



















Preview text:
CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ HÀ NỘI (2 Tiết) I. MỤC TIÊU
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa về vị trí địa lí, có hiểu biết về mối quan hệ giữa lợi thế vị trí
địa lí và thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương.
- Hình thành cho học sinh có ý thức truyền thông về vấn đề này đối với người thân và cộng đồng.
- Giúp HS phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm
chỉ và sáng tạo trong cuộc sống. 1. Về kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm ý nghĩa vị trí địa lý thủ đô Hà Nội.
- Phân tích được ý nghĩa mang lại những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế địa phương. 2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng:
+ Đọc bản đồ , xử lí bảng số liệu ,sử dụng tranh ảnh video kiến thức địa lí
+ Trên cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển năng lực: vận dụng kiến thức kĩ năng đã học. 3. Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá
- Hiểu rõ thực tế địa phương hình thành ý thức tham gia xây dựng địa phương từ đó bồi
dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:
- Giáo án (kế hoạch dạy học): Dựa vào nội dung của Chương trình môn học để chuẩn bị theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng
- Bản đồ hành chính, tự nhiên Việt Nam
- Một số tranh ảnh, một số tư liệu tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính . 2. Học sinh:
- Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC:
1 .HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS, Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung : Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: video về vị trí địa lí của thủ đô Hà Nội
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên cho HS xem một đoạn video và giới thiệu khaí quát địa giới thành phố Hà nội
mới và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Xem video và kết hợp với nội dung đã biết cho biết thành phố hà nội tiếp giáp với những tỉnh thành nào ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Hà Nội là “trái tim” của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về
văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, là vùng đất “địa nhân linh kiệt”
có vị trí địa chính trị quan trọng. Vị trí địa lí đó mang lại những thuận lợi gì cho phát tiển
kinh tế của thủ đô chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay…
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí
b. Nội dung : Học sinh nghiên cứu tư liệu, thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Trình bày vị trí địa lí , ý ngĩa của vị trí địa lí
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
Quan sát bản đồ hành chính và Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định vị trí, quy mô diện tích ?
GV yêu cầu HS lên bảng, dựa vào bản đồ Việt Nam để xác định vị trí và lãnh thổ của địa phương. GV gợi mở:
? TP.Hà Nội nằm ở vùng nào của nước ta.
? Giáp với các tỉnh, thành phố nào? Cho biết diện tích của Hà Nội là bao nhiêu? Nhận xét?
? Xác định toạ độ địa lí?
Nhiệm vụ 2: Thực hành Tìm hiểu các quận, huyện, thị xã
Quan sát bản đồ hành chính hãy nêu tên 29 quận, huyện, thị xã?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi trình bày
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1.Vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ - Tọa độ địa lý + Cực Bắc :21°23´B + Cực Nam: 20°53´B + Cực Đông: 105°44´Đ + Cực Tây :106°02´Đ
Là trung tâm của đồng bằng sông Hồng - Tiếp giáp 8 tỉnh
+ Phía Bắc: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
+ Phía Nam: Hà Nam , Hòa Bình
+ Phía Đông : Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên
+ Phía Tây: Hòa Bình, Phú Thọ
- Diện tích : 3358,6 km² ( chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 )
- Dân số: gần 10,5 triệu người năm 2020(đứng thứ 2 cả nước )
Hoạt động 2. Mối quan hệ giữa lợi thế vị trí địa lí và thế mạnh trong phát triển kinh tế địa phương
a. Mục tiêu: Học sinh phân tích được mối quan hệ giữa lợi thế về vị trí địa lí với phát triển kinh tế
- Tác động về thuận lợi hay khó khăn
- Ý thức về tinh yêu quê hương đất nước, hình thành cho học sinh có ý thức truyền thống về
vấn đề này đối với người thân và cộng đồng.
b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển kinh tế địa phương
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Với vị trí địa lí trên mang lại những lợi thế gì cho phát triển kinh tế thủ đô và cho ví dụ chứng minh ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm tư liệu và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực
khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Lợi thế về VTĐL trong phát triển kinh tế
- Đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta,dễ dàng trao đổi hàng hóa với các tỉnh, thành
phố và vùng khác của cả nước.
- Nơi hội tụ hành lang kinh tế đông tây (Côn Minh-Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, Nam Ninh
– Lạng Sơn- Hà Nội Hải Phòng)
- Thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới
Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao
thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác
trong cả nước và đi quốc tế.có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành kinh tế. GV bổ sung
Ngoài những lợi thế trên còn có khó khăn
* Khó khăn: Là thủ đô của cả nước, trung tâm đồng bằng sông Hồng áp lực việc đổi mới
sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế không ngừng xứng đáng là trải tim của cả nước .
Hoạt động 3. Vị trí địa lí và lãnh thổ huyện Sóc Sơn
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí địa phương nơi mình sinh sống
b. Nội dung : Học sinh nghiên cứu tư liệu, thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Trình bày vị trí địa lí , ý ngĩa của vị trí địa lí
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
Quan sát bản đồ hành chính Hà Nội, hãy xác định vị trí, các xã của huyện Sóc Sơn?
GV yêu cầu HS lên bảng, dựa vào bản đồ Việt Nam để xác định vị trí và lãnh thổ của địa phương.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi trình bày
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
+ Huyện Sóc Sơn là huyện ở phía bắc của thủ đô Hà Nội
- Phía bắc giáp thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía nam giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ
- Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (với ranh giới tự nhiên là sông Cầu) và
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
- Phía tây giáp huyện Mê Linh (với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ) và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
+ Huyện Sóc Sơn có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Sóc
Sơn (huyện lỵ) và 25 xã
3. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội
ở hoạt động hình thành kiến thức về mối quan hệ giữ lợi thế vị trí địa lí với thế mạnh phát
triển kinh tế của địa phương
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có
thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS:
Câu hỏi 1: Vị trí địa lí của Thành Phố Hà Nội?
A. Nằm chếch về phía Tây Bắc của đồng bằng châu thổ sông Hồng
B.Nằm ở phía Đông của đồng bằng châu thổ sông Hồng
C. Nằm ở phía Bắc Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng
D. Nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ sông Hồng
Câu hỏi 2: Thành phố Hà Nội tiếp giáp với bao nhiêu tỉnh thành? A. 5 B. 6 C.7 D. 8
Câu 3: Ý nào sau đây không thể hiện thuận lợi về vị trí địa lí thành phố Hà Nội?
A. Đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta,dễ dàng trao đổi hàng hóa với các thành phố
và vùng khác của cả nước.
B. Nơi hội tụ hành lang kinh tế đông tây (Côn Minh-Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, Nam Ninh
– Lạng Sơn- Hà Nội Hải Phòng)
C. Thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới
D. Việc giao lưu phát triển kinh tế giữa thủ đô với các vùng miền trên cả nước gặp nhiều khó khăn
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo thảo luận Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức Sản phẩm dự kiến Câu hỏi 1 2 3 Đáp án A D D
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua
đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp
phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử địa phương, tự học lịch sử địa phương.
b. Nội dung: GV giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
c. Sản phẩm: Bài trả lời theo câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Hoạt động đóng vai
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS : “Hướng dẫn viên du lịch”
Tìm kiếm thông tin để thực hiện hướng dẫn viên tìm hiểu vị trí địa lí ,thăm quan các quận
huyện tại thủ đô cho người nước ngoài.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. CHỦ ĐỀ:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG.
(7 Tiết: 2 tiết lý thuyết và 5 tiết tham quan trải nghiệm viết báo cáo) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Học sinh nắm được tầm quan trọng của việc phát triển nghề truyền thống ở địa phương.
- Học sinh biết được những đặc trưng của một số nghề truyền thống, triển vọng phát triển và
nhu cầu lao động của nghề truyền thống. 2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng:
+ Xử lí thông tin ,sử dụng tranh ảnh video kiến thức địa lí
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn. 3. Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá
- Hiểu rõ thực tế địa phương hình thành ý thức tham gia xây dựng địa phương từ đó bồi
dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để có kiến thức, thông tin cần thiết về các
nghề truyền thống ở một số địa phương gần trường.
- Chuẩn bị cho học sinh mẫu tìm hiểu thông tin về một số nghề truyền thống.
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu của một nghề truyền thống tại địa phương để học sinh có thể quan sát trực tiếp.
- Chuẩn bị powerpoint, máy chiếu và các video về một số nghề truyền thống. 2. Học sinh:
- Chuẩn bị một số thông tin về các nghề truyền thống đã tìm hiểu theo mẫu do giáo viên giao.
- Chuẩn bị các tài liệu đã tìm hiểu liên quan đến tiết học, vở ghi, dụng cụ học tập.
IV. Tiến trình dạy học
1 .HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS, Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung : Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Thế nào là ngành nghề truyền thống
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên cho HS xem một đoạn video và giới thiệu khaí quát về một số ngành nghề truyền thống ở địa phương.
? Em hiểu thế nào là ngành nghề truyển thống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo,
có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
2. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG1: Tầm quan trọng của việc phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương
a. Mục tiêu: HS thấy được tầm quan trọng của việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương
b. Nội dung: Học sinh trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Trình bày được tầm quan trọng của các ngành nghề truyền thống đối với địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Nêu tầm quan trọng của việc phát triển các ngành nghề
truyền thống ở địa phương
- Đối với kinh tế- xã hội.
- Đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
- Đối với việc bảo tồn bản sắc dân tộc…
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần:
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Khai thác vốn kĩ thuật của người dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lí hơn
- Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 2: Đặc trưng cơ bản của một số ngành nghề truyền thống của địa phương
a. Mục tiêu: HS biết được đặc trưng cơ bản của các ngành nghề truyền thống ở địa phương
b. Nội dung: Học sinh trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Trình bày được đặc trưng cơ bản của các ngành nghề truyền thống ở địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm tìm hiểu những ngành nghề truyền thống ở địa phương theo mẫu TT Tên nghề Nguyên liệu Cách làm Sản phẩm Thị trường chính tiêu thụ 1 2 3 4 5
Bước 2: Các nhóm về địa phương tìm hiểu trực tiếp và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU LAO
ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH NGHỀ TRÊN. a. Mục tiêu:
- HS thấy được những thuận lợi, khó khăn và khả năng phát triển các ngành nghề này hiện tại và trong tương lai.
- HS biết được nhu cầu lao động của các ngành nghề này
b. Nội dung: Học sinh trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Trình bày được triển vọng phát triển và nhu cầu về lao động của các ngành nghề này
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm tìm hiểu những những thuận lợi, khó khăn và
khả năng phát triển các ngành nghề này hiện tại và trong tương lai.
Bước 2: Các nhóm trao đổi và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá * Thuận lợi: - Thị trường: - Nguồn lao động: - Cơ sở hạ tầng:
- Chính sách của Nhà nước và địa phương * Khó khăn - Nguồn nguyên liệu - Vốn: - Ô nhiễm môi trường
Ôn tập giữa kì II: Tổng kết chuyên đề địa lí Hà Nội, trải nghiệm (1Tiết)
- Tổng kết lại đặc điểm VTĐL, thuận lợi, KK
- Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế
Kiểm tra giữa kì II: Chuyên đề Địa Lí Hà Nội ( 1Tiết)
PHẦN HƯỚNG NGHỆP
CHỦ ĐỀ: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA TÔI (Thời lượng: 2 tiết) I. MỤC TIÊU
Sau chủ đề này, học sinh sẽ: 1. Về kiến thức:
- Biết về các phương án lựa chọn nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình Trung học phổ thông.
- Biết cách thực hiện trắc nghiệm tính cách phù hợp với nghề nghiệp.
- Xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp cho giai đoạn Trung học phổ thông. 2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
* Năng lực chuyên biệt:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử để khai thác thông
tin, tìm hiểu về lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp.
- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh, video để trình
bày phần tìm hiểu ở nhà. 3. Về phẩm chất
- Hiểu được ý nghĩa của lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
- Nghiêm túc, chăm chỉ trong học tập.
- Trách nhiệm: có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu.
- Một số hình ảnh, tư liệu về một số ngành nghề ở Thành phố Hà Nội.
2. Đối với học sinh - SGK,
- Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh và kết nối vào bài mới.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: Suy nghĩ về nghề nghiệp của bản thân vào 10 năm sau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả:
GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ. Các HS khác theo dõi, nhận xét
Bước 4: Kết luận:
GV nhận xét và giới thiệu vào bài mới.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Các phương án nghề nghiệp
a) Mục tiêu: Biết về các phương án lựa chọn nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình Trung học phổ thông.
b) Nội dung: Thảo luận nhóm
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
I. Các phương án nghề nghiệp
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (4 - Thành phố Hà Nội là Thủ đô, trái
HS/nhóm) và thảo luận theo kĩ thuật khăn trải tim của cả nước; là trung tâm lớn về
bàn với nội dung: Hãy trình bày các phương chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục,
án nghề nghiệp ở Thành phố Hà Nội sau khi khoa học và giao dịch quốc tế. Đồng
học xong Trung học phổ thông:
thời, Hà Nội là đầu mối giao thông
quan trọng bậc nhất của nước ta, nó
mang lại nhiều cơ hội và lựa chọn về
nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông:
+ Học trường trung cấp, cao đẳng nghề,...
+ Học cao đẳng, đại học tại các
- GV đặt câu hỏi: Thảo luận cặp đôi về trường trong và ngoài nước,...
những ngành nghề sẽ xuất hiện/phát triển + Một số hướng lựa chọn tham khảo
mạnh mẽ và những ngành nghề sẽ biến như: thực hiện nghĩa vụ quân
mất/suy giảm ở Thủ đô Hà Nội trong 10 năm sự (đối với nam); tiếp tục học tập ở tới.
những bậc học cao hơn; tham gia - GV chiếu hình ảnh:
ngay vào thị trường lao động; nghỉ
ngơi một năm hoặc nhiều hơn để đi
trải nghiệm trước khi lựa chọn,…
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm:
GV mời một số HS trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2. Trắc nghiệm tính cách
a) Mục tiêu: Biết cách thực hiện trắc nghiệm tính cách phù hợp với nghề nghiệp.
b) Nội dung: HS chơi trò chơi và hoàn thành bài kiểm tra trực tuyến.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
II. Trắc nghiệm tính cách
- GV chia lớp thành 5 nhóm và tổ chức cho - Trắc nghiệm tính cách là sử dụng
HS chơi trò chơi “Khởi nghiệp”. Theo đó, một số phương pháp để nhận biết
GV mời đại diện 5 nhóm đóng vai là nhà các tính cách của cá nhân, từ đó gợi
khởi nghiệp trong 5 lĩnh vực khác nhau. ý một số nghề nghiệp, nhóm nghề
Nhiệm vụ của 5 HS này là phỏng vấn các bạn nghiệp phù hợp với các tính cách đó.
của mình để tìm ra người có tính cách phù - Các bài trắc nghiệm tính cách đều
hợp với công việc của mình.
sử dụng phương pháp trắc nghiệm
Mỗi nhóm có thời gian 4 phút thảo luận về hoặc bảng kiểm, trong đó, người
lĩnh vực khởi nghiệp, tính cách phù hợp với thực hiện cần phải trả lời một số câu
lĩnh vực đó; 2 phút để trình bày trước lớp. hỏi được soạn sẵn.
Nhóm nào trình bày đúng nội dung, được - Kết quả trả lời sẽ được phân tích
nhiều tính cách phù hợp hơn thì sẽ giành và phân loại thành các nhóm tính phần thắng. cách khác nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm:
GV mời một số HS trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc và chuẩn kiến thức.
- GV giới thiệu thêm cho HS website:
https://mbti.vn/ và có thể làm bài trắc nghiệm tính cách.
Hoạt động 3. Kế hoạch nghề nghiệp
a) Mục tiêu: Xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp cho giai đoạn Trung học phổ thông.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS tranh biện
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
III. Kế hoạch nghề nghiệp
- GV chia lớp thành 2 nhóm với nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa
+ Nhóm 1: Bảo vệ quan điểm cần lập kế hoạch quan trọng để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp.
nghề nghiệp của bản thân:
+ Nhóm 2: Đưa ra quan điểm của những người + Tạo nền tảng, giúp việc chuẩn bị
không có kế hoạch nghề nghiệp (trên thực tế số được thực hiện đầy đủ, đảm bảo điều
người không có kế hoạch nghề nghiệp chiếm số kiện cho mục tiêu được hoàn thành. lượng lớn)
+ Có thể tối ưu hoá và sử dụng hiệu
Mỗi nhóm có 7 phút thảo luận để tìm ra luận điểm quả, tiết kiệm các nguồn lực hỗ trợ,
cho mình và 5 phút để 2 bên lần lượt đưa ra các giúp tạo ra kết quả tốt nhất với chi
quan điểm để phản bác ý kiến của nhóm còn lại. phí thấp nhất.
Lưu ý: qua trò chơi, GV cần cho HS thấy được lợi + Có thể dự báo trước các yếu tố rủi
ích của việc lập kế hoạch nghề nghiệp.
ro, xây dựng các phương án dự
- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình và phân tích các phòng trước những tác động từ bên
bước để lập kế hoạch nghề nghiệp. ngoài hoặc bên trong.
+ Là tiêu chuẩn, là thước đo kết quả
đạt được so với những mục tiêu đã
đề ra, giữ cho cá nhân đi đúng theo
con đường nghề nghiệp đã lựa chọn.
- Các bước lập kế hoạch: Xác định
mục tiêu => Xác định nguồn lực =>
Xác định nội dung, phương thức =>
Lập kế hoạch => Rà soát, điều chỉnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm:
GV mời một số HS trả lời, HS còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc và chuẩn kiến thức.
- GV giới thiệu video về xu hướng chọn ngành nghề của giới trẻ
https://www.youtube.com/watch?v=dwaIK2arC70
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn đề tình
huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.
b) Nội dung: Trả lời câu hỏi, nhiệm vụ GV đưa ra.
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
1. Em hãy tìm hiểu và liệt kê những khả năng của bản thân, từ đó đưa ra những lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp với mình trong tương lai (trình bày và chia sẻ trước lớp).
2. Theo em, trong các bước xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS báo cáo sản phẩm của mình, Hs khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- Gv nhận xét, cho điểm HS.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ thực tế.
b) Nội dung: Trả lời câu hỏi, nhiệm vụ GV đưa ra.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bản thân trong ba năm học Trung học
phổ thông, sau đó chia sẻ và thảo luận với các bạn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học Sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh sẽ báo cáo sản phẩm vào tiết tới.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, cho điểm bài làm của một số học sinh.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành bài tập phần vận dụng
Học sinh xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bản thân trong ba năm học Trung học
phổ thông, sau đó chia sẻ và thảo luận với các bạn
- Tổng hợp nội dung bài học thành sơ đồ tư duy
- Chuẩn bị bài học tiếp theo
CHỦ ĐỀ : SỰ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu Sau bài học này, HS sẽ:
- Học sinh có hiểu biết về mối quan hệ giữa của sự đa dạng của hệ sinh thái và thế mạnh
trong phát triển kinh tế của địa phương.
- Học sinh xây dựng được kế hoạch tuyên truyền và kêu gọi được mọi người cùng tham gia
bảo vệ môi trường ở địa phương. 2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
* Năng lực chuyên biệt:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để khai thác thông tin, tìm
hiểu về mối quan hệ giữa của sự đa dạng của hệ sinh thái và thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương..
- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để trình bày
đặc điểm các hệ sinh thái, tuyên truyền và kêu gọi được mọi người cùng tham gia bảo vệ môi
trường ở địa phương. 3. Phẩm chất
● Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
● Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
● Có ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu GDĐP Thành phố Hà Nội 10 - Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học - Giấy A0
- Phiếu học tập (nếu có)
2. Đối với học sinh
- Tài liệu GDĐP Thành phố Hà Nội 10
- Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu hệ sinh thái ở Thành phố Hà Nội
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?” - Cách chơi:
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ: Kể tên các hệ sinh thái mà em biết có ở Hà Nội.
+ Trong vòng 3 phút, đội nào kể được hơn thì đội đó thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các đội tham gia trò chơi
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.