ngành tin học được áp dụng tại địa phương em?
c) Sản phẩm: Bài báo cáo địa lí của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu yêu cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ đưa ra ý tưởng.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS chia sẻ ý tưởng.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá ý tưởng của HS, hướng dẫn HS các nội
dung cần thiết để tự viết báo cáo ngắn ở nhà.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn
mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 36