Giáo án STEM lớp 1

Giáo án STEM lớp 1 mang tới đầy đủ các bài học STEM lớp 1, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy STEM lớp 1 năm 2024 - 2025, với nội dung tích hợp, lồng ghép các môn: Tự nhiên và xã hội, Toán, Mĩ thuật. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Toán 1 1.1 K tài liệu

Thông tin:
21 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giáo án STEM lớp 1

Giáo án STEM lớp 1 mang tới đầy đủ các bài học STEM lớp 1, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy STEM lớp 1 năm 2024 - 2025, với nội dung tích hợp, lồng ghép các môn: Tự nhiên và xã hội, Toán, Mĩ thuật. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

67 34 lượt tải Tải xuống
Giáo án STEM lớp 1Kế hoạch bài dạy STEM lớp 1
Tải về
Giáo án STEM lớp 1 mang tới đầy đủ các bài học STEM lớp 1, giúp thầy cô tham khảo,
nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy STEM lớp 1 năm 2024 - 2025, với nội dung tích hợp,
lồng ghép các môn: Tự nhiên và xã hội, Toán, Mĩ thuật.
Kế hoạch bài dạy Bài 1: Trải nghiệm cùng Khay 10 học Toán
BÀI HỌC STEM LỚP 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1: TRẢI NGHIỆM CÙNG KHAY 10 HỌC TOÁN
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 (môn Toán)
Bài 2: Các số 6, 7, 8, 9, 10 - sách Toán 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 17: Số 10 - sách Toán 1 - Chân trời sáng tạo
Bài 8: Luyện tập - sách Toán 1 - Cánh diều
tả bài học:
Thực hiện được đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10, phối hợp với các kĩ gấp, xé, dán,.. để tạo
ra dụng cụ khay 10 học Toán.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:
Môn học
Yêu cầu cần đạt
Môn học chủ đạo
Toán
Đếm, đọc được các số trong phạm vi 10
Môn học tích hợp
Mĩ thuật
Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên
sản phẩm
Phối hợp được một số kĩ năng: gấp, vẽ,... trong thực hành,
sáng tạo.
Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử
dụng.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Vận dụng đếm, đọc được các số trong phạm vi 10.
Thực hành sử dụng các vật liệu đơn giản để làm “Khay 10 học toán”.
Sử dụng “Khay 10 học toán” để đếm nhanh số lượng hình.
Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng và trưng bày, giới thiệu sản
phẩm của nhóm mình trước lớp.
Hợp tác với các bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của
nhóm.
Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực
sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 4 học sinh)
STT
Thiết bị/ Học liệu
Hình ảnh minh hoạ
1
Giấy trắng hoặc bìa màu hoặc bìa carton cỡ A4
2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)
STT
Thiết bị/Dụng cụ
Số lượng
Hình ảnh minh hoạ
1
Bút màu
1 hộp
2
Băng giấy màu
2 cuộn
3
Hồ dán
2 lọ
4
Kéo
2 cái
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Chơi trò chơi “Ai nhanh Ai đúng”
- GV chiếu video bài hát “bé tập đếm” và mời HS cùng hát, vận động
theo clip.
- HS hát và vận động theo.
- GV hỏi: Trong bài hát vừa rồi, 4 là số lượng của con vật nào?
- HS trả lời (con bướm).
- GV kết nối và mời HS chơi trò chơi: “Ai nhanh – ai đúng”.
- Cô giới thiệu với cả lớp cách chơi: Quản trò yêu cầu người chơi lấy số
lượng đồ dùng bất kì trong bộ đồ dùng học tập. Người chơi lấy số
lượng theo đúng yêu cầu. Ví dụ: Quản trò hô “Tôi cần 2 tam giác!”, các
em lấy 2 tam giác trong bộ đồ dùng đặt lên bàn.
- HS lắng nghe cách chơi.
- GV mời HS lên làm quản trò cho cả lớp chơi.
- HS cả lớp chơi theo quản trò. Lấy
đúng số lượng đồ dùng quản trò yêu
cầu và xếp ra bàn theo thứ tự các
lần. (khoảng 5 lần)
- GV đề nghị hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra các lần lấy của nhau xem
có đúng không:
+ Cô mời hai bạn ngồi cùng bàn kiểm tra xem chúng ta có lấy số đồ
dùng giống nhau không nhé.
+ Lần 1: 2 tam giác; Lần 2: 3 hình tròn;… (GV nêu lại số đồ dùng mà
quản trò đã yêu cầu để HS kiểm tra.)
- HS kiểm tra lẫn nhau và báo kết
quả.
- GV hỏi: Khi kiểm tra số số dùng các lần, con làm thế nào?
- HS trả lời theo suy nghĩ. (Con
đếm ạ).
- GV: Trò chơi này được nhiều bạn nhỏ rất thích. Các bạn HS trong
sách Bài học STEM cũng chơi như chúng ta đấy. Chúng ta cùng quan
sát bức tranh trang 6, sách Bài học STEM và cho cô biết, các bạn dùng
những gì để chơi trò chơi?
- HS trả lời theo suy nghĩ.
+ Các bạn cũng dùng bộ đồ dùng
học Toán.
+ Các bạn có thêm đồ dùng để xếp
các hình trò.
+…
- GV: Hình màu trắng, có 10 ô đó cô gọi là khay 10 học Toán. Khay 10
giúp chúng ta điều gì trong học Toán? Các con có thích làm một chiếc
khay như vậy không? Chúng ta cùng thực hiện tiếp hoạt động 2 để hiểu
hơn về bài và sau đó sẽ đi làm khay 10 nhé.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Thực hành nhận biết số trong phạm vi 10
(Nghiên cứu kiến thức nền)
a) Số?
* Thực hiện bài tập
- GV yêu cầu HS mở sách Bài học STEM 1, trang 7.
- HS thực hiện mở sách.
- GV hỏi: Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS trả lời theo suy nghĩ (Có mấy
số? Số mấy? ...)
- GV hỏi: Cô mời một bạn nêu cách thực hiện phần a?
- HS trả lời theo suy nghĩ. (Đếm số
hình tròn trong mỗi hình và viết số)
- GV khẳng định lại cách làm: Đếm số hình và điền số vào ô vuông.
Sau đó, mời cả lớp làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra và chữa bài cho nhau.
- HS làm việc theo cặp.
- GV chữa bài trước lớp. GV bấm slide trên bài giảng điện tử để chữa
từng ý cho HS. Mỗi lần chiếu đến hình nào thì hỏi. “Có mấy hình
tròn?”
- GV cũng có thể chuẩn bị các hình như trong sách, dán lên bảng để HS
lên viết số tương ứng.
- GV cùng có thể sử dụng hình nam châm, gắn lên bảng để chữa từng ý.
- HS trả lời lần lượt từng ý theo
điều hành của cô.
khay 1 có: 7 hình tròn
khay 2 có: 5 hình tròn
khay 3 có: 6 hình tròn
khay 4 có: 4 hình tròn
khay 5 có: 8 hình tròn
khay 6 có: 10 hình tròn
- Trong quá trình chữa bài, GV hỏi HS để phân tích từng ý. Ví dụ:
+ Vì sao con điền số 8 vào khay số 5.
- HS trả lời.
+ Vì khay đó có 8 hình tròn
+ Làm thế nào để biết khay đó có 8 hình tròn?
+ Con đếm từ 1 đến hết thấy có 8
hình tròn.
+ Con thấy hàng ngang trên có 5
hình tròn.
+ Hàng ngang dưới có 3 hình tròn,
tất cả có 8 hình tròn.
+ Con thấy hàng ngang trên có 5
hình tròn, hàng ngang dưới có 3
hình tròn. 5 hình tròn và 3 hình tròn
tất cả là 8 hình tròn.
* Tìm hiểu khay 10
- GV hỏi:
+ Quan sát các hình vừa làm, con thấy khay 10 có hình gì?
- HS: Hình chữ nhật.
+ Khay 10 có mấy hàng, mỗi hàng có mấy ô?
- HS: 2 hàng, mỗi hàng có 5 ô.
+ Các ô như thế nào với nhau?
- HS: các ô bằng nhau.
- GV khẳng định: Khay 10 là 1 khung hình chữ nhật được chia thành 10
ô có khoảng cách bằng nhau. Khay 10 có 2 hàng, mỗi hàng có 5 ô.
b) Xếp thêm cho đủ số hình tròn
- GV: Mời một bạn đọc cho cô yêu cầu của phần b?
- HS: Xếp thêm cho đủ số hình tròn.
- GV: Các con đã biết cấu tạo của khay 10. Hãy dựa vào cấu tạo của
Khay 10 để xếp hình cho đúng và nhanh.
- HS xếp thêm hình; chữa bài trong
nhóm; chữa trước lớp.
- Trong quá trình HS chữa bài, GV có thể nêu câu hỏi để HS phân tích.
Ví dụ:
+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 5 hình tròn?
- HS: Có 2 hình tròn, con xếp thêm
3 hình tròn để được 5 hình tròn.
+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 10 hình tròn?
- HS: Có 5 hình tròn, con xếp thêm
5 hình tròn để được 10 hình tròn.
+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 7 hình tròn?
- HS: Có 1 hình tròn, con xếp thêm
6 hình tròn để được 7 hình tròn.
- GV giảng: Dựa vào khay 10 ta có thể dễ dàng biết cấu tạo của 1 số.
VD: 5 gồm có 2 và 3.
- GV: Hãy dựa vào khay 10 nêu cho cô cấu tạo của số 10? Số 7?
(GV có thể yêu cầu nêu số khác)
HS nêu. Nối tiếp nhau.
NGHỈ GIỮA TIẾT 1 TIẾT 2
Trò chơi: Thụt Thò
- GV phổ biến cách chơi: Các con thực hiện theo lời cô nói, không thực
hiện theo hành động của cô làm. Khi cô hô “Thò” thì các bạn giơ tay
lên cao. Khi cô “Thụt” thì các bạn hạ tay xuống.
- HS theo dõi quy định.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi và phỏng vấn 1 – 2 em về cảm xúc
sau trò chơi để bắt đầu tiết 2.
THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm Khay 10 học toán
a) Thảo luận chia sẻ ý tưởng làm khay 10 học toán
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.
- HS lập nhóm theo yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý tưởng làm khay 10 theo
các tiêu chí:
+ Sản phẩm có 10 ô
+ Sản phẩm chắc chắn, đẹp mắt, sử dụng được nhiều lần.
- GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:
+ Con dùng vật liệu gì để làm khay 10?
+ Con có cách gì để chia khay thành 10 ô?
+ Con thấy cách làm đó của con có đơn giản không? Có cách nào khác
không?
+ Con thấy nếu làm thế thì Khay 10 của con có chắc chắn không? Có
sử dụng được nhiều lần không?
+ Hãy suy nghĩ để hoàn thiện hơn ý tưởng của mình, đáp ứng tiêu chí
tốt hơn.
+ Có thể có thêm ý tưởng trang trí sau khi con đã hoàn thiện tưởng làm
Khay 10 của mình.
Đại diện các nhóm lên chia sẻ ý
tưởng làm khay 10. Ví dụ:
+ Nhóm em sử dụng bìa catton làm
khay 10, khay 10 có 2 hàng, mỗi
hàng có 5 ô, các ô bằng nhau nên
con dùng thước kẻ để chia
+ Nhóm em sử dụng giấy màu để
làm khay 10. Con gấp giấy để chia
thành 10 ô. Vì giấy màu chóng rách
nên sau khi chia con sẽ dán khay
lên giấy bìa.
+….
b) Lựa chọn ý tưởng làm khay 10 học toán
- GV: Các con có thể hoàn thiện ý tưởng của mình để làm thành khay
10, hoặc dựa trên ý tưởng của bạn để hoàn thiện tiếp.
- GV cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để tự lựa chọn cách làm
khay 10 của mình.
- HS lựa chọn ý tưởng từ các ý
tưởng của mình, của bạn để xác
định cách mình sẽ làm Khay 10.
- GV: Con chọn làm khay 10 như thế nào? Đó là ý tưởng ban đầu của
con hay con tham khảo các bạn?
- HS trả lời theo suy nghĩ.
Hoạt động 4. Làm Khay 10 học Toán
- GV: Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi làm Khay 10 học toán. Sách
giáo khoa cũng có một cách gợi ý làm khay 10 cho các con. Hãy đọc
- HS đọc sách giáo khoa, quan sát
hình. Trả lời câu hỏi tương tác với
GV bằng cách giơ tay.
mục 4, quan sát hình trang 8, và cho cô biết sách gợi ý các con làm như
thế nào?
+ Chúng ta cần chuẩn bị gì?
+ Chúng ta tiến hành làm mấy bước?
+ Bước 1 làm gì?
+ Bước 2 chúng ta làm gì?
+ Bước 3 tiến hành như thế nào?
+ Chúng ta cần chuẩn bị giấy bìa,
giấy màu, bút màu.
+ Bước 1, chúng ta gấp tờ giấy bìa
làm đôi theo chiều ngang
+ Bước 2, mở tờ giấy ra và gấp 4
lần (có 4 nếp gấp)
+ Bước 3, dùng bút màu vẽ phân
biệt các ô theo
- GV: Căn cứ vào ý tưởng đã lựa chọn, các bạn hãy chuẩn bị đồ dùng,
vật liệu phù hợp và thực hiện làm Khay 10. Khi cần, hãy đưa tín hiệu
hỗ trợ.
- HS thực hiện theo cá nhân / hoặc
nhóm.
- GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ khi cần.
- GV nhắc HS làm xong sản phẩm, tự đối chiếu kiểm tra lại theo các
tiêu chí để hoàn thiện tốt nhất.
Hoạt động 5: Sử dụng sản phẩm
a) Trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức cho các nhóm, các cá nhân trưng bày sản phẩm. Việc
trưng bày tùy thuộc không gian lớp học, có thể chỉ là bày ra đầu bàn,
hoặc trên 1 – 2 chiếc bàn cô giáo kê phía trên. Sau đó cho HS thời gian
để quan sát.
- HS trưng bày và xem sản phẩm
của mình, của bạn.
- GV: Sau khi quan sát các sản phẩm trưng bày, con ấn tượng với sản
phẩm nào?
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- GV mời một số HS hoặc nhóm HS có sản phẩm ấn tượng lên giới
thiệu trước lớp. Phần giới thiệu cần nêu rõ vật liệu, cách tạo ra 10 ô, và
cách làm cho sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn.
- HS giới thiệu trước lớp và xin góp
ý của các bạn để sản phẩm có thể
hoàn thiện hơn.
- GV khen ngợi HS, sau đó yêu cầu HS lấy sản phẩm về và tổ chức cho
HS sử dụng sản phẩm.
b) Sử dụng Khay 10 để thực hiện trò chơi “Ai nhanh nhất!”
- GV nêu cách chơi: (Lựa chọn trong các cách sau)
Cách chơi 1:
Quản trò giơ thẻ số trong các số từ 1 đến 10 của bộ đôi dùng.
Các bạn sử dụng khay 10 để xếp đúng số lượng hình.
Ai xếp nhanh nhất được 2 điểm
Sau 5 lượt chơi bạn nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.
(Lựa chọn hình gì do người chơi tùy chọn)
- HS chơi trò chơi.
Cách chơi 2:
Quản trò giơ 1 thẻ số trong các số từ 1 đến 10 của bộ đồ dùng kèm theo
1 hình. (Ví dụ: số 10 và hình tam giác)
Các bạn sử dụng khay 10 để xếp đúng số lượng hình mà quản trò giơ.
Ai xếp nhanh nhất được 2 điểm
Sau 5 lượt chơi, bạn nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.
- HS chơi trò chơi.
Cách chơi 3:
Hai bạn ngồi cạnh nhau chơi cùng nhau. 1 bạn hô một số bất kì, bạn kia
xếp đúng số hình vào khay 10, khi người chơi xếp thì người hô cũng
phải xếp. Ai xếp xong trước thì thắng cuộc. Mỗi người hô 5 lượt rồi đổi
người hô. Ai có nhiều lần xếp xong trước hơn thì người đó thắng cuộc.
- HS chơi trò chơi.
- GV hỏi HS về cảm xúc sau khi làm được sản phẩm và sử dụng sản
phẩm để chơi trò chơi.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình bằng cách tô
khuôn mặt cảm xúc phù hợp.
TỔNG KẾT BÀI HỌC
- GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện
nốt.
- GV đề nghị HS sử dụng sản phẩm về nhà tổ chức trò chơi với người
thân trong gia đình.
- GV khen ngợi HS thực hiện bài tốt, động viên các em luôn cố gắng
học tập.
Kế hoạch bài dạy Bài 2: Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10
BÀI HỌC STEM LỚP 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 2: DỤNG CỤ SO NH TRONG PHẠM VI 10
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 (môn Toán)
Bài 4: So sánh số – sách Toán 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài: Em làm được những gì (sau bài số 10) – sách Toán 1 Chân trời sáng tạo
Bài 11: Luyện tập – sách Toán 1 Cánh diều
tả bài học:
Thực hiện được so sánh hai số trong phạm vi 10, phối hợp một số kĩ năng xé, cắt, dán,… để tạo
dụng cụ so sánh số.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:
Môn học
Yêu cầu cần đạt
Môn học chủ đạo
Toán
Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so
sánh, sử dụng được các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
Môn học tích hợp
Mĩ thuật
Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.
Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học
tập.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so sánh, sử dụng được các từ nhiều
hơn, ít hơn, bằng nhau.
Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.
Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 4 học sinh)
STT
Thiết bị/ Học liệu
Số lượng
Hình ảnh minh hoạ
1
Giấy trắng hoặc bìa màu hoặc bìa
các-tông cỡ A5
4 tờ
2
Băng dính xốp
20 cm
3
Dây chun
10 cái
4
Ống hút/ que tính
8 cái
2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)
STT
Thiết bị/Dụng cụ
Số lượng
Hình ảnh minh hoạ
1
Bút màu
1 hộp
2
Giấy màu
4 tờ
3
Kéo
4 cái
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức
GV mời HS tham gia trò chơi “Tôi tài giỏi”.
HS tham gia.
GV chia lớp thành các nhóm 3 – 6 HS.
HS theo dõi.
GV nêu quy ước: sử dụng cơ thể để làm dấu lớn hơn, nhỏ hơn và
bằng nhau.
HS quan sát.
GV chiếu hình ảnh.
GV nêu cách chơi:
∙ Mỗi nhóm cử 3 bạn lên chơi, trong đó có 2 bạn giơ số, 1 bạn
đứng giữa làm dấu.
∙ Các bạn bên dưới đếm từ 1 đến 6. Khi các bạn đếm đến 3, hai bạn
giơ số nhanh chóng giơ lên một con số.
∙ Bạn đứng giữa quan sát số và làm dấu xong khi các bạn đếm đến
6.
∙ Sau mỗi lượt chơi thì đổi vai, đổi vị trí người chơi và đổi dấu.
HS theo dõi.
GV mời HS chơi trò chơi.
HS chơi trò chơi.
GV nhận xét phần chơi của các nhóm, chúc mừng nhóm làm
đúng.
HS theo dõi.
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề)
Hoạt động 1. Quan sát tranh và cho biết
GV dẫn dắt: Trong trò chơi vừa rồi các em đã dùng ngôn ngữ cơ
thể để đưa ra lựa chọn của mình khi so sánh 2 số. Các bạn trong
tranh ở trang 10 sách STEM lớp 1 cũng đang chơi trò chơi so sánh
2 số.
HS quan sát tranh.
GV hỏi HS:
Các bạn sử dụng gì để chơi? (Gợi ý: Bảng so sánh)
Dụng cụ đó gồm những gì? (Gợi ý: Bảng, thanh dấu, hình biểu
diễn.)
HS trả lời.
GV giới thiệu: Các bạn trong tranh đang dùng “dụng cụ so sánh
số” để so sánh các số, chúng mình cùng làm dụng cụ so sánh số
trong phạm vi 10 giống các bạn nhé.
Dụng cụ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có 2 thanh cố định có thể xoay được khi so sánh.
+ Chắc chắn, cân đối, sử dụng được nhiều lần.
HS theo dõi.
GV chuyển sang hoạt động 2.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: So sánh 2 số trong phạm vi 10
a) >, <, = ?
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2, mục a vào phiếu học tập
số 1.
HS làm bài.
GV mời HS lên trước lớp chữa bài.
HS chữa bài.
Em đếm xem có bao nhiêu cây rau? (Gợi ý: Hàng trên có 4 câu
rau, hàng dưới có 5 cây rau.)
HS trả lời.
Với nhóm hình cây rau em đã so sánh như thế nào?
(Gợi ý: Sau khi nối mỗi cây rau ở hàng trên với một cây rau ở hàng
dưới, thấy thừa 1 cây rau của hàng dưới.
4 cây rau ít hơn 5 cây rau
nên 4 < 5 và 5 > 4
Tương tự như vậy với nhóm hình cây hoa để có 7 > 6, 6 < 7)
HS trả lời.
b) Tìm cặp thẻ thích hợp (theo mẫu).
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2, mục b vào phiếu học tập
số 2.
HS làm bài.
GV mời HS lên trước lớp chữa bài.
HS chữa bài.
GV hỏi HS: Vì sao lại nối nhóm hình này (chỉ vào nhóm hình
thứ 3) với 4 = 4 ?
(Gợi ý: Vì cột bên trái có 4 ô vuông, cột bên phải cũng có 4 ô
vuông nên 4 = 4.)
HS trả lời.
GV mời HS lên bảng chữa bài tập phần b trang 11 sách Bài học
STEM lớp 1.
HS chữa bài tập.
GV hỏi HS: Vì sao em nối nhóm hình thứ nhất với 4 > 2?
(Gợi ý: vì cột bên trái có 4 ô vuông, cột bên phải có 2 ô vuông, 4
nhiều hơn 2 nên 4 > 2, ta nối 4 > 2 với nhóm hình thứ nhất.)
HS trả lời.
GV chiếu đáp án các nhóm số 2 và số 4.
HS theo dõi.
GV nhận xét và tổng kết: Để giúp các em so sánh số dễ dàng hơn
và không bị nhầm lẫn, chúng ta cùng làm dụng cụ so sánh số trong
phạm vi 10 nhé!
HS theo dõi.
NGHỈ GIỮA TIẾT 1 TIẾT 2
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức
GV mời HS cùng hát và vận động theo bài hát “Cùng đếm nào”.
HS hát và vận động theo bài hát.
THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm dụng cụ so sánh số
a) Thảo luận chia sẻ ý tưởng làm dụng cụ so sánh số
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS. GV yêu cầu
các nhóm thảo luận các tiêu chí và đề xuất các ý tưởng làm “dụng
cụ so sánh số” theo các tiêu chí:
+ Có 2 thanh cố định có thể xoay được khi so sánh.
+ Chắc chắn, cân đối, sử dụng được nhiều lần.
HS thảo luận nhóm theo các tiêu chí.
GV chiếu cho HS xem một vài ý tưởng (trang 11 sách Bài học
STEM lớp 1)
HS theo dõi.
GV mời đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng. GV có thể đặt các câu
hỏi gợi ý:
+ Sử dụng vật liệu gì để làm dụng cụ?
+ Dụng cụ gồm những gì?
+ Sử dụng hình gì để làm hình biểu diễn?
Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng.
Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.
b) Lựa chọn ý tưởng đề xuất giải pháp làm dụng cụ so sánh
số
GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận lựa chọn ý tưởng làm sản phẩm
cho nhóm mình.
(Thảo luận đề xuất các giải pháp, các bước làm, làm thế nào 2
thanh có thể xoay được, làm thế nào để có sản phẩm cân đối)
HS thảo luận nhóm.
GV nhận xét, tổng kết chuyển sang hoạt động sau.
Hoạt động 4. Làm dụng cụ so sánh số
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để lựa chọn dụng cụ và vật liệu
phù hợp với phương án lựa chọn.
Thảo luận nhóm.
Các nhóm thực hành làm “dụng cụ so sánh số” theo giải pháp
của nhóm.
Các nhóm thực hành làm “dụng cụ so
sánh số”.
GV chiếu gợi ý các bước làm dụng cụ trang 12 sách Bài học
STEM lớp 1.
HS theo dõi.
GV quan sát hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực
hiện.
Ví dụ:
Cách quấn chun
Cách bóc băng dính xốp
Cách dính que sao cho cân đối.
HS thực hành làm sản phẩm.
GV yêu cầu các nhóm kiểm tra, chỉnh sửa sản phẩm. Ví dụ: quấn
chun không nên chặt quá để khi dính que có thể dễ xoay được.
Các nhóm kiểm tra, chỉnh sửa sản
phẩm.
GV nhận xét và chuyển sang hoạt động mới.
HS theo dõi.
Hoạt động 5: Chơi với dụng cụ so sánh số
a) Trưng bày sản phẩm
GV tổ chức cho các nhóm trưng bày, giới thiệu sản phẩm “dụng
cụ so sánh số” của nhóm mình.
(ví dụ: giới thiệu sản phẩm gồm những bộ phận nào? Cách làm,
lưu ý khi thực hiện, những khó khăn khi làm sản phẩm và cách
khắc phục của nhóm. Như khi chọn vật liệu: chọn bìa cứng hoặc
làm trên giấy bìa các-tông để sản phầm bền, dùng được nhiều lần.
Quấn chun không chặt quá, có độ mở để có thể xoay được que,
cách dán que sao cho cân đối,…)
Đại diện nhóm trình bày, giới thiệu
“dụng cụ so sánh số”.
GV mời các nhóm nhận xét, góp ý giúp nhóm bạn để sản phẩm
có thể hoàn thiện hơn.
Các nhóm nhận xét góp ý.
Các nhóm tự điều chỉnh sản phẩm,
hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
GV khen ngợi HS, sau đó yêu cầu HS lấy sản phẩm về và tổ
chức cho HS sử dụng sản phẩm.
b) Chơi trò chơi “Đố bạn”
GV mời HS tham gia trò chơi:
GV giới thiệu cách chơi:
∙ Số lượng người chơi: 2 học sinh.
∙ HS 1: xếp số lượng hình vào 2 bên.
∙ HS 2: xoay ống hút que tính để tạo thành dấu >, <, =, thích hợp.
∙ Đổi vai.
HS theo dõi
GV mời HS chơi trò chơi.
HS sử dụng dụng cụ vừa làm để chơi.
GV mời một vài cặp lên chơi.
Các cặp HS tham gia chơi (HS tuỳ
chọn cách chơi).
HS nhận xét lẫn nhau trong quá trình
chơi.
c) Sử dụng “dụng cụ so sánh số” em vừa làm, em cùng bạn Thỏ
tìm đường về nhà bằng cách đi theo con đường có các số lớn hơn
5.
Lưu ý: Bạn Thỏ có thể đi theo đường chéo.
HS nối đường đi của Thỏ là những số
lớn hơn 5.
GV nhận xét, khen thưởng HS tham gia 2 trò chơi đạt kết quả
cao, động viên những HS chưa đạt kết quả tốt.
HS theo dõi.
GV mời cả lớp hoàn thành phiếu đánh giá ở trang 13 sách Bài
học STEM lớp 1.
HS làm phiếu đánh giá.
TỔNG KẾT BÀI HỌC
GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn
thiện nốt.
GV đề nghị HS sử dụng sản phẩm về nhà tổ chức trò chơi với
người thân trong gia đình.
GV khen ngợi HS thực hiện bài tốt, động viên các em luôn cố
gắng học tập.
| 1/21

Preview text:

Giáo án STEM lớp 1Kế hoạch bài dạy STEM lớp 1 Tải về
Giáo án STEM lớp 1 mang tới đầy đủ các bài học STEM lớp 1, giúp thầy cô tham khảo,
nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy STEM lớp 1 năm 2024 - 2025, với nội dung tích hợp,
lồng ghép các môn: Tự nhiên và xã hội, Toán, Mĩ thuật.
Kế hoạch bài dạy Bài 1: Trải nghiệm cùng Khay 10 học Toán
BÀI HỌC STEM LỚP 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1: TRẢI NGHIỆM CÙNG KHAY 10 HỌC TOÁN (2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 (môn Toán)
 Bài 2: Các số 6, 7, 8, 9, 10 - sách Toán 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
 Bài 17: Số 10 - sách Toán 1 - Chân trời sáng tạo
 Bài 8: Luyện tập - sách Toán 1 - Cánh diều Mô tả bài học:
Thực hiện được đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10, phối hợp với các kĩ gấp, xé, dán,.. để tạo
ra dụng cụ khay 10 học Toán.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học chủ đạo Toán
– Đếm, đọc được các số trong phạm vi 10
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm
– Phối hợp được một số kĩ năng: gấp, vẽ,... trong thực hành, Môn học tích hợp Mĩ thuật sáng tạo.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Vận dụng đếm, đọc được các số trong phạm vi 10.
 Thực hành sử dụng các vật liệu đơn giản để làm “Khay 10 học toán”.
 Sử dụng “Khay 10 học toán” để đếm nhanh số lượng hình.
 Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng và trưng bày, giới thiệu sản
phẩm của nhóm mình trước lớp.
 Hợp tác với các bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của nhóm.
 Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực
sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 4 học sinh) STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1
Giấy trắng hoặc bìa màu hoặc bìa carton cỡ A4 4 tờ
2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Bút màu 1 hộp 2 Băng giấy màu 2 cuộn 3 Hồ dán 2 lọ 4 Kéo 2 cái
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”
- GV chiếu video bài hát “bé tập đếm” và mời HS cùng hát, vận động - HS hát và vận động theo. theo clip.
- GV hỏi: Trong bài hát vừa rồi, 4 là số lượng của con vật nào?
- HS trả lời (con bướm).
- GV kết nối và mời HS chơi trò chơi: “Ai nhanh – ai đúng”.
- Cô giới thiệu với cả lớp cách chơi: Quản trò yêu cầu người chơi lấy số
lượng đồ dùng bất kì trong bộ đồ dùng học tập. Người chơi lấy số - HS lắng nghe cách chơi.
lượng theo đúng yêu cầu. Ví dụ: Quản trò hô “Tôi cần 2 tam giác!”, các
em lấy 2 tam giác trong bộ đồ dùng đặt lên bàn.
- HS cả lớp chơi theo quản trò. Lấy
đúng số lượng đồ dùng quản trò yêu
- GV mời HS lên làm quản trò cho cả lớp chơi.
cầu và xếp ra bàn theo thứ tự các lần. (khoảng 5 lần)
- GV đề nghị hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra các lần lấy của nhau xem có đúng không:
+ Cô mời hai bạn ngồi cùng bàn kiểm tra xem chúng ta có lấy số đồ
- HS kiểm tra lẫn nhau và báo kết
dùng giống nhau không nhé. quả.
+ Lần 1: 2 tam giác; Lần 2: 3 hình tròn;… (GV nêu lại số đồ dùng mà
quản trò đã yêu cầu để HS kiểm tra.)
- HS trả lời theo suy nghĩ. (Con
- GV hỏi: Khi kiểm tra số số dùng các lần, con làm thế nào? đếm ạ).
- HS trả lời theo suy nghĩ.
+ Các bạn cũng dùng bộ đồ dùng
- GV: Trò chơi này được nhiều bạn nhỏ rất thích. Các bạn HS trong
sách Bài học STEM cũng chơi như chúng ta đấy. Chúng ta cùng quan học Toán.
sát bức tranh trang 6, sách Bài học STEM và cho cô biết, các bạn dùng + Các bạn có thêm đồ dùng để xếp
những gì để chơi trò chơi? các hình trò. +…
- GV: Hình màu trắng, có 10 ô đó cô gọi là khay 10 học Toán. Khay 10
giúp chúng ta điều gì trong học Toán? Các con có thích làm một chiếc
khay như vậy không? Chúng ta cùng thực hiện tiếp hoạt động 2 để hiểu
hơn về bài và sau đó sẽ đi làm khay 10 nhé.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Thực hành nhận biết số trong phạm vi 10
(Nghiên cứu kiến thức nền) a) Số?
* Thực hiện bài tập
- GV yêu cầu HS mở sách Bài học STEM 1, trang 7.
- HS thực hiện mở sách.
- HS trả lời theo suy nghĩ (Có mấy
- GV hỏi: Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì? số? Số mấy? ...)
- HS trả lời theo suy nghĩ. (Đếm số
- GV hỏi: Cô mời một bạn nêu cách thực hiện phần a?
hình tròn trong mỗi hình và viết số)
- GV khẳng định lại cách làm: Đếm số hình và điền số vào ô vuông. - HS làm bài cá nhân.
Sau đó, mời cả lớp làm bài.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra và chữa bài cho nhau. - HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời lần lượt từng ý theo điều hành của cô.
- GV chữa bài trước lớp. GV bấm slide trên bài giảng điện tử để chữa
từng ý cho HS. Mỗi lần chiếu đến hình nào thì hỏi. “Có mấy hình khay 1 có: 7 hình tròn tròn?” khay 2 có: 5 hình tròn
- GV cũng có thể chuẩn bị các hình như trong sách, dán lên bảng để HS
lên viết số tương ứng. khay 3 có: 6 hình tròn
- GV cùng có thể sử dụng hình nam châm, gắn lên bảng để chữa từng ý. khay 4 có: 4 hình tròn khay 5 có: 8 hình tròn khay 6 có: 10 hình tròn
- Trong quá trình chữa bài, GV hỏi HS để phân tích từng ý. Ví dụ: - HS trả lời.
+ Vì sao con điền số 8 vào khay số 5.
+ Vì khay đó có 8 hình tròn
+ Con đếm từ 1 đến hết thấy có 8 hình tròn.
+ Con thấy hàng ngang trên có 5 hình tròn.
+ Làm thế nào để biết khay đó có 8 hình tròn?
+ Hàng ngang dưới có 3 hình tròn, tất cả có 8 hình tròn.
+ Con thấy hàng ngang trên có 5
hình tròn, hàng ngang dưới có 3
hình tròn. 5 hình tròn và 3 hình tròn tất cả là 8 hình tròn. * Tìm hiểu khay 10 - GV hỏi: - HS: Hình chữ nhật.
+ Quan sát các hình vừa làm, con thấy khay 10 có hình gì?
+ Khay 10 có mấy hàng, mỗi hàng có mấy ô?
- HS: 2 hàng, mỗi hàng có 5 ô.
+ Các ô như thế nào với nhau? - HS: các ô bằng nhau.
- GV khẳng định: Khay 10 là 1 khung hình chữ nhật được chia thành 10
ô có khoảng cách bằng nhau. Khay 10 có 2 hàng, mỗ i hàng có 5 ô.
b) Xếp thêm cho đủ số hình tròn
- GV: Mời một bạn đọc cho cô yêu cầu của phần b?
- HS: Xếp thêm cho đủ số hình tròn.
- GV: Các con đã biết cấu tạo của khay 10. Hãy dựa vào cấu tạo của
- HS xếp thêm hình; chữa bài trong
Khay 10 để xếp hình cho đúng và nhanh. nhóm; chữa trước lớp.
- Trong quá trình HS chữa bài, GV có thể nêu câu hỏi để HS phân tích. Ví dụ:
- HS: Có 2 hình tròn, con xếp thêm
+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 5 hình tròn?
3 hình tròn để được 5 hình tròn.
- HS: Có 5 hình tròn, con xếp thêm
+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 10 hình tròn?
5 hình tròn để được 10 hình tròn.
- HS: Có 1 hình tròn, con xếp thêm
+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 7 hình tròn?
6 hình tròn để được 7 hình tròn.
- GV giảng: Dựa vào khay 10 ta có thể dễ dàng biết cấu tạo của 1 số. VD: 5 gồm có 2 và 3.
- GV: Hãy dựa vào khay 10 nêu cho cô cấu tạo của số 10? Số 7? HS nêu. Nối tiếp nhau.
(GV có thể yêu cầu nêu số khác)
NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2
Trò chơi: Thụt – Thò
- GV phổ biến cách chơi: Các con thực hiện theo lời cô nói, không thực
hiện theo hành động của cô làm. Khi cô hô “Thò” thì các bạn giơ tay - HS theo dõi quy định.
lên cao. Khi cô “Thụt” thì các bạn hạ tay xuống.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi và phỏng vấn 1 – 2 em về cảm xúc
sau trò chơi để bắt đầu tiết 2.
THỰC HÀNH – VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm Khay 10 học toán
a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm khay 10 học toán
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.
- HS lập nhóm theo yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý tưởng làm khay 10 theo các tiêu chí: + Sản phẩm có 10 ô
+ Sản phẩm chắc chắn, đẹp mắt, sử dụng được nhiều lần.
- GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:
Đại diện các nhóm lên chia sẻ ý
+ Con dùng vật liệu gì để làm khay 10?
tưởng làm khay 10. Ví dụ:
+ Con có cách gì để chia khay thành 10 ô?
+ Nhóm em sử dụng bìa catton làm
khay 10, khay 10 có 2 hàng, mỗi
+ Con thấy cách làm đó của con có đơn giản không? Có cách nào khác hàng có 5 ô, các ô bằng nhau nên không?
con dùng thước kẻ để chia
+ Con thấy nếu làm thế thì Khay 10 của con có chắc chắn không? Có + Nhóm em sử dụng giấy màu để
sử dụng được nhiều lần không?
làm khay 10. Con gấp giấy để chia
thành 10 ô. Vì giấy màu chóng rách
+ Hãy suy nghĩ để hoàn thiện hơn ý tưởng của mình, đáp ứng tiêu chí nên sau khi chia con sẽ dán khay tốt hơn. lên giấy bìa.
+ Có thể có thêm ý tưởng trang trí sau khi con đã hoàn thiện tưởng làm +…. Khay 10 của mình.
b) Lựa chọn ý tưởng làm khay 10 học toán
- GV: Các con có thể hoàn thiện ý tưởng của mình để làm thành khay
10, hoặc dựa trên ý tưởng của bạn để hoàn thiện tiếp.
- HS lựa chọn ý tưởng từ các ý
tưởng của mình, của bạn để xác
- GV cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để tự lựa chọn cách làm định cách mình sẽ làm Khay 10. khay 10 của mình.
- GV: Con chọn làm khay 10 như thế nào? Đó là ý tưởng ban đầu của - HS trả lời theo suy nghĩ.
con hay con tham khảo các bạn?
Hoạt động 4. Làm Khay 10 học Toán
- HS đọc sách giáo khoa, quan sát
- GV: Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi làm Khay 10 học toán. Sách
hình. Trả lời câu hỏi tương tác với
giáo khoa cũng có một cách gợi ý làm khay 10 cho các con. Hãy đọc GV bằng cách giơ tay.
mục 4, quan sát hình trang 8, và cho cô biết sách gợi ý các con làm như + Chúng ta cần chuẩn bị giấy bìa, thế nào? giấy màu, bút màu.
+ Chúng ta cần chuẩn bị gì?
+ Bước 1, chúng ta gấp tờ giấy bìa làm đôi theo chiều ngang
+ Chúng ta tiến hành làm mấy bước?
+ Bước 2, mở tờ giấy ra và gấp 4 + Bước 1 làm gì? lần (có 4 nếp gấp)
+ Bước 2 chúng ta làm gì?
+ Bước 3, dùng bút màu vẽ phân + Bước 3 tiến hành biệt các ô theo như thế nào?
- GV: Căn cứ vào ý tưởng đã lựa chọn, các bạn hãy chuẩn bị đồ dùng, - HS thực hiện theo cá nhân / hoặc
vật liệu phù hợp và thực hiện làm Khay 10. Khi cần, hãy đưa tín hiệu nhóm. hỗ trợ.
- GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ khi cần.
- GV nhắc HS làm xong sản phẩm, tự đối chiếu kiểm tra lại theo các
tiêu chí để hoàn thiện tốt nhất.
Hoạt động 5: Sử dụng sản phẩm
a) Trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức cho các nhóm, các cá nhân trưng bày sản phẩm. Việc
trưng bày tùy thuộc không gian lớp học, có thể chỉ là bày ra đầu bàn,
- HS trưng bày và xem sản phẩm
hoặc trên 1 – 2 chiếc bàn cô giáo kê phía trên. Sau đó cho HS thời gian của mình, của bạn. để quan sát.
- GV: Sau khi quan sát các sản phẩm trưng bày, con ấn tượng với sản
- HS trả lời theo suy nghĩ. phẩm nào?
- GV mời một số HS hoặc nhóm HS có sản phẩm ấn tượng lên giới
- HS giới thiệu trước lớp và xin góp
thiệu trước lớp. Phần giới thiệu cần nêu rõ vật liệu, cách tạo ra 10 ô, và ý của các bạn để sản phẩm có thể
cách làm cho sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn. hoàn thiện hơn.
- GV khen ngợi HS, sau đó yêu cầu HS lấy sản phẩm về và tổ chức cho HS sử dụng sản phẩm.
b) Sử dụng Khay 10 để thực hiện trò chơi “Ai nhanh nhất!”
- GV nêu cách chơi: (Lựa chọn trong các cách sau) Cách chơi 1:
Quản trò giơ thẻ số trong các số từ 1 đến 10 của bộ đôi dùng.
Các bạn sử dụng khay 10 để xếp đúng số lượng hình. - HS chơi trò chơi.
Ai xếp nhanh nhất được 2 điểm
Sau 5 lượt chơi bạn nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.
(Lựa chọn hình gì do người chơi tùy chọn) Cách chơi 2:
Quản trò giơ 1 thẻ số trong các số từ 1 đến 10 của bộ đồ dùng kèm theo
1 hình. (Ví dụ: số 10 và hình tam giác) - HS chơi trò chơi.
Các bạn sử dụng khay 10 để xếp đúng số lượng hình mà quản trò giơ.
Ai xếp nhanh nhất được 2 điểm
Sau 5 lượt chơi, bạn nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng. Cách chơi 3:
Hai bạn ngồi cạnh nhau chơi cùng nhau. 1 bạn hô một số bất kì, bạn kia
xếp đúng số hình vào khay 10, khi người chơi xếp thì người hô cũng - HS chơi trò chơi.
phải xếp. Ai xếp xong trước thì thắng cuộc. Mỗi người hô 5 lượt rồi đổi
người hô. Ai có nhiều lần xếp xong trước hơn thì người đó thắng cuộc.
- GV hỏi HS về cảm xúc sau khi làm được sản phẩm và sử dụng sản phẩm để chơi trò chơi.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình bằng cách tô
khuôn mặt cảm xúc phù hợp.
TỔNG KẾT BÀI HỌC
- GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện nốt.
- GV đề nghị HS sử dụng sản phẩm về nhà tổ chức trò chơi với người thân trong gia đình.
- GV khen ngợi HS thực hiện bài tốt, động viên các em luôn cố gắng học tập.
Kế hoạch bài dạy Bài 2: Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10
BÀI HỌC STEM LỚP 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 2: DỤNG CỤ SO SÁNH TRONG PHẠM VI 10 (2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 (môn Toán)
 Bài 4: So sánh số – sách Toán 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
 Bài: Em làm được những gì (sau bài số 10) – sách Toán 1 – Chân trời sáng tạo
 Bài 11: Luyện tập – sách Toán 1 – Cánh diều Mô tả bài học:
Thực hiện được so sánh hai số trong phạm vi 10, phối hợp một số kĩ năng xé, cắt, dán,… để tạo dụng cụ so sánh số.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt
– Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. Môn học chủ đạo Toán
– So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so
sánh, sử dụng được các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
– Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. Môn học tích hợp Mĩ thuật
– Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
– So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so sánh, sử dụng được các từ nhiều
hơn, ít hơn, bằng nhau.

– Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
– Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 4 học sinh) STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ
Giấy trắng hoặc bìa màu hoặc bìa 1 4 tờ các-tông cỡ A5 2 Băng dính xốp 20 cm 3 Dây chun 10 cái 4 Ống hút/ que tính 8 cái
2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Bút màu 1 hộp 2 Giấy màu 4 tờ 3 Kéo 4 cái
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức
– GV mời HS tham gia trò chơi “Tôi tài giỏi”. – HS tham gia.
– GV chia lớp thành các nhóm 3 – 6 HS. – HS theo dõi.
– GV nêu quy ước: sử dụng cơ thể để làm dấu lớn hơn, nhỏ hơn và – HS quan sát. bằng nhau. – GV chiếu hình ảnh. – GV nêu cách chơi:
∙ Mỗi nhóm cử 3 bạn lên chơi, trong đó có 2 bạn giơ số, 1 bạn đứng giữa làm dấu.
∙ Các bạn bên dưới đếm từ 1 đến 6. Khi các bạn đếm đến 3, hai bạn – HS theo dõi.
giơ số nhanh chóng giơ lên một con số.
∙ Bạn đứng giữa quan sát số và làm dấu xong khi các bạn đếm đến 6.
∙ Sau mỗi lượt chơi thì đổi vai, đổi vị trí người chơi và đổi dấu.
– GV mời HS chơi trò chơi. – HS chơi trò chơi.
– GV nhận xét phần chơi của các nhóm, chúc mừng nhóm làm – HS theo dõi. đúng.
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề)
Hoạt động 1. Quan sát tranh và cho biết
– GV dẫn dắt: Trong trò chơi vừa rồi các em đã dùng ngôn ngữ cơ
thể để đưa ra lựa chọn của mình khi so sánh 2 số. Các bạn trong – HS quan sát tranh.
tranh ở trang 10 sách STEM lớp 1 cũng đang chơi trò chơi so sánh 2 số. – GV hỏi HS:
– Các bạn sử dụng gì để chơi? (Gợi ý: Bảng so sánh) – HS trả lời.
– Dụng cụ đó gồm những gì? (Gợi ý: Bảng, thanh dấu, hình biểu diễn.)
– GV giới thiệu: Các bạn trong tranh đang dùng “dụng cụ so sánh
số” để so sánh các số, chúng mình cùng làm dụng cụ so sánh số
trong phạm vi 10 giống các bạn nhé.
Dụng cụ cần đảm bảo các yêu cầu sau: – HS theo dõi.
+ Có 2 thanh cố định có thể xoay được khi so sánh.
+ Chắc chắn, cân đối, sử dụng được nhiều lần.
– GV chuyển sang hoạt động 2.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: So sánh 2 số trong phạm vi 10 a) >, <, = ?
– GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2, mục a vào phiếu học tập – HS làm bài. số 1.
– GV mời HS lên trước lớp chữa bài. – HS chữa bài.
– Em đếm xem có bao nhiêu cây rau? (Gợi ý: Hàng trên có 4 câu – HS trả lời.
rau, hàng dưới có 5 cây rau.)
– Với nhóm hình cây rau em đã so sánh như thế nào?
(Gợi ý: Sau khi nối mỗi cây rau ở hàng trên với một cây rau ở hàng
dưới, thấy thừa 1 cây rau của hàng dưới. – HS trả lời.
4 cây rau ít hơn 5 cây rau nên 4 < 5 và 5 > 4
– Tương tự như vậy với nhóm hình cây hoa để có 7 > 6, 6 < 7)
b) Tìm cặp thẻ thích hợp (theo mẫu).
– GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2, mục b vào phiếu học tập – HS làm bài. số 2.
– GV mời HS lên trước lớp chữa bài. – HS chữa bài.
– GV hỏi HS: Vì sao lại nối nhóm hình này (chỉ vào nhóm hình thứ 3) với 4 = 4 ? – HS trả lời.
(Gợi ý: Vì cột bên trái có 4 ô vuông, cột bên phải cũng có 4 ô vuông nên 4 = 4.)
– GV mời HS lên bảng chữa bài tập phần b trang 11 sách Bài học – HS chữa bài tập. STEM lớp 1.
– GV hỏi HS: Vì sao em nối nhóm hình thứ nhất với 4 > 2?
(Gợi ý: vì cột bên trái có 4 ô vuông, cột bên phải có 2 ô vuông, 4 – HS trả lời.
nhiều hơn 2 nên 4 > 2, ta nối 4 > 2 với nhóm hình thứ nhất.)
– GV chiếu đáp án các nhóm số 2 và số 4. – HS theo dõi.
– GV nhận xét và tổng kết: Để giúp các em so sánh số dễ dàng hơn
và không bị nhầm lẫn, chúng ta cùng làm dụng cụ so sánh số trong – HS theo dõi. phạm vi 10 nhé!
NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức
GV mời HS cùng hát và vận động theo bài hát “Cùng đếm nào”. – HS hát và vận động theo bài hát.
THỰC HÀNH – VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm dụng cụ so sánh số
a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm dụng cụ so sánh số
– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS. GV yêu cầu
các nhóm thảo luận các tiêu chí và đề xuất các ý tưởng làm “dụng
cụ so sánh số” theo các tiêu chí:
– HS thảo luận nhóm theo các tiêu chí.
+ Có 2 thanh cố định có thể xoay được khi so sánh.
+ Chắc chắn, cân đối, sử dụng được nhiều lần.
– GV chiếu cho HS xem một vài ý tưởng (trang 11 sách Bài học – HS theo dõi. STEM lớp 1)
– GV mời đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng. GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:
+ Sử dụng vật liệu gì để làm dụng cụ?
– Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng.
+ Dụng cụ gồm những gì?
+ Sử dụng hình gì để làm hình biểu diễn?
– Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.
b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm dụng cụ so sánh số
– GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận lựa chọn ý tưởng làm sản phẩm cho nhóm mình. – HS thảo luận nhóm.
(Thảo luận đề xuất các giải pháp, các bước làm, làm thế nào 2
thanh có thể xoay được, làm thế nào để có sản phẩm cân đối)
– GV nhận xét, tổng kết chuyển sang hoạt động sau.
Hoạt động 4. Làm dụng cụ so sánh số
– GV yêu cầu các nhóm thảo luận để lựa chọn dụng cụ và vật liệu – Thảo luận nhóm.
phù hợp với phương án lựa chọn.
– Các nhóm thực hành làm “dụng cụ so sánh số” theo giải pháp
– Các nhóm thực hành làm “dụng cụ so của nhóm. sánh số”.
– GV chiếu gợi ý các bước làm dụng cụ trang 12 sách Bài học – HS theo dõi. STEM lớp 1.
– GV quan sát hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Ví dụ:
– HS thực hành làm sản phẩm. Cách quấn chun Cách bóc băng dính xốp
Cách dính que sao cho cân đối.
– GV yêu cầu các nhóm kiểm tra, chỉnh sửa sản phẩm. Ví dụ: quấn – Các nhóm kiểm tra, chỉnh sửa sản
chun không nên chặt quá để khi dính que có thể dễ xoay được. phẩm.
– GV nhận xét và chuyển sang hoạt động mới. – HS theo dõi.
Hoạt động 5: Chơi với dụng cụ so sánh số
a) Trưng bày sản phẩm
– GV tổ chức cho các nhóm trưng bày, giới thiệu sản phẩm “dụng
cụ so sánh số” của nhóm mình.
(ví dụ: giới thiệu sản phẩm gồm những bộ phận nào? Cách làm,
lưu ý khi thực hiện, những khó khăn khi làm sản phẩm và cách
– Đại diện nhóm trình bày, giới thiệu
khắc phục của nhóm. Như khi chọn vật liệu: chọn bìa cứng hoặc “dụng cụ so sánh số”.
làm trên giấy bìa các-tông để sản phầm bền, dùng được nhiều lần.
Quấn chun không chặt quá, có độ mở để có thể xoay được que,
cách dán que sao cho cân đối,…)
– Các nhóm nhận xét góp ý.
– GV mời các nhóm nhận xét, góp ý giúp nhóm bạn để sản phẩm có thể hoàn thiện hơn.
– Các nhóm tự điều chỉnh sản phẩm,
hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
– GV khen ngợi HS, sau đó yêu cầu HS lấy sản phẩm về và tổ
chức cho HS sử dụng sản phẩm.
b) Chơi trò chơi “Đố bạn”
– GV mời HS tham gia trò chơi:
– GV giới thiệu cách chơi:
∙ Số lượng người chơi: 2 học sinh. – HS theo dõi
∙ HS 1: xếp số lượng hình vào 2 bên.
∙ HS 2: xoay ống hút que tính để tạo thành dấu >, <, =, thích hợp. ∙ Đổi vai.
– GV mời HS chơi trò chơi.
– HS sử dụng dụng cụ vừa làm để chơi.
– Các cặp HS tham gia chơi (HS tuỳ chọn cách chơi).
– GV mời một vài cặp lên chơi.
– HS nhận xét lẫn nhau trong quá trình chơi.
c) Sử dụng “dụng cụ so sánh số” em vừa làm, em cùng bạn Thỏ
tìm đường về nhà bằng cách đi theo con đường có các số lớn hơn – HS nối đường đi của Thỏ là những số 5. lớn hơn 5.
Lưu ý: Bạn Thỏ có thể đi theo đường chéo.
– GV nhận xét, khen thưởng HS tham gia 2 trò chơi đạt kết quả – HS theo dõi.
cao, động viên những HS chưa đạt kết quả tốt.
– GV mời cả lớp hoàn thành phiếu đánh giá ở trang 13 sách Bài
– HS làm phiếu đánh giá. học STEM lớp 1.
TỔNG KẾT BÀI HỌC
– GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện nốt.
– GV đề nghị HS sử dụng sản phẩm về nhà tổ chức trò chơi với
người thân trong gia đình.
– GV khen ngợi HS thực hiện bài tốt, động viên các em luôn cố gắng học tập.