Giáo trình luật la mã - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong thời kì này, lãnh thổ La Mã ngày càng được mở rộng, do các cuộc chiến tranh xâm lược mà dân cư được tăng lên. Dân La Mã còn do người ở các nơi khác di cư đến, dân cư của các vùng bị chinh phục và phần nhiều là các miền La tinh. Tất cả những thần dân mới này của nhà nước La Mã đều ở ngoài các thị tộc, bào tộc và bộ lạccũ. Họ không thuộc Populus Romanus (dân La Mã chính thống). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT LA MÃ
Bài 1: SỰ RA ĐỜI CỦA LUẬT LA MÃ
I/ Sơ lược về lịch sử nhà nước và pháp luật La Mã
1/ Thời kỳ Cộng hòa
Trong thời kì này, lãnh thổ La Mã ngày càng được mở rộng, do các cuộc chiến
tranh xâm lược mà dân cư được tăng lên. Dân La Mã còn do người ở các nơi khác di
cư đến, dân cư của các vùng bị chinh phục và phần nhiều là các miền La tinh. Tất cả
những thần dân mới này của nhà nước La Mã đều ở ngoài các thị tộc, bào tộc và bộ lạc
cũ. Họ không thuộc Populus Romanus (dân La Mã chính thống). Họ có ruộng đất, tự
do thân thể, phải nộp thuế, phải đi lính nhưng họ không có chức vụ, không được tham
gia đại hội nhân dân (đại hội của các bào tộc), không được chia đất đai do nhà nước
chiếm được, họ là tầng lớp bình dân (Plebs).
Đại hội nhân dân (bào tộc, Centuries): là bộ máy quyền lực cao nhất, có quyền
thông qua các đạo luật (năm 287 TCN, Viện nguyên lão ban hành đạo luật quy định
mọi quyết nghị của Đại hội nhân dân đều có hiệu lực ban hành trong phạm vi toàn đế
quốc). Đại hội nhân dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước
như chiến tranh hay hòa bình, xét xử, tế lễ và bầu ra người đứng đầu (thủ lĩnh quân
sự). Đây là cơ quan lập pháp, đồng thời là cơ quan quân sự và có chức năng mang lại
cho giới chủ nô La Mã đất đai, nô lệ, tài sản... vì thế xu hướng độc tài này sinh từ đại
hội Centuries. Đại hội nhân dân trong thời kỳ này được chia thành 6 đẳng cấp, tùy theo
số tài sản của các thành viên:
Đẳng cấp thứ nhất gồm những người có mức tài sản trên 100.000 đồng axơ (axơ
làm bằng đồng có khối lượng 327,5 gam, và được viết tắt là AS);
- Đẳng cấp thứ hai gồm những người có mức tài sản từ 75.000 axơ đến dưới 100.000 axo;
- Đẳng cấp thứ ba, gồm những người có từ 50.000 axơ đến dưới 75.000 axơ,
- Đẳng cấp thứ tư, gồm những người có từ 25.000 axơ đến dưới 50.000
- Đẳng cấp thứ năm, gồm những người có từ 11.500 axơ đến dưới 25.000
Đẳng cấp thứ sáu là những người đàn ông ít của cải nhất được miễn làm nghĩa
vụ quân sự và miễn đóng thuế.
Sự phân chia đẳng cấp trên tạo điều kiện cho những người giàu có chiếm được đa
số phiếu trong đại hội nhân dân. Đại hội nhân dân là đại hội các Centurie (Comitia
Centuriata), thì những người công dân đều đúng theo biên chế nhà binh thành từng đội
vào các Centurie, mỗi Centurie khoảng 100 người và là một đơn vị có quyền biểu
quyết. Số lượng Centurie được phân bổ đẳng cấp. Đẳng cấp thứ nhất cung cấp 80
Centurie, đẳng cấp thứ hai cung cấp 22 Centurie, đẳng cấp thứ ba cung cấp 30
Centurie và đẳng cấp thứ sáu cũng cung cấp Centurie của mình để giữ thể diện. Các kỵ
sĩ gồm những công dân giàu có cũng cung cấp 18 Centurie, vậy tổng Centurie là 193,
số phiếu quá bán phải là 97. Nhưng sự mất bình đẳng trong quá trình bầu cử đã xảy ra,
tính dân chủ chỉ là giá hiệu vì theo số lượng Centurie đã là 98 phiếu. Do vậy,có thể kết
luận tại hội nhân dân chỉ nhằm tạo quyền lực dựa trên tính chất của dân chủ giá hiệu
và những người giàu có trong xã hội luôn chiếm được đa số phiếu trong đại hội nhân dân.
Đến năm 275 TCN, La Mã bành trướng và làm chủ toàn bộ bán đảo Italia. Trong
quá trình mở rộng phạm vi ảnh hưởng, La Mã gặp một đối thủ đáng gờm là thành bang
Carthage ở bán đảo Iberia. Cuộc chiến tranh Puniques 120 năm (264 - 146 TCN) diễn
ra quyết liệt, cuối cùng La Mã giành thắng lợi và tiêu diệt thành bang Carthage. Cùng
thời gian này La Mã bành trướng thế lực sang phía Tây thôn tính đất đai của Hy Lạp
và toàn bộ vùng ven Địa Trung Hải. Đến năm 30 trước Công nguyên thì Ai Cập cũng
trở thành một bộ phận của La Mã. Như vậy từ một vùng đất nhỏ bé miền Trung bán
đảo Ý, La Mã trở thành một đế quốc rộng lớn bao quanh Địa Trung Hải, nằm vắt
ngang ba châu lục. Trong quá trình ấy, quyền lực của các tướng lĩnh La Mã dần dần
lớn mạnh và trở thành những nhà độc tài như Xila (Xulia 82 - 78 TCN); chế độ tam tài
thứ nhất: Caesar, Pompei, Crassius; chế độ tam tài thứ hai: Lepidus, Antonius, Octavius.
Viện nguyên lão: do Đại hội nhân dân bầu ra, ban đầu là 50 đại biểu sau tăng dần
lên 900 đại biểu là quý tộc, nam giới, có độ tuổi từ 60 trở lên. Đây là cơ quan có quyền
lực tối cao, có quyền quyết định mọi công việc quan trọng của nhà nước La Mã. Viện
nguyên lão có quyền thảo luận trước về các đạo luật, có quyền phê chuẩn hoặc phủ
quyết những nghị quyết của Đại hội nhân dân.
Quan chấp chính: do Viện nguyên lão bầu ra có nhiệm kỳ 1 năm, giữ vai trò là cơ
quan tư pháp bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước cộng hoà hay quân chủ cũng như của công dân La Mã.
Magistratus là hệ thống quản lý nhà nước thống nhất của nhà nước cộng hòa La
mã. Magister là tên gọi chung cho các quan chức trong cả hệ thống magistratus. Các
magister này được phân thành các loại sau (theo thứ bậc):
Consul - hai quan chức tối cao của hệ thống quản lý nhà nước, chuyên nắm giữ
quyền lực tối cao trong các vấn đề quân sự (tuyển quân, cầm quân đi chinh chiến...),
triệu tập và chủ trì các phiên họp của hội đồng tối cao và viện nguyên lão...
Practor - Các quan chức được coi là phó cho hai Consul, nhưng trên thực tế lại là
các quan chức trực tiếp thực hiện quản lý điều hành các quan chức trực tiếp thực hiện
quản lý điều hành đất nước (bởi vì hai Consul thường xuyên mang quân đi chinh chiến
xa), thực hiện mọi chức năng quản lý của Consul khi Consul vắng mặt như: triệu tập
họp hội nghị và viện nguyên lão, quản lý mọi mặt trong nước, ban hành văn bản pháp
luật, xét xử, xử phạt...
Censor - Các quan chức kiểm duyệt thực hiện chức năng quản lý dân số, phân
chia dân số theo các Centuria và Tribus, phân loại công dân theo đẳng cấp, độ tuổi, tài
sản, quản lý danh sách các thành viên viện nguyên lão...
Edill - Các quan chức bảo an, thực hiện chức năng giám sát trật tự công cộng,
chống hỏa hoạn, giám sát việc cung cấp lương thực cho thành phố, quản lý việc buôn
bán (bằng cách ban hành các Edicta)...
Quaestor - Các nhân viên trợ lý giúp việc cho các Consul trong các lĩnh vực xét
xử hình sự, quản lý ngân sách và lưu trữ quốc gia.
Ngoài ra vào khoảng thế kỷ V TCN, Viện nguyên lão La Mã còn cho phép bình
dân được bầu ra đại diện của mình bên cạnh Viện nguyên lão (Viện quan bảo dân) có quyền lực khá lớn.
Lịch sử của cộng hòa chiếm hữu nô lệ La Mã là những cuộc đấu tranh gay gắt
giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp bình dân xung quanh quyền lợi chính trị và ruộng
đất. Mâu thuẫn giữa 4 bộ lạc khu vực ở Roma với các đoàn thể tư nhân và tôn giáo,
tầng lớp bình dân trong xã hội đã không thể dàn hòa và có nhiều nguy cơ xảy ra những
xung đột giai tầng trong xã hội ngày càng cao hơn.
Trước thế kỷ V – 450 TCN: Khi luật thành văn chưa xuất hiện, Nhà nước La Mã
thừa nhận những phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư trong phạm vi của La
Mã, làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp dân sự trong các cộng đồng dân cư của
lãnh thổ La Mã (tập quán pháp luật tục, thường luật) - luật bất thành văn. Yêu cầu hệ
thống hóa luật được đặt ra bức thiết đó là nguyên nhân làm xuất hiện Bộ luật 12 bảng đồng.
Vào năm 454 trước Công nguyên Viện nguyên lão La Mã đã cử 3 đại biểu sang
Hy Lạp để học tập và nghiên cứu Luật Hy Lạp.
Đến năm 452 trước Công nguyên Viện nguyên lão La Mã thành lập ra Ủy ban
soạn thảo pháp luật gồm 10 người để biên soạn thành bộ luật 10 bảng đồng và dựng
những nơi có đông người qua lại rồi trình trước đại hội nhân dân và quan chấp chính.
Do giới bình dân phản ứng quyết liệt buộc Viện nguyên lão phải bổ sung thêm 3 đại
biểu bình dân do đó Bộ luật 12 bảng đồng ra đời.
Năm 445 trước Công nguyên quan chấp chính Canuleinut đề nghị 1 văn bản pháp
luật mới cho phép bình dân được kết hôn với quý tộc và được bầu thành tư lệnh quân
đoàn, có quyền ngang với quan chấp chính.
Năm 367 trước Công nguyên, Viện nguyên lão La Mã ban bố 3 sắc lệnh mới:
- Việc vay nợ của bình dân nếu đã trả được lại thì không được biến con nợ
thành nô lệ và gốc sẽ được trả dần trong thời hạn 3 năm;
- Cấm cá nhân không được sở hữu quá diện tích 500 jujera đất đai;
- Bãi bỏ chức Tư lệnh quân đoàn, khôi phục chế độ bầu quan chấp chính, một
trong hai người phải thuộc giới bình dân.
Năm 326 trước Công nguyên, Viện nguyên lão ban hành sắc lệnh thủ tiêu chế độ
nô lệ đối với bình dân vì nợ.
Năm 287 trước Công nguyên, Viện nguyên lão lại ban hành pháp lệnh quy định
những quyết định của Đại hội nhân dân có hiệu lực như pháp luật đối với công dân La
Mã; nhiều sắc lệnh khác được ban bố, nhiều sắc lệnh khác được ban bố chủ yếu vì
quyền và nghĩa vụ của giới chủ nô La Mã, trong đó thể hiện tính chất dân chủ ngày
càng rõ của Bộ máy Nhà nước nhất là lĩnh vực lập pháp. Quyền lập pháp của đại hội
nhân dân nhưng Viện nguyên lão vừa là cơ quan hành pháp đồng thời là cơ quan lập pháp.
Đất đai được mở rộng, lượng tù binh ngày càng tăng lên đó là nguồn bổ sung
quan trọng cho nguồn nô lệ, làm giàu cho giới chủ nô. Do đó, khuynh hướng độc tài
xuất hiện và khoảng cách giàu nghèo tăng lên và cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng
cộng hòa và độc tài, giữa bình dân và quý tộc diễn ra ngày càng quyết liệt chấm dứt
thời kỳ cộng hòa dẫn đến sự xuất hiện thời kỳ quân chủ.
2/ Thời kỳ quân chủ
Giai đoạn thứ nhất:
Các hoàng đế La Mã đã giải tán Đại hội nhân dân thay vào đó quân đội La Mã là
quân đội thường trực. Viện nguyên lão vẫn được duy trì và quan chấp chính trở thành
cố vấn chính trị cho Hoàng đế nhưng lãnh thổ của đế quốc La Mã không được mở
rộng thêm làm cho nguồn tù binh và ruộng đất không còn được tiếp tục bổ sung do đó
chế độ nô lệ bị khủng hoảng, giới chủ nô tiến hành chia ruộng đất cho nô lệ, biến họ
thành lệ nông, thành thị điêu tàn, kể cả thành phố La Mã.
Giai đoạn thứ hai:
Vai trò của Hoàng đế quyền lực của Hoàng đế là vô thượng, tất cả mọi quyền lực
đều tập trung trong tay hoàng đế. Nó thể hiện ở hai mặt:
Thế quyền (vương quyền)
Thần quyền: hoàng đế đồng thời là tổng tư lệnh quân đội và là thủ lĩnh tôn giáo.
Năm 330, hoàng đế Constantine I chịu lễ rửa tội của đạo Kitô, từ đó đạo Kitô trở
thành tôn giáo chính của La Mã.
Vào thời kỳ này Viện nguyên lão bị giải tán.
Quan chấp chính và các luật gia có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, kinh
tế, chính trị của La Mã, họ là quan chức của bộ máy Nhà nước quân chủ, không chỉ cố
vấn cho Nhà nước mà còn tư vấn pháp luật cho công dân La Mã.
Đến năm 330 Hoàng đế Constantin rời đô sang phía Đông.
Đến năm 395 để giải quyết sự khủng hoảng của đế quốc thì Hoàng đế
Theodogeus chia La Mã thành hai phần: Đông La Mã và Tây La Mã.
Trong thời kỳ này các man tộc tăng cường xâm phạm vào Tây La Mã, phần Tây
La Mã cũng chỉ tồn tại đến năm 476 thì hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã bị thủ lĩnh
người Ostrogoth là Odoacer lật đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ La
Mã, mở đầu lịch sử chế độ phong kiến Tây Âu.
Khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị khủng hoảng những quan hệ mới xuất hiện như tài
sản, hôn nhân gia đình, thừa kế vv... đã làm cho Luật La Mã có những bước phát triển quan trọng.
Đại hội nhân dân bị giải tán, Hoàng đế và Viện nguyên lão vừa đồng vai trò là cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, Viện nguyên lão đồng vai trò ngày
càng suy giảm và quyền lực của Hoàng đế ngày càng tăng lên được thể hiện bằng
mệnh lệnh, chỉ thị, dụ và quyết định;
Mệnh lệnh là pháp luật có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc;
Chỉ thị là mệnh lệnh đối với quan lại;
Dụ là những vấn đề mang tính cá biệt và quyết định để giải quyết những vấn đề
tranh cãi nhất là trong các vụ án.
Trong thời kỳ này thì vai trò của các luật gia được đánh giá là quan trọng không
chỉ là cố vấn chính trị cho nhà vua mà còn hướng dẫn các thủ tục của phiên tòa, các
bước tiến hành khởi kiện. Trong đó, thể hiện lĩnh vực tư pháp của La Mã làm cho luật
La Mã được hoàn chỉnh. Bao gồm 2 lĩnh vực:
Công pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước quan hệ giữa Nhà nước – công dân);
Tư pháp; trong đó chủ yếu đề cập đến các quan hệ Dân sự (Civiles) vì bàn về
địa vị, quyền và nghĩa vụ của công dân La Mã. Trong đó bàn về các quan hệ cá nhân
với tinh thần là kế thừa hệ thống pháp luật La Mã, thời kỳ Cộng hòa và bổ sung thêm những chế định mới.
Như vậy, đến thời kỳ quân chủ, luật La Mã hoàn thiện và được gọi chung là Luật La Mã (Romanlaw).
Hệ thống pháp luật này được thể hiện rải rác trong các tác phẩm văn học, sử học,
triết học, trên các tấm bia đá... và chính là cơ sở nhận thức Luật La Mã.
Những nội dung quan trọng của Luật Dân sự La Mã được bổ sung trong thời kỳ
quân chủ về quan hệ tài sản, về quan hệ nhân thân.
- Chế định về quyền sở hữu
- Chế định Hợp đồng và trái vụ
- Chế định về Hôn nhân và gia đình - Chế định thừa kế
II. Những vấn đề cơ bản của Luật La Mã
1. Hệ thống Luật La Mã
Công pháp (lus Publicum) hay còn gọi là luật công.
Luật công của La Mã có vai trò lớn trong việc xây dựng luật Hiến pháp và Hành
chính thời cận đại và hiện đại.
Luật công bao gồm các quy phạm điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhà nước La Mã và
được thể hiện ở những quan hệ về thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước, tổ chứchành
chính, trật tự an ninh xã hội, bảo vệ đất nước và những quy định về quyền hạn của Nhà
nước. Một trong những đặc điểm của Luật công vào thời kỳ cộng hòa quy định địa vị
và quyền hạn của Viện nguyên lão (Senat) có quyền thông qua các quyết định đại hội
nhân dân. Các quan chức của bộ máy nhà nước phải được chọn và cử ra từ số các nghị
viên của Viện nguyên lão.
Luật công pháp luôn bảo vệ lợi ích của Nhà nước La Mã và buộc mọi cá nhân
phải phục tùng. Luật công ở trạng thái khả biến, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của nhà nước La Mã mà cơ quan lập pháp phải sửa đổi, bổ sung các quy
phạm pháp luật cho phù hợp. Luật công còn có thể bị sửa đổi khi có sự đòi hỏi, đấu
tranh của tầng lớp bình dân bảo vệ quyền công dân cơ bản bình đẳng với tầng lớp quý tộc.
Tư pháp (lus Privatum) hay còn gọi là luật tư: Các quy định về tư pháp là các
quy phạm điều chỉnh các quan hệ của cá nhân với cá nhân trong các quan hệ về tài sản
và quan hệ nhân thân. Phổ biến nhất các quan hệ do luật tư pháp điều chỉnh là quan hệ
mua bán, vay tài sản, thuê, đổi tài sản, giữ gìn tài sản, mượn tài sản, dụng ích theo thoả
thuận... Các quy định về tư pháp có đặc điểm: Cho phép các chủ thể của quan hệ được
thoả thuận để thay đổi, xác lập, chấm dứt nội dung của quan hệ liên quan đến thay đổi
về quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc chấm dứt quan hệ nhất định. Ví dụ: hợp đồng
chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ cho người thứ ba, thoả thuận xác
lập quyền dụng ích; thoả thuận chấm dứt quyền gia trưởng; thoả thuận tặng Perculio cho con dưới quyền.
Tuy nhiên, sự thoả thuận của các chủ thể trong quan hệ do luật tự điều chỉnh
không được trái với nguyên tắc chung của Luật công không xâm phạm lợi ích của Nhà
nước Lama, công dân Lamã và những đối tượng, công việc pháp luật cấm lưu thông,
cấm thực hiện. Những nghĩa vụ liên quan đến nhân thân của một cá nhân theo tính
chất không thể chuyển dịch, thì không thể thoả thuận chuyển giao.
Sự khác nhau giữa luật công pháp và luật tư pháp được thể hiện như sau:
- Luật tư pháp điều chỉnh những quan hệ mang tính chất ý chí của những
người tham gia theo nguyên tắc tự nguyện thoả thuận để xác lập quan hệ giữa họ với nhau (ius dispositium)
- Sự tự nguyện thỏa thuận của các bên trong việc xác lập quan hệ được coi như
một nguyên tắc nhằm bảo đảm lợi ích cá nhân trong quan hệ nhất định, nhưng không
được xâm phạm đến quyền lợi chung của những cá nhân khác (ius cogens) và đương
nhiên không được trái với lợi ích của nhà nước La Mã.
- Luật công pháp luôn bảo vệ lợi ích của nhà nước La Mã và buộc mọi cá nhân
phải phục tùng. Luật quy định như thế nào, bổn phận cá nhân phải tuân theo như thế
và cá nhân không thể tùy ý thay đổi. Yếu tố thỏa thuận của cá nhân không thể làm thay
đổi những nguyên tắc của luật công và sự thỏa thuận của cá nhân không thể làm thay
đổi những quy định của luật công (ius publicum privatorum pact derogari non potest).
Đặc biệt, vào thời Hoàng đế Justinian, theo luật gia Uapian thì Luật công La Mã
là những quy định nhằm điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhà nước, còn tư pháp La Mã là
những quy định về địa vị cá nhân cùng các quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ xã
hội về tài sản và về nhân thân.
Căn cứ vào nội dung của các quy phạm pháp luật La Mã để phân loại, thì căn cứ
đẳng cấp của cá nhân và các quan hệ của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến cách phân loại
luật. Phân loại luật theo đẳng cấp của cá nhân sống trên lãnh thổ La Mã bao gồm:
+ Ius Civil dành riêng cho công dân La Mã
+ lus Gentium dành cho công dân Latinh và công dân ngoại lai
+ Ius Honoratium (luật quan, án lệ)
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật tư pháp La Mã
Có 2 đối tượng quan trọng:
- Quan hệ nhân thân: xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các
chủ thể pháp luật La Mã;
- Quan hệ tài sản: xác định các quyền năng về tài sản quyền sở hữu, chiếm
hữu, kiện dân sự), các quan hệ về tài sản (hợp đồng và nghĩa vụ, thừa kếvà hôn nhân gia đình.
3. Nguồn của Luật Dân sự La Mã
Nguồn gốc, nội dung các quy phạm pháp luật La Mã đều bắt nguồn từ những
điều kiện vật chất của đời sống xã hội Nhà nước La Mã, chính là nhu cầu của các quan
hệ xã hội cần phải có sự điều tiết thống nhất được Nhà nước ban hành. Đó là quan hệ
sản xuất chiếm hữu nô lệ; trong đó, tư liệu sản xuất (đất đai, tài sản và nô lệ) thuộc
quyền sở hữu của chủ nô và các quan hệ xã hội trong thời kỳ quân chủ như tài sản,
nhân thân và các quan hệ của nó.
a/ Hình thức cấu thành của Luật La Mã
Dạng thể hiện bên ngoài của Luật La Mã bao gồm: - Tập quán pháp - Đạo luật
- Hoạt động sáng tạo của các luật gia trong quá trình xét xử b/ Nội dung
Cơ sở xã hội La Mã: Đó chính là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ được hình
thành, phát triển và khủng hoảng trong hơn 1000 năm tồn tại của Nhà nước La Mã vì
vậy hệ thống pháp luật La Mã hình thành và điều chỉnh quan hệ ấy. Mặt khác, trong
giai cấp chủ nô có quý tộc và bình dân, cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc đã tạo
ra những chế định pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ ấy.
Luật tục (thường luật, tập quán pháp): Quá trình hình thành: xuất hiện từ thời kỳ
công xã cổ đại bao gồm tập quán của cha ông, tập quán thực hành, tập quán của các
quan, tập quán của các nhà kinh tế được thừa nhận có hiệu lực và tồn tại trong thời
gian dài trước khi luật thành văn ra đời và kể cả khi luật thành văn đã xuất hiện
Đạo luật (leges): Thể hiện dưới dạng thành quả của các luật gia, các sắc lệnh,
chiếu chi, các kết quả điều chỉnh quan hệ xã hội. Trong đó bao gồm các chế định pháp
luật được đại hội nhân dân (thời kỳ cộng hòa) và Hoàng đế thông qua.
Điều luật là nguồn luật quan trọng nhất bao gồm:
- Luật 12 bảng đồng thể hiện các nội dung về công pháp là chủ yếu và tư pháp;
- Các sắc lệnh của Viện nguyên lão điều chỉnh các vấn đề cụ thể trên cơ sở
thực tiễn xét xử và các quan hệ buôn bán ở phạm vi của La Mã và các địa phương.
Thông thường thời hiệu là một năm nhưng những điều cốt lõi và tinh túy thì có thể kế
thừa trong đó nhấn mạnh vào quan hệ buôn bán nảy sinh trong quá trình phát triển diện
tích ruộng đất hay trao đổi nô lệ, được diễn giải, áp dụng, bổ sung, kể cả việc thay đổi
và sửa chữa luật Dân sự La Mã và trong quá trình ấy thì việc bảo vệ quyền lợi của các
giai tầng được nhấn mạnh theo các khái niệm mới như là hợp pháp, chiếm hữu theo
luật quan, căn cứ chính xác, hợp đạo hay là thời hiệu pháp luật.
Hoạt động sáng tạo của các luật gia: trong quá trình hoàn thiện các đạo luật
(QPPL) các luật gia luôn thể hiện sự sáng tạo của mình. Thông qua các hoạt động như
tư vấn pháp luật, tư vấn các hợp đồng được ký kết, tư vấn cho các thỏa thuận, lập biên
bản hợp đồng và văn bản khác, tham gia quá trình tố tụng của các bên, các luật gia có
kiến giải phù hợp với pháp luật và thực tiễn pháp luật.
Trong quá trình tồn tại của luật La Mã thì thực tế nguồn luật bao gồm cả 4 nội
dung nói trên thể hiện tính khoa học và công minh của pháp luật do đó thì hệ thống
pháp luật La Mã được phân chia thành các nội dung cụ thể như:
- Luật công điều chỉnh các quan hệ về chức năng, quyền hạn của Bộ máy Nhà
nước, tổ chức hành chính về trật tự an ninh xã hội, về bảo vệ chủ quyền quốc gia;
- Luật tư: điều chỉnh các quan hệ dân sự, đó là các quan hệ cá nhân về tài sản
và quan hệ nhân thân như quan hệ mua bán, vay mượn, thuê mướn, đổi trác, giữ gìn,
sử dụng tài sản theo nguyên tắc của luật công và trên cơ sở thỏa thuận. Bao gồm 3 bộ phận:
+ Luật dành riêng cho công dân La Mã;
+ Luật dành cho mọi công dân La Mã (ra đời vào thế kỷ thứ III trước CN);
+ Luật dành cho những đối tượng tham gia các phiên tòa là các luật gia La Mã.
4. Cơ sở nhận thức Luật La Mã
- Những công trình nghiên cứu về luật La Mã từ xưa đến nay (bao gồm cả những
tác phẩm nghiên cứu lịch sử, văn học, ngôn ngữ...);
- Các tài liệu khảo cổ học và thư tịch cổ;
- Pháp luật thành thị và Pháp luật tư bản chủ nghĩa.
Bài 2: CHỦ THẺ CỦA LUẬT LA MÃ
I/ Khái niệm về chủ thể và năng lực chủ thể
Chủ thể của luật La Mã là người có quyền về mặt pháp luật, được pháp luật La Mã bảo vệ;
Ba địa vị cơ bản của công dân La Mã là địa vị tự do, địa vị công dân La Mã và
địa vị gia đình La Mã. Trong đó, địa vị tự do là quan trọng nhất (theo Ius Civile);
Công dân La tinh và công dân ngoại lai được xác định để phân biệt với công dân
La Mã khi La Mã trở thành một đế quốc rộng lớn với lãnh thổ của các dân tộc bị chinh phục.
II/ Địa vị pháp lý của công dân La Mã (theo Ius Civile)
1. Công dân La Mã Nguồn gốc:
- Cha mẹ là công dân La Mã (hôn nhân hợp pháp)
- Mẹ là công dân La Mã (không xem xét nhân thân của cha).
- Nô lệ thuộc quyền sở hữu của công dân La Mã được trả tự do.
- Người có công trạng đặc biệt được nhà nước La Mã ban thưởng
Công dân La Mã là người có quốc tịch La Mã. Trong lĩnh vực tư pháp, công dân La Mã có các quyền:
Thứ nhất, quyền kết hôn hợp pháp, những đứa con sinh ra sẽ có quyền công đân
La mã và người cha sẽ chi phối quyền lực đối với con.
Thứ hai, quyền tham gia vào các giao dịch và quyền sở hữu tài sản, các quyên khác đối với tài sản.
Năng lực pháp luật: Công dân La Mã có đầy đủ năng lực pháp luật (có ba địa vị
pháp lý cơ bản, có quyền kết hôn, quyền sở hữu, giao dịch tài sản...)
Năng lực hành vi: Luật La Mã không đề cập đến năng lực hành vi như pháp luật
hiện đại nhưng đề cập đến độ tuổi. Nam từ 7 đến 14 tuổi, nữ từ 7 đến 12 tuổi có thể
tham gia các giao dịch dân sự và được hưởng phần lợi tức có thể tham gia các giao
dịch dân sự và được hưởng phần lợi tức có được từ các giao dịch đó nhưng phải có sự
ủy quyền cho phép của người cha hoặc người giám hộ. Từ độ tuổi đó đến 25 tuổi có
quyền yêu cầu khôi phục quyền sở hữu tài sản và thiết lập quyền công dân La Mã hoặc
từ chối các giao dịch dân sự. Phụ nữ, người thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị,
kẻ bất lương, tội phạm... rất hạn chế về năng lực hành vi.
Chấm dứt quyền công dân: Do chết đi, phạm tội bị tước quyền công dân, bị chủ
nợ bắt làm nô lệ (trước năm 326 TCN), khôi phục địa vị nô lệ...
2. Công dân Latinh và ngoại lai
Do sự phát triển của nền kinh tế ngày một hưng thịnh của nhà nước La Mã, do
lãnh thổ La Mã ngày càng được mở rộng do các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh
thổ và thống trị của chính quyền La Mã, đã thu hút nhiều cư dân Latinh đến định cư La
Mã. Do vậy, trong xã hội La Mã đã xuất hiện một tầng lớp cư dân mới được gọi là tầng
lớp bình dân (Plebs). Tầng lớp bình dân là những người tự do có nghĩa vụ phải nộp
thuế và đi lính cho nhà nước nhưng họ không được hưởng quyền lợi kinh tế và chính
trị. Những người dân Latinh không được tham gia đại hội curi, không được chia ruộng
đất của nhà nước, không được xét xử trong tòa án La Mã và khôngcó quyền kết hôn
với công dân La Mã, vì người Latinh không thuộc một bào tộc nào của người La Mã.
Những người Latinh không được coi là dân La Mã nhưng họ giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của người La Mã. Đồng thời họ cũng chiếm đa số
trong lực lượng quân đội của Nhà nước La Mã. Quyền lợi và nghĩa vụ của người
Latinh trong Nhà nước La Mã không bình đẳng với công dân La Mã đã dẫn tới những
cuộc đấu tranh quyết liệt của người Latinh để đòi hưởng quyền công dân La Mã và
bình đẳng với công dân La Mã về mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Kết quả của những cuộc
đấu tranh, người Latinh đã buộc Viện nguyên lão của La Mã phải nhượng bộ thông
qua thương lượng về việc người Latinh phải có đại diện của mình gọi là: "Viện quan
bảo dân" có nghĩa vụ bảo vệ những quyền lợi của dân Latinh. Vào thế kỷ thứ V TCN,
người Latinh có quyền kết hôn với những người ở tầng lớp quý tộc La Mã (theo Đạo
luật Canuleluxơ năm 445 TCN). Trong số những người Latinh đã xuất hiện một bộ
phận có chức, có quyền dần dần đã hòa nhập với giai cấp quý tộc La Mã. Những người
Latinh đã sống ở La Mã, làm quan chức đã được công nhận là công dân La Mã. Những
người ngoại tộc không phải là công dân La Mã hay người Latinh sống ở La Mã đều
được gọi là người ngoại lai (Peregrini). Những người ngoại lai có năng lực pháp luật
theo hệ thống luật quy định cho các dân tộc, gọi là ius gentium. Nhưng vào đầu thế kỷ
thứ III, Hoàng đế Karacala trao quyền công dân La Mã cho tất cả các thần dân sống ở La Mã. Nguồn gốc:
- Cha mẹ là công dân Latinh hoặc ngoại lai.
- Mẹ là công dân Latinh hoặc ngoại lai (không xem xét nhân thân của cha, kể
cả khi người cha đẻ là công dân La Mã).
- Nô lệ thuộc quyền sở hữu của công dân Latinh hoặc ngoại lai được trả tự do.
Người có công trạng được Nhà nước La Mã ban thưởng.
Năng lực pháp luật: Công dân Latinh và ngoại lai có địa vị tự do, có quyền công
dân Latinh và ngoại lai, có địa vị gia đình, nhưng hạn chế nhiều về năng lực pháp luật
(không có quyền kết hôn, không có quyền sở hữu về đất đai, hạn chế về giao dịch tài
sản... theo luật lus Civile, nhưng Luật lus Gentium vẫn quy định các quyền nói trên
cho công dân Latinh và ngoại lai).
Chấm dứt quyền công dân: Do chết đi, phạm tội bị tước quyền công dân, bị chủ
nợ bắt làm nô lệ, khôi phục địa vị nô lệ... Đến thế kỷ 1, Nhà nước La Mã ban hành đạo
luật quy định mọi công dân sống trên bán đảo Italia đều có địa vị công dân La Mã.
Đến thế kỷ thứ III, Nhà nước La Mã bãi bỏ sự phân biệt giữa công dân La Mã và công
dân ngoại lai (mọi công dân sống trên lãnh thổ La Mã đều là công dân La Mã). Nhưng
người có nguồn gốc công dân La Mã có quyền khởi kiện về nhân thân đối với công
dân có nguồn gốc Latinh và ngoại lai.
3. Nô lệ và nô lệ được trả tự do
Trong xã hội La Mã dần dần cũng thừa nhận vị trí của nô lệ trong việc phụng sự
chủ nô. Trong luật La Mã bắt đầu quy định cho phép nô lệ được tham gia một số loại
giao dịch để phục vụ cho bản thân và cho chủ nô. Chủ nô có thể trích một phần tài sản
của mình và giao cho nô lệ tự quản lý chi phí cho cuộc sống của họ. Trường hợp này
được coi như gia chủ đồng ý cho nô lệ của mình định đoạt số tài sản tự quản đó và gia
chủ phải chịu trách nhiệm về hành vi của nô lệ trong phạm vi tài sản đó.
Tài sản để nuôi dưỡng nô lệ mà chủ nô trích ra tài sản của mình đều gọi là
Péculium. Nô lệ có thể sử dụng tài sản đó và phải chịu hậu quả pháp lý về hành vi của
bản thân. Nô lệ không có quyền thủ đắc tài sản cho bản thân. Trong quan hệ giao dịch,
nếu nô lệ mua một đồ vật thì đồ vật đó thuộc về chủ nô. Ngược lại, nếu nô lệ phải thực
hiện một nghĩa vụ về tài sản thì chủ nô không chịu trách nhiệm. Những mâu thuẫn
trong quan hệ tài sản tương tự như vậy thường phát sinh mà nô lệ là người gánh chịu
theo nguyên tắc: quyền luôn luôn thuộc về chủ nô, nghĩa vụ luôn luôn thuộc về nô lệ.
Trong nhiều trường hợp, chủ nô cho phép nô lệ sử dụng tài sản là Peculium để giao
dịch và chủ nô chịu trách nhiệm với những giao dịch mà nô lệ thực hiện với người thứ
ba. (Nhưng nếu nô lệ chỉ có 500 cens thuộc Peculium mà mua một mặt hàng có giá trị
700 cenS thì người thứ ba chỉ có quyền kiện chủ nô trong giới hạn giá trị 500 Cens.
Nếu nô lệ giao dịch với người thứ ba vì lợi ích của chủ nô thì người thứ ba chỉ có thể
kiện về khoản lợi tức mà chủ nô đã thu được).
Trong quan hệ tài sản giữa nô lệ với người thứ ba và để giải quyết những
hậunquả về tài sản, các quan chấp chính đã quy định cho phép chủ nợ được quyền kiện
chủ nô theo nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và được thể hiện ở những mức độ sau:
- Nếu chủ nô giao tài sản là Peculium cho nô lệ thì chủ nô phải chịu trách
nhiệm về những thiệt hại cho nô lệ gây ra trong phạm vi giá trị Peculium đã giao cho
nô lệ. Quyền ưu tiên đối với chủ nô được thể hiện ở chỗ được quyền thu hồi nợ của
mình trước những người khác từ tài sản Peculium, phần còn lại mới được dùng để
thanh toán cho người thứ ba mà nô lệ phải bồi thường thiệt hại;
- Nếu chủ nô giao cho nô lệ tài sản là Peculium dùng vào việc thương mại và
bị mắc nợ lớn hơn giá trị tài sản Peculium thì khi đó Peculium được chia theo tỷ lệ
thuận theo giá trị tài sản của các chủ nô đã dùng vào việc giao dịch. Trong trường hợp
này, chủ nô không được thu nợ của mình theo phương thức ưu tiên so với các chủ nô khác.
- Trong trường hợp nô lệ giao kết và thực hiện hợp đồng theo lệnh của chủ nô
thì chủ nô phải chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình về việc ô lệ không thực
hiện hợp đồng với người thứ ba.
- Chủ nô chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi những khoản lợi
thu được do sự hoạt động của nô lệ mang lại.
- Chủ nô phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong những công việc mà chủ nô đã
ra lệnh cho nô lệ thực hiện.
- Trong trường hợp chủ nô giao trách nhiệm quản lý đại điền trang
(Latifundia) hay điền ấp (Saltus) cho nô lệ thì chủ nô phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
về những thiệt hại do nô lệ gây ra trong thời gian nô lệ phải quản lý đó.
Luật La Mã phân biệt trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với trách nhiệm do hành
vi trái pháp luật của nô lệ gây ra cho người khác, chủ nô phải gánh chịu (nô lệ trộm
cắp, phá hoại tài sản của người khác). Trong trường hợp chủ nô không bồi thường
bằng tiền, chủ nô có quyền giao nô lệ đã gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại, trách
nhiệm này gọi là nozae. Nhưng trong trường hợp chuyển giao nô lệ cho bên bị thiệt hại
mà chủ nô không thông báo cho người được chuyển giao về tình trạng của nô lệ thì
chủ nô mới có quyền kiện chủ nô cũ theo trách nhiệm bảo hành vật bán cho bên mua.
Với tư cách là chủ sở hữu của nô lệ, chủ nô có quyền thực hiện quyền định đoạt
đối với thân phận của nô lệ. Việc giải phóng nô lệ được thể hiện dưới hai hình thức
chính thức và không chính thức xét theo hậu quả pháp lý.
Thứ nhất, chủ nô có quyền lập di chúc trả tự do cho nô lệ (tương tự như được
hưởng một đặc ân) và nô lệ được trả tự do khi có người nhận thừa kế. Hoặc chủ nô lập
di chúc chuyển giao nô lệ cho người thừa kế. Các thủ tục giải phóng nô lệ thường diễn ra rất phức tạp.
Thứ hai, chủ nô giải phóng nô lệ theo hướng không chính thức thì nô lệ chỉ tự
do trên thực tế mà không được tự do trên cơ sở luật định, nô lệ được giải phóng không
chính thức khi sống coi như một người tự do, nhưng khi chết tài sản của riêng người
đó lại thuộc về chủ nô. Tuy nhiên, người được giải phóng khỏi thân phận nô lệ không
chính thức có thể trở thành công dân La Mã, nếu người đó chứng minh được vợ của
mình là công dân La Mã hoặc công dân La tinh.
Năng lực pháp luật: Nô lệ được trả tự do thuộc quyền sở hữu của chủ thể nào thì
có năng lực pháp lực pháp luật của chủ thể đó những hạn chế rất nhiều về năng lực
pháp luật so với chủ thể khác (không có quyền kết hôn với chủ của mình, không có
quyền sở hữu về đất đai, hạn chế về giao dịch tài sản, không được ngang hàng với chủ
nô cũ, nếu xúc phạm tới chủ cũ của mình sẽ bị khôi phục địa vị nô lệ ...).
Chấm dứt quyền công dân: Do chết đi, phạm tội bị tước quyền công dân, bị chủ
nợ bắt làm nô lệ, khôi phục địa vị nô lệ...
4. Những căn cứ chấm dứt quốc tịch của công dân La Mã và căn cứ hạn chế các
quyền công dân
Những căn cứ phổ biến mà quốc tịch của một người La Mã bị chấm dứt khi
người đó chết đi hoặc được xác định là đã chết. Địa vị pháp lý của công dân La Mã
còn bị chấm dứt trong trường hợp người đó đã phạm tội hình sự và bị trừng trị hoặc
người đó bị bắt làm tù binh, bị đem bán và tự mình phải gán nợ cho chủ nợ, thân phận
nô lệ mà người đó phải chịu đựng trong thời hạn gán thân mình trừ nợ.
Luật La Mã quy định sự phân biệt đối xử giữa người được tự do khi sinh ra với
người được trả lại tự do nhưng từ thế kỷ thứ III trở đi, pháp luật quy định cho mọi
công dân La Mã đều bình đẳng trong quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế đã có sự
phân biệt khác nhau giữa những người như kỵ sĩ, nghệ sĩ, sĩ quan quân đội, các quan
lại thành phố, các địa chủ, các thương gia, thợ thủ công, nông nô, lệ nông và pháp luật
cấm nghị sĩ kết hôn với người được trả tự do; quan cấp tỉnh không được kết hôn với
người tại tỉnh mình đang phụ trách. 5. Pháp nhân
Luật La Mã không nêu khái niệm của pháp nhân như một chủ thể trong quan hệ
luật tư pháp La Mã. Theo Luật XII bảng thì các nhà thờ của tôn giáo, các xưởng thợ,
các hội buôn được tham gia các quan hệ xã hội với các chủ thể khác là cá nhân, tổ
chức về lĩnh vực tài sản và nhân thân để phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của
tổ chức. Trên thực tế các tổ chức kinh tế ngày một tăng về số lượng và quy mô tổ chức
được mở rộng theo chiều rộng và tính chuyên môn hóa trong sản xuất đã được hình
thành và hệ quả của nó là ngoại thương, thương mại phát triển. Các xưởng thủ công
phát triển mạnh mẽ và theo xu hướng chuyên môn hóa ngay trong một xưởng và các
vùng kinh tế ở La Mã. Những sản phẩm chế biến nổi tiếng là hàng hóa trong giao lưu
thương mại của người La Mã phát triển mạnh mẽ. Các hàng hóa được tạo ra từ đồng,
từ sắt, được chú trong sản xuất bên cạnh việc sản xuất rượu nho, dầu La Mã phục vụ
cho sản xuất và chiến tranh cũng được giới quý tộc lưu tâm xây dựng.
Trong các tổ chức kinh tế và thương mại đó đã có những tổ chức do nhiều người
đóng góp công sức, tài sản tạo dựng nên để cùng sản xuất hàng hóa, thu lợi nhuận.
Những tổ chức đó có tài sản thuộc sở hữu chung và khi tổ chức đó tan rã, thì tài sản
chung được chia cho các chủ thể. Tuy nhiên, có những tổ chức mà tài sản không của
riêng ai như nhà thờ, nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng thuộc về cộng đồng vĩnh
viễn. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trên không thuộc về một thành viên riêng biệt nào.
Thuật ngữ pháp nhân không tồn tại trong những quy định của luật tư pháp La Mã
và ngay cả những khảo cổ mới nhất gần đây cũng không có dấu hiệu gì về sự tồn tại
của pháp nhân dưới thời La Mã.
Tuy nhiên, các tổ chức tôn giáo, hội buôn, tổ chức kinh tế khác đã tồn tại phổ
biến ở La Mã và hơn nữa, các tổ chức đó cũng thông qua hành vi của người đại diện
tham gia các quan hệ tài sản vì lợi ích của tổ chức.
Trong Luật XII bảng có quy định cho công dân La Mã được quyền tự do lập hội,
tự do về Điều lệ nhưng lại không quy định tự do lập hội gì, điều kiện của hội đó như
thế nào, số lượng các thành viên, tài sản và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản
của hội được giải quyết theo phương thức nào, luật không quy định.
Luật La Mã còn quy định, nếu không được sự đồng ý của Nghị viện hoặc không
có quyết định của Hoàng đế thi công dân La Mã không có quyền lập ra một tổ chức
nào (trừ tổ chức tôn giáo). Những tổ chức bị chấm dứt khi đã đạt được mục đích thành
lập hoặc bị chấm dứt khi số người tham gia không đủ 3 người.
Pháp luật La Mã đã công nhận quyền của một tổ chức của nhiều người đối với
một tài sản nhất định như lập quỹ nhưng chưa quy định đó là pháp nhân. Tài sản của
quỳ thuộc sở hữu chung của nhiều người.
Vào thời Octavius nắm quyền ở La Mã (năm 30 TCN) đã được tặng danh hiệu là
Oguxtuxơ (đấng cao cả, tôn kính và thời của ông được đặt tên là Principat (nguyên
thủ). Vào thời Principat, các hiệp hội (Sodalitates) được công nhận là một tổ chức mà
cơ quan hoạt động của hội có tên là nghiệp đoàn (Syndicus). Các hiệp hội vào thời
Octavius có quyền có tài sản riêng đó là quyền sở hữu tài sản của tổ chức. Pháp luật
của chế độ (Principát) đã phân biệt tài sản thuộc sở hữu của Hoàng đế và tài sản thuộc
sở hữu của toàn dân. Trong đó, tài sản thuộc sở hữu của Hoàng đế được gọi là Fiscus,
sau đó được gọi như "Quốc khố", tổ chức Quốc khố được hưởng các quyền ưu tiên so với các tổ chức khác.
Các nhà thờ của những người công giáo, các bệnh viện, nhà an dưỡng cũng được
coi là tổ chức và được tham gia các quan hệ xã hội và đặt dưới sự quản lý của nhà thờ
về kinh tế (những tài sản vô thừa nhận cũng được người công giáo nộp vào quỹ của
nhà thờ để làm của chung). Luật La Mã quy định những quyền gắn liền với tài sản
không thuộc về các thành viên của tổ chức mà luôn thuộc về tổ chức, của tổ chức. Mặc
dù vào thời La Mã pháp luật không quy định về pháp nhân, các luật gia La Mã cũng
không nêu khái niệm về pháp nhân nhưng dấu hiệu của pháp nhân đã chứa đựng trong
các yếu tố của tổ chức thời La Mã. Các dấu hiệu của pháp nhân được hình thành trong
tổ chức mà chủ thể, tài sản, các thức định đoạt tài sản, trách nhiệm tài sản đã là căn cứ
có giá trị trong việc xây dựng khái niệm pháp nhân sau này.
Chương II. VẬT QUYỀN
I/ Phân loại tài sản
Vật hữu hình và vật vô hình: Đây là cách phân loại đầu tiên được người La Mã sử
dụng để phân biệt tài sản. Vật hữu hình là vật có thể nhìn thấy hoặc chạm vào, vật
không thể nhìn thấy hoặc không chạm vào được là vật vô hình. Sự phân loại này được
xây dựng dựa trên cơ sở phân biệt quyền sở hữu, được đồng hóa với chính đối tượng
của nó là một vật cụ thể) và các quyền khác. Đối với người La Mã trong ngôn ngữ
pháp lý cũng như trong ngôn ngữ thông dụng quyền sở hữu chỉ có thể có đối tượng là
vật hữu hình. Sự phân biệt giữa vật hữu hình và vật vô hình có những lợi ích chủ yếu
như: là cơ sở cho việc xác định phương thức chuyển giao tài sản và vật vô hình không
thể chiếm hữu được, do đó không thể là đối tượng của việc chuyển giao vật chất.
Vật cho người và vật cho thần linh: Đến cuối thời kỳ cộng hòa, người La Mã có
nhiều cách khác để phân loại tài sản. Một trong những cách phổ biến nhất là sự phân
biệt giữa vật cho người và vật cho thần linh. Vật cho người là tất cả những vật được
con người sử dụng trong đời sống của mình. Tập hợp các vật cho người bao gồm tất cả
những vật có giá trị tài sản và có thể chuyển nhượng được, cũng như các vật gọi là của
chung, của Nhà nước hoặc của cộng đồng. Vật gọi là của chung (res communes) khi
các vật được tất cả mọi người sử dụng nhưng không thuộc về người nào (ví dụ như
không khí, nước..); các vật của Nhà nước (res publicae) là những vật được sử dụng cho
mục đích công ích, các tài sản của toàn dân hoặc những tài sản của Nhà nước, như: các
đường giao thông, bến cảng, các dòng sông..., các vật của cộng đồng (res universitaris)
là những tài sản của chính quyền địa phương, như: rạp xiếc, nhà tắm công cộng,...
Vật cho thần linh là các vật được sử dụng vào các mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.
Trước hết, đó là các vật dùng cho việc cúng tế các vị thần (res sacrae), như các đền
thờ. Đó cũng có thể là các vật thuộc về những người chết (res religiosae.) như các mổ,
mả và các đồ vật cúng tế người chết. Cũng thuộc vào nhóm này là các vật giới hạn (res
sanctae), dùng để phân biệt ranh giới, như các tường thành, cổng thảnh, tường nhà vv.
và nói chung các vật dùng để xác định ranh giới của các loại bất động sản (công hoặc tư).
Vật lưu thông được và vật không lưu thông được: Những vật lưu thông được là
những vật có thể chuyển nhượng được; ngược lại, vật không chuyển nhượng được là
vật không lưu thông được. Vật lưu thông được có thể phân biệt theo nhiều cách và
được chia thành hai nhóm: phân loại chính và phân loại thứ cấp. Nhóm phân loại chính
có hai cách phân loại chủ yếu: - res mancipi và res nec mancipi; bất động sản và động
sản. Nhóm phân loại thứ cấp có nhiều cách. Res mancipi là những vật quý giá được
luật liệt kê như những tài sản thường được bảo vệ bằng những biện pháp đặc biệt như:
đất đai, nhà cửa, nô lệ, gia súc kéo, gia súc mang vác... Tất cả những tài sản khác gọi
là res nec mancipi. Sự phân biệt giữa bất động sản và động sản dựa vào tiêu chí vật lý
như sau: bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất; động sản là những vật
có thể di dời được, Sự phân biệt giữa bất động sản và động sản có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định thời hiệu xác lập quyền sở hữu. Theo Luật XII bảng, một người
chiếm hữu liên tục hai năm một bất động sản có thể trở thành chủ sở hữu đối với bất
động sản đó, còn đối với động sản, thời hạn này là một năm.
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao: Vật tiêu hao là vật sẽ mất đi khi sử dụng (ví
dụ: rượu, lúa mì...). Đến cuối thời kỳ La Mã, người ta còn xây dựng các khái niệm tiêu
hao vật chất và tiêu hao pháp lý; tiền là vật tiêu hao pháp lý, do tiền sẽ mất đi khi được
dùng để thực hiện một nghĩa vụ tài sản. Các vật không mất đi do sử dụng gọi là vật không tiêu hao.
Vật cùng loại và vật đặc định: Vật cùng loại là vật được xác định bằng số lượng,
trọng lượng hoặc thể tích và có thể được thay thế. Đây là những vật có thể là đối tượng
của hợp đồng vay tài sản. Vật đặc định là vật có thể được cá thể hóa nhờ có các đặc
điểm cấu tạo cho phép phân biệt với các vật khác. Đây là những vật có thể được cho
mượn để sử dụng nhưng không thể cho vay. Thông thường, các vật tiêu hao là vật cùng
loại. Tuy nhiên, quần áo là vật tiêu hao theo quan niệm La Mã, đồng thời có thể là vật đặc định.
Vật chính và vật phụ: Vật phụ là vật có chức năng phục vụ cho việc khai thác vật
chính nhưng không phải là một thành phần cấu tạo của vật chính. Vật chính và vật phụ
là những cá thể riêng biệt, những vật phụ cần thiết cho vật chính như là một công cụ để
khai thác công dụng của vật chính: nô lệ, gia súc là vật phụ của ruộng đất.
Tài sản gốc và hoa lợi: Hoa lợi là những vật, những sản vật sinh ra được theo
định kỳ từ một vật khác mà không làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của vật đó. Ví dụ:
các hoa, quả của cây. Hoa lợi, được hiểu theo nghĩa đích thực là những sản vật phát
sinh một cách tự nhiên từ vật chính; nếu sản vật phát sinh do hệ quả của một tác động
pháp lý đối với tài sản (như tiền thuê phát sinh từ việc cho thuê, tiền lãi phát sinh từ
việc cho vay) thì được gọi là lợi tức. II/ Quyền sở hữu 1. Khái niệm
Xét dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu là một dạng quyền tuyệt đối và phạm vị
rất rộng. Luật La Mã không nêu ra một khái niệm đồng nhất về quyền sở hữu nhưng
đã chỉ ra những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu quyền sử dụng + quyền thu nhận
thành quả và lợi nhuận + quyền định đoạt + quyền chiếm hữu+ quyền đòi lại vật.
Về nguyên tắc chung, chủ sở hữu đối với tài sản có toàn quyền đối với tài sản
thuộc sở hữu của mình, thực hiện mọi hành vi mà pháp luật không cấm.
2. Sự hoàn thiện chế định quyền sở hữu
Khi La Mã mới chỉ bành trướng ra toàn bán đảo Italia (III TCN), chỉ có công dân
La Mã mới có quyền sở hữu đất đai (lus Civile).
Đến cuối thời cộng hòa, quyền sở hữu đất đai vẫn chủ yếu thuộc về công dân La
Mã, công dân Latinh và ngoại lai cũng có quyền năng này nhưng chỉ có một số rất ít
người có công lao đặc biệt với Nhà nước La Mã. Quyền sở hữu đất đai của công dân
Latinh và công dân Ngoại lại được quy định trong luật lus Gentium và lus Honoratium.
Năm 212, Khi Hoàng đế La Mã ban bố đạo luật công nhận mọi công nhận định
cư trên lãnh thổ La Mã (La Mã, Latinh và Ngoại lai) đều là công dân La Mã thi quyền