-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án điện tử Hoá học 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Nhập môn Hóa học
Bài giảng PowerPoint Hoá học 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Nhập môn Hóa học hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Hoá học 10. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Hóa Học 10
Môn: Hóa học 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI.
Hãy lấy một số ví dụ về các hóa chất ngay từ
những vật thể trong lớp học và những sự vật
xung quanh để nhận thấy được:
“Hóa học hiện diện ở tất cả mọi nơi xung quanh chúng ta”
BÀI 1: NHẬP MÔN HÓA HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu của
2. Vai trò của hóa học trong hóa học
đời sống và sản xuất. 3. Phương pháp học tập
4. Phương pháp nghiên cứu hóa học. hóa học.
I. Đối tượng nghiên cứu của hóa học.
Câu 1: Quan sát hình 1.1, hãy chỉ ra các đơn chất và hợp chất .
Viết công thức hóa học của chúng. • Đơn chất : a) Nhôm (aluminum): Al b) Nitơ (nitrogen) : N • Hợp chất: c) Nước: H O 2 d) muối ăn: NaCl
Câu 2: Quan sát Hình 1.2, cho biết ba thể của bromine tương
ứng với mỗi hình (a) và (b). Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ
trật tự trong cấu trúc của ba thể này.
Ba thể của bromine: thể rắn, thể lỏng, thể khí (hơi)
Thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của các thể theo
thứ tự: thể khí, thể lỏng, thể rắn.
Câu 3: Quan sát Hình 1.3, cho biết trong các quá trình (a), (b), đâu
là quá trình biến đổi vật lí, quá trình biến đổi hóa học. Giải thích. Câu trả lời:
• Quá trình (a): biến đổi vật lí không có sự biến đổi chất
(chỉ chuyển từ thể rắn sang thể hơi)
• Quá trình (b): Biến đổi hóa học vì có sự hình thành chất mới
(dung dịch chuyển màu, đinh sắt có kết tủa bám vào).
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực nào
em đã học trong chương trình trung học cơ sở?
Hóa học nghiên cứu về những gì? KẾT LUẬN
Hóa học là ngành khoa học thuộc
lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên
cứu về thành phần, cấu trúc, tính
chất và sự biến đổi của chất cũng
như ứng dụng của chúng.
II. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.
Câu 4: Quan sát các hình từ 1.4 đến 1.10, cho biết hóa học có
ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống và sản xuất. Nhiên liệu Vật liệu Vật tư y tế Mĩ phẩm Dược phẩm Sản xuất nông nghiệp Nghiên cứu khoa học
Câu 5: Nêu vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng được mô tả ở các hình bên.
Đối với nhiên liệu:
• Nghiên cứu sử dụng các loại nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi
trường như dùng hydrogen (nhiên liệu sạch) làm nhiên liệu;
• Nâng cao hiệu quả của các quy trình chế hóa, sử dụng nhiên
liệu, quy trình tiết kiệm nhiên liệu;
• Chế tạo vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng như vật
liệu chế tạo pin mặt trời có hiệu suất cao.
Đối với vật liệu:
• Vật liệu composite có độ bền, độ chịu nhiệt, ... cao hơn
rất nhiều so với polymer nguyên chất;
• Vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ; Vật liệu hỗn hợp nano;... Đối với y tế:
Trong y học người ta sử dụng hoá
học để tìm kiếm những loại thuốc,
dược phẩm, vật tư y tế mới cho
việc trị bệnh và nâng cao sức khoẻ con người.
Đối với cuộc sống:
Hoá học có vai trò trong sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, lương thực - thực phẩm, mĩ phẩm,... nhằm thúc
đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối với nông nghiệp:
Hoá học nông nghiệp thường nhằm bảo tồn hoặc tăng độ phì
nhiêu của đất, duy trì hoặc cải thiện năng suất nông nghiệp và
cải thiện chất lượng của cây trồng.
Đối với nghiên cứu khoa học:
Hoá học đóng góp và thúc đẩy nghiên cứu khoa học
thuộc lĩnh vực hoá học cũng như khoa học liên ngành. KẾT LUẬN
Hóa học có vai trò quan trọng
trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu hóa học.
Lớp tiếng Anh | Trường Võ Thị Sáu
III. Phương pháp học tập hóa học
Câu 6: Nêu ý nghĩa của các hoạt
động có trong Hình 1.11 đối với
việc học tập môn Hóa học.
Hình 1: Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp:
• Đầu tiên, học sinh sẽ được thuyết trình hoặc trình bày sau khi đã nghiên cứu tài liệu.
• Thứ hai, khi đến lớp với việc đã làm quen trước với bài học, học sinh
có thể theo dõi và hiểu được những gì giáo viên đang giảng dạy.
• Cuối cùng, thời gian trên lớp được sử dụng hiệu quả hơn cho việc học.
Hình 2: Rèn luyện tư duy hoá học:
• Đầu tiên: Tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản.
• Thứ hai: Ghi nhớ các chi tiết sau đó.
• Cuối cùng: Nắm vững các nguyên tắc cơ bản của hoá
học và hiểu được các khái niệm. Hình 3: Ghi chép:
• Các công thức và phương trình hoá học sẽ dễ nhớ và
dễ hiểu hơn rất nhiều sau khi được viết ra;
• Xem lại những ghi chú giúp HS xác định những gì đang
làm và chưa hiểu và chuẩn bị tốt cho các kì thi;
• Học sinh có thể tham gia và đóng góp vào nhóm học tập của mình tốt hơn.
Hình 4: Luyện tập thường xuyên:
Giúp học sinh kiểm tra sự hiểu biết kiến thức khi xem lại
và làm bài tập, từ đó ghi nhớ và khắc sâu kiến thức hơn.
Hình 5: Thực hành thí nghiệm:
Khi nói đến việc học hoá học, không có gì thay thế
được thực hành thí nghiệm và không có cách nào
tốt hơn để học hoá học hiệu quả khi được làm việc
trong phòng thí nghiệm hoá học, giúp học sinh củng
cố sự hiểu biết và kiến thức về hoá học.
Hình 6: Sử dụng thẻ ghi nhớ:
Giúp học sinh dễ ghi nhớ các ký hiệu khoa học,
công thức và từ vựng một cách chính xác.
Hình 7: Hoạt động tham quan, trải nghiệm:
Giúp học sinh trải nghiệm thực tế đối với các ngành
nghề có liên quan đến môn Hoá học, giúp học sinh
định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân; . . .
Hình 8: Sử dụng sơ đồ tư duy:
Giúp học sinh ghi nhớ thông tin một cách logic, sáng
tạo và dễ dàng sử dụng những kiến thức đã học.
Câu 7: Hãy cho biết các
hoạt động trong Hình 1.11 tương ứng với phương
pháp học tập hóa học nào.
Phương pháp tìm hiểu lí thuyết: • Ghi chép;
• Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp;
• Rèn luyện tư duy hoá học.
Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm:
• Thực hành thí nghiệm;
• Rèn luyện tư duy hoá học.
Phương pháp luyện tập, ôn tập:
• Luyện tập thường xuyên;
• Sử dụng thẻ ghi nhớ;
• Sử dụng sơ đồ tư duy.
Phương pháp học tập trải nghiệm:
• Hoạt động tham quan, trải nghiệm;
• Thực hành thí nghiệm. KẾT LUẬN
Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học, bao gồm:
(1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết;
(2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm;
(3) Phương pháp luyện tập, ôn tập;
(4) Phương pháp học tập trải nghiệm.
Lớp tiếng Anh | Trường Võ Thị Sáu
Dựa vào các tiêu chí khác nhau,
em hãy lập sơ đồ phân loại các
chất sau: oxygen, ethanol, iron (III) oxide, acetic acid, sucrose.
Sơ đồ dựa vào thành phần của chất:
Sơ đồ dựa vào đặc điểm của chất:
IV. Phương pháp nghiên cứu hóa học
Câu 8: Cho biết 3 phương pháp nghiên cứu hóa học được sử dụng
độc lập hay bổ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu.
3 phương pháp nghiên cứu có thể tiến hành độc lập hoặc bổ trợ
lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu.
Câu 9: Hãy cho biết trong đề tài “nghiên cứu thành phần hóa học và
bước đầu ứng dụng tinh dầu tram trà trong sản xuất nước súc miệng”,
các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào. Câu trả lời:
• Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: bước (1), (2)
• Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: bước (2),(3)
• Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: bước (4) KẾT LUẬN
• Phương pháp nghiên cứu hóa học bao gồm: nghiên cứu lí
thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng
• Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm một số bước:
(1) Xác định vấn đề nghiên cứu;
(2) Nêu giả thuyết khoa học;
(3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng
Lớp tiếng Anh | Trường Võ Thị Sáu
Theo em, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác
hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng.
Việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của
mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu ứng dụng LUYỆN TẬP
Luyện tập 1: Khi đốt cháy nến (được làm bằng paraffin),
nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc, cháy trong không
khí, sinh ra khi carbon dioxide và hơi nước. Cho biết giai
đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi vật lí, giai đoạn nào
diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học. Giải thích.
Lớp tiếng Anh | Trường Võ Thị Sáu Câu trả lời:
• Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào
bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này
nếu (chất paraffin) chỉ biến đổi về trạng thái.
• Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không
khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.
• Paraffin + Oxi → Khí carrbon đioxde + Nước.
Luyện tập 2: Kể tên một vài ứng dụng khác sách giáo khoa
của hóa học trong đời sống
Hóa học ứng dụng trong các biện pháp giải thiểu tác hại
của hiệu ứng nhà kính, mưa acid trong vấn đề môi
trường, phân tích các thành phần của đá lấy từ mặt
trăng trong lĩnh vực vũ trụ; …
Bài tập 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng
nghiên cứu của môn hóa học? A.Thành phần cấu C. Ứng dụng của trúc của chất chất D. D Sự ự lớn lớ n lên lê v n à à B. Tính chất và sự sinh sin s h ản ả c n ủa ủ t a ế ế biến đổi của chất bà b o à
Bài tập 3: Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học:
1. Nêu giả thuyết khoa học; viết báo cáo;
2. Thảo luận kết quả và kết luận vấn đề;
3. Thực hiện nghiên cứu,
4. Xác định vấn đề nghiên cứu.
Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có
quy trình nghiên cứu phù hợp. Câu trả lời:
1. Xác định vấn đề nghiên cứu;
2. Nêu giả thuyết khoa học;
3. Thực hiện nghiên cứu;
4. Viết báo cáo thảo luận kết quả và kết luận vấn đề. VẬN DỤNG
Vận dụng 1: Từ sáng sớm em thức dậy cho đến tối đi ngủ, em sử
dụng rất nhiều chất trong sinh hoạt cá nhân, ăn uống, học tập, …
Hãy liệt kê những chất đã sử dụng hằng ngày mà em biết. Nếu thiếu
đi những chất ấy thì cuộc sống của em sẽ bất tiện như thế nào? Câu trả lời:
Những chất đã sử dụng hằng ngày: kem đánh răng,
muối, đường,… Nếu thiếu những chất này thì chất
lượng cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn: không bảo vệ
được hàm răng đẹp, hơi thở thơm tho; không có gia vị chế biến món ăn,…
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ôn tập và ghi Hoàn thành bài Tìm hiểu nội dung nhớ kiến thức tập trong SGK Bài 2 : Thành phần vừa học của nguyên tử. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÝ Ý LẮNG NGHE!
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27
- Slide 28
- Slide 29
- Slide 30
- Slide 31
- Slide 32
- Slide 33
- Slide 34
- Slide 35
- Slide 36
- Slide 37
- Slide 38
- Slide 39
- Slide 40
- Slide 41
- Slide 42
- Slide 43
- Slide 44
- Slide 45
- Slide 46
- Slide 47
- Slide 48
- Slide 49
- Slide 50
- Slide 51
- Slide 52
- Slide 53
- Slide 54
- Slide 55
- Slide 56
- Slide 57
- Slide 58