Giáo án điện tử Vật lí 11 Bài 17 Chân trời sáng tạo: Điện trở. Định luật Ohm
Bài giảng PowerPoint Vật lí 11 Bài 17 Chân trời sáng tạo: Điện trở. Định luật Ohm hay nhất, với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Vật lí 11. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Vật LÍ 11
Môn: Vật Lí 11
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Khởi động
Khi vô tình chạm vào đoạn dãy có điện bị hở lớp vỏ cách điện, một thợ sửa
chữa bị điện giật nhẹ vì có một dòng điện cỡ 10 mA chạy qua người. Nhưng
một người khác cũng chạm vào đoạn dãy trên thì có thể nguy hiểm đến tính
mạng do có dòng điện 90 mA chạy qua người. Điều gì tạo nên sự khác biệt này?
Ta đã biết, khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu của vật dẫn, các hạt mang
điện tự do sẽ dịch chuyển có hướng dưới tác dụng cùa diện trường và tạo ra
dòng điện. Quá trình dịch chuyển có hướng này luôn bị cản trở bởi sự tương
tác của chúng với các hạt cấu thành vật dần và giữa chúng với nhau. Các cấu
trúc, sắp xếp khác nhau của các nguyên tử cấu thành vật dẫn cũng như nhiệt
độ và kích thước của vật củng ảnh hường rõ rệt lên chuyển động có hướng của
các hạt mang điện. Dại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của
một vật dẫn được gọi là điện trở.
Điện trở của một vật dẫn là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở
dòng điện của vật dẫn. Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn có giá
trị U, dòng điện chạy trong mạch có cường độ I thì điện trở được xác định theo công thức: U R (17.1) I
Ở một nhiệt độ xác định, điện trở của
một đoạn dây kim loại phụ thuộc vào
hình dạng, kích thước và bản chất vật liệu của nó.
Điện trở của một đoạn dây kim loại hình trụ chiều dài l, diện tích
tiết diện S được xác định theo công thức: l R (17.2) S
Trong đó ρ là một hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào bản chất vật
liệu làm dây dẩn, được gọi là điện trở suất.
Bảng 17.1. Giá trị điện trở suất của một số kim loại ở 20 °C Kim loại
Điện trở suất ớ 20 °C (Ωm) Bạc 1,62.10-8 Đổng 1,69.10-8 Vàng 2,44.10-8 Nhôm 2,75.10-8 Sắt 9,68.10-8
Ở một nhiệt độ nhất định, điện trở R của một đoạn dây kim loại có
giá trị hầu như không phụ thuộc vào hiệu điện thế U giữa hai đầu
điện trở hay cường độ dòng điện I chạy qua nó. Georg Simon Ohm
(1789 - 1854) là một nhà vật lí người Đức đã phát biểu định luật mô
tả liên hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một điện trở và hiệu
điện thế giữa hai đầu của nó mang tên định luật Ohm.
Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ
thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R: U I (17.3) R
Khi đó U = I.R còn được gọi là độ giảm thế trên R
Xác định giá trị điện trở của đoạn
dây bằng đồng có đường đặc trưng vôn - ampe như Hình 17.3.
Đèn sợi đốt là đèn chiếu sáng khi bị đốt nóng nhờ tác dụng nhiệt của
dòng điện trong kim loại. Điện trở của đèn sợi đốt giảm chậm theo nhiệt độ.
Điện trở nhiệt (Thermistor) là một linh kiện điện tử mà giá trị điện trở
của nó biến thiên rất nhạy theo nhiệt độ.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10