Giáo trình ôn tập - Kĩ Năng Mềm | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Giáo trình ôn tập - Kĩ Năng Mềm | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................1
1. Kỹ năng đánh giá năng lực bản thân.......................................................... 1
1.1 Năng lực bản thân là gì?.............................................................................1
1.2 Tự đánh giá năng lực bản thân...................................................................1
2. Kỹ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp..................................................... 7
2.1 Xác định mục tiêu và kỳ vọng trong nghề nghiệp..................................... 7
2.2 Xác định nghề nghiệp phù hợp...................................................................7
2.3 Các bước chuẩn bị trước khi đi tìm việc.....................................................8
II. Xác định mục tiêu nghề nghiệp và lập kế hoạch phát triển bản thân...... 8
1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân............................................. 8
1.1 Mục tiêu nghề nghiệp.................................................................................8
1.2 Ưu điểm......................................................................................................9
1.3 Nhược điểm................................................................................................9
2. Kế hoạch phát triển bản thân để phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp....... 9
III. Ý nghĩa.......................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................i I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Kỹ năng đánh giá năng lực bản thân
1.1 Năng lực bản thân là gì?
Năng lực bản thân thực chất đó là những gì chúng ta làm tốt nhất bao gồm
những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, đạo đức, thậm chí là cả đam mê để theo đuổi
một nghề nghiệp nào đó. Năng lực bản thân thường hướng đến sự thể hiện trong công
việc, sự nghiệp bản thân. Năng lực cũng có thể được phát triển cao hơn từ quá trình
thực hiện công việc, nó vừa là tiền đề vừa là điều kiện đem lại thành công trong công việc.
Một công việc tốt là một công việc:
+ Phù hợp với năng lực cá nhân của người tìm việc
+ Phù hợp với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bản thân
+ Có thu nhập đủ trang trải cuộc sống của bản thân – gia đình và về lâu dài có dư để tích lũy
+ Có thể giúp người tìm việc thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình
Trong các yêu cầu trên thì hai yêu cầu đầu tiên là quan trọng nhất, vì nếu công
việc không phù hợp với năng lực hay mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mỗi người
thì người đó sẽ không thể phát huy tốt năng lực sở trường cũng như không thực hiện
được ước mơ, hoài bão của mình, do đó, sớm muộn gì họ cũng sẽ tìm một công việc khác phù hợp hơn.
1.2 Tự đánh giá năng lực bản thân
Tự đánh giá bản thân là việc quan trọng mà ai cũng nên rèn luyện. Càng đánh
giá bản thân càng thể hiện trình độ phát triển của nhân cách. Đây là cách giúp chúng ta 1
tự tin hơn, dám nghĩ dám làm, thúc đẩy sự phát triển của bản thân và lựa chọn được
môi trường làm việc phù hợp. Trước tiên, cần nhận thấy rằng nếu đánh giá năng lực
bản thân quá thấp thì bạn sẽ không dám nhận những cơ hội mang tính thử thách, từ đó
hạn chế khả năng phát triển nghề nghiệp của bản thân. Ngược lại, nếu đánh giá quá
cao, quá ảo tưởng về năng lực của mình bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng “xây lâu đài cát”,
chỉ tìm kiếm những cơ hội vượt quá khả năng để rồi thất bại nặng nề. Việc đánh giá
đúng năng lực của bản thân sẽ giúp bạn có thể đặt ra mục tiêu nghề nghiệp thích hợp,
từ đó phát huy được các năng lực, sở trường của bản thân, đồng thời tránh được những thất bại đáng tiếc.
Để được tuyển dụng, bạn cần phải vượt qua rất nhiều đối thủ, vì các tổ chức
tuyển dụng chỉ muốn tuyển các ứng viên xuất sắc nhất. Trong hầu hết các cuộc phỏng
vấn tuyển dụng, hầu hết người ta thường hỏi bạn “Bạn giỏi hơn người khác ở điểm
nào?” hoặc “Bạn có những khả năng gì đặc biệt khiến chúng tôi nên tuyển bạn mà
không phải người khác?”. Nếu ứng viên không tự đánh giá năng lực bản thân trước thì
rất khó có thể trả lời tốt các câu hỏi đó, và như vậy nghĩa là ứng viên đã đánh mất cơ
hội vô cùng quý giá để tự giới thiệu mình với nhà tuyển dụng.
Về cơ bản, năng lực cá nhân của một người có thể chia thành các nhóm sau:
* Các phẩm chất cá nhân bao gồm các khả năng mang tính bẩm sinh của con
người. Các phẩm chất mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao bao gồm:
- Trung thực: luôn luôn tôn trọng sự thật trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Thẳng thắn: dũng cảm đấu tranh để đạt được sự hoàn thiện.
- Tinh thần trách nhiệm: nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, kể
cả khi gặp hoàn cảnh bất lợi. 2
- Say mê với công việc: luôn làm việc với tất cả sự say mê, thích thú.
- Tự tin: luôn tin tưởng vào năng lực bản thân.
- Tự trọng: tôn trọng nhân cách của bản thân, không làm những việc khiến
người khác đánh giá thấp nhân phẩm của mình.
- Có hoài bão, ý chí vươn lên: biết đặt mục tiêu phấn đấu ngày một cao hơn, tốt
đẹp hơn và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.
- Chịu áp lực: có sức khỏe và ý chí dẻo dai, có thể đứng vững trước các áp lực
và thử thách trong công việc
- Cầu thị, ham học hỏi: tôn trọng ý kiến của người khác và có ý thức học hỏi từ những người xung quanh.
- Khiêm tốn: đánh giá đúng năng lực của bản thân và tôn trọng năng lực của
người khác; không thể hiện “ta đây là người giỏi”.
* Các kỹ năng bao gồm 3 nhóm: - Kỹ năng cơ bản:
+ Nghe (lắng nghe): Thể hiện ở mức độ nắm bắt thông tin và hiểu những vấn đề
người khác nói; trả lời chính xác những gì người khác hỏi. Kỹ năng lắng nghe giúp ta:
thu được nhiều thông tin bổ ích; học hỏi được nhiều điều hay; hiểu được người khác;
tạo được cảm tình với mọi người và giúp nảy sinh những ý tưởng sáng tạo.
+ Nói (thuyết trình/trình bày vấn đề): Thể hiện ở mức độ rõ ràng, dễ hiểu khi
nói; chọn lựa ngôn ngữ, ngữ điệu và cử chỉ phù hợp với người nghe và tình huống; biết
đặt câu hỏi khi cần thiết. 3
+ Đọc: Thể hiện ở khả năng xác định những thông tin cần thiết/ quan trọng
trong các bài viết (sách, báo, tạp chí, bài báo cáo…), đánh giá mức độ chính xác của
các báo cáo và dùng máy tính để tìm thông tin. Mọi công việc đều đòi hỏi khả năng
này. Hàng ngày, mỗi người phải đọc thư từ, hồ sơ, bảng thống kê, báo cáo…để lấy
thông tin cho công việc. Yêu cầu đặt ra là phải lấy thông tin nhanh và chính xác.
+ Viết: Thể hiện ở khả năng diễn đạt ý tưởng một cách trọn vẹn, chính xác về
văn phạm và chính tả trong các bức thư, công văn, bài viết, báo cáo - Kỹ năng tư duy:
+ Tư duy sáng tạo: Thể hiện ở khả năng liên kết các ý tưởng và thông tin theo
những cách mới; tìm ra các giải pháp mới lạ, độc đáo để giải quyết các vấn đề bất kỳ.
+ Giải quyết vấn đề: Thể hiện ở khả năng nhận ra vấn đề; xác định chính xác
các nguyên nhân; tìm ra và thực thi các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề
+ Ra quyết định: Thể hiện ở khả năng xác định mục tiêu; vạch ra tất cả con
đường đi đến mục tiêu; lựa chọn được con đường tối ưu; và lên kế hoạch để thực thi.
- Kỹ năng sống trong cộng đồng:
+ Kỹ năng giao tiếp: Thể hiện ở khả năng trao đổi thông tin và thiết lập mối
quan hệ với những người khác trong cộng đồng và xã hội
+ Thương lượng: Thể hiện ở khả năng xác định mục tiêu chung giữa các bên
trong khi tham gia đàm phán với nhau; thể hiện được ý kiến của mình và hiểu được ý
kiến của đối phương; chọn được giải pháp tối ưu để đạt được lợi ích cho tất cả các bên tham gia đàm phán. 4
+ Lãnh đạo: Thể hiện ở khả năng khuyến khích, động viên người khác làm việc
để hoàn thành mục tiêu chung của tập thể.
+ Hoạch định: Thể hiện ở khả năng lên kế hoạch thực hiện cho một hoạt động
nào đó của bản thân hay của tập thể. Kế hoạch đề ra phải mang tính khả thi cao, phù
hợp với các điều kiện ràng buộc và cụ thể đến mức có thể hiểu và làm được.
+ Hợp tác/làm việc nhóm: Thể hiện ở khả năng cùng làm việc với những người
khác trong cùng một tập thể (đặc biệt là những người có cá tính khác biệt/đối lập với
bạn) để hoàn thành mục tiêu chung của tập thể; giải quyết những khác biệt/xung đột vì
lợi ích của tập thể; mang lại không khí đoàn kết, thân thiện trong tập thể.
+ Thích nghi với sự thay đổi: Thể hiện ở khả năng tự thay đổi bản thân để phù
hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài.
- Các kỹ năng chuyên biệt: Mỗi nghề nghiệp đòi hỏi những kỹ năng riêng biệt
và muốn thành công bạn nhất thiết phải giỏi các kỹ năng đó. * Trình độ học vấn
Một cách dễ dàng, ứng viên có thể biết trình độ học vấn của mình vì nó được thể
hiện qua điểm số trung bình của ứng viên trong bảng điểm. Ứng viên cũng có thể so
sánh điểm số của mình với các bạn cùng lớp hoặc cùng khóa để biết mình đang đứng ở
đâu. Tuy nhiên, cần chú ý đến những điểm chuyên ngành hơn là toàn bộ điểm số, vì
điểm toàn bộ có chứa những học phần không liên quan đến chuyên môn của bạn. Qua
so sánh các điểm chuyên ngành, ứng viên có thể nhận ra đâu là những môn thế mạnh
của mình. Sau này, khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn nên ưu tiên chọn những nghề mà
mình học tốt hoặc yêu thích, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng phát huy được khả năng của mình hơn. 5
* Đánh giá cá tính bản thân - Cá tính sôi nổi:
+ Ưu điểm: sức mạnh tinh thần dồi dào; làm việc nhiệt tình, dũng cảm và hiếu
thắng; có khả năng tác động, thúc đẩy mọi người tiến lên.
+ Nhược điểm: khi cạn kiệt sức lực, họ sẽ mất lòng tin với chính năng lực của
mình và tinh thần bị suy sụp. - Cá tính linh hoạt:
+ Ưu điểm: giỏi giao tiếp, linh hoạt trong công việc, dễ thích nghi với sự thay
đổi, dễ vượt qua các rào cản, dễ hòa nhập vào môi trường mới.
+ Nhược điểm: kém kiên định; khi sự nghiệp không thuận lợi hay gặp thử thách
lớn thì mất phương hướng. - Cá tính trầm tĩnh:
+ Ưu điểm: trầm tĩnh, thận trọng, kiên định, giỏi tự kiềm chế bản thân, luôn
nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ và quy định
+ Nhược điểm: kém linh động, đôi khi quá cứng nhắc; có thể bỏ lỡ thời cơ; gặp
khó khăn khi môi trường thay đổi nhanh chóng và nhiều. - Cá tính đa cảm:
+ Ưu điểm: nhạy cảm, hiểu rõ tâm tư, tình cảm người khác.
+ Nhược điểm: rụt rè, đa sầu, đa cảm; thiếu quyết đoán, hay do dự trước mọi
việc; hoang mang khi gặp khó khăn, nguy hiểm. 6
- Đánh giá nhóm con người của bản thân. Theo nhà tâm lý học John Holland, có
6 kiểu con người cơ bản:
+ Thực tế: là kiểu con người thích làm những việc có thể nhìn ngắm, đụng chạm
đồ vật, động vật, dụng cụ hay máy móc; có thể làm tốt những việc với đồ vật, động vật
hay máy móc; tránh các hoạt động như giảng dạy, cung cấp lời khuyên hay thông tin
cho người khác; không giỏi việc giảng dạy, tư vấn hay chữa trị; tiền và quyền lực quan
trọng đối họ; là người thực tế, thẳng thắn và bướng bỉnh.
+ Thích quan hệ xã hội: Thích các hoạt động có thể giúp cho người khác như
giảng dạy, cấp cứu, cung cấp lời khuyên hay thông tin; thích làm việc ở nơi chỉ có động
vật, dụng cụ, máy móc; có nhiều khả năng trong công việc giảng dạy, tư vấn, chữa trị
hay thông tin; không có nhiều khả năng trong việc sử dụng dụng cụ, máy móc hay làm
việc với động vật; các vấn đề xã hội là quan trọng đối với họ; thân thiện, có trách nhiệm và hay giúp đỡ.
+ Thích điều tra, nghiên cứu: Thích những hoạt động liên quan đến sự quan sát,
tư duy, nghiên cứu chính xác để giải quyết vấn đề khoa học và toán học; không có
khuynh hướng lãnh đạo, buôn bán hay thuyết phục người khác mà có khả năng giải
quyết các vấn đề toán, khoa học và xã hội; bổ sung kiến thức mới về cuộc sống là quan
trọng và có óc phân tích, bình luận và sự thông minh.
+ Có tinh thần khởi nghiệp: Thích lãnh đạo, buôn bán hay thuyết phục người
khác kiếm tiền hay đáp ứng những mục tiêu của một tổ chức; có khả năng lãnh đạo và
thuyết phục mọi người; không có khả năng nhiều về toán và khoa học; thành công
trong việc quản lý và buôn bán là quan trọng; năng động, giàu tham vọng và thích quan hệ xã hội. 7
+ Nghệ sĩ: Thích các hoạt động cho phép họ bày tỏ ý tưởng và cảm xúc một
cách sáng tạo như nghệ thuật, kịch, mỹ nghệ, múa nhạc và văn thơ; tránh những hoạt
động mang tính lặp lại hay đòi hỏi tính kỹ luật cao; có khả năng sáng tạo nghệ thuật
trong các lĩnh vực như kịch, nhạc và nghệ thuật; không có nhiều khả năng trong công
việc thư ký và kế toán; nghệ thuật sáng tạo là quan trọng đối với họ; có khả năng biểu
cảm độc đáo và độc lập.
+ Tuân theo các quy ước xã hội: Thích làm việc với các con số hay máy móc
theo trật tự nhất định; không thích những hoạt động mơ hồ, không có cấu trục cố định;
có khả năng kinh doanh, thư ký, tính toán; có thể sử dụng chúng để viết báo cáo, làm
việc với con số một cách trật tự, hệ thống; không có nhiều khả năng sáng tạo nghệ
thuật; đánh giá cao sự thành công trong kinh doanh; tận tâm, cẩn thận và có trật tự.
2. Kỹ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp
2.1 Xác định mục tiêu và kỳ vọng trong nghề nghiệp
Mục tiêu trong công việc là những dự định và mong muốn của bạn đối trong
công việc. Để xác định mục tiêu và kỳ vọng nghề nghiệp của mình, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Những loại công việc nào rất hấp dẫn bạn?
- Những loại công việc nào hoàn toàn không hấp dẫn bạn?
- Trong các đợt thực tập, tham gia tìm hiểu thực tế trước đây, công việc hay hoạt
động nào bạn thích nhất? điều này gợi ra cho bạn nghề nghiệp nào không?
- Bạn ngưỡng mộ hay muốn được thành công giống ai?
- Gia đình, bạn bè và những người thân khác đánh giá bạn phù hợp với nghề
nghiệp thế nào? Họ có nhìn nhận ra sao về triển vọng thành công của bạn? 8
- Ước mơ nghề nghiệp của bạn là gì?
- Theo bạn, bạn cần làm gì để hoàn thành được ước mơ nghề nghiệp của mình?
2.2 Xác định nghề nghiệp phù hợp
Khi đã xác định được bạn thuộc kiểu cá tính và kiểu con người nào, bạn sẽ xác
định được một số loại nghề nghiệp phù hợp với mình: - Thực tế:
+Đảm bảo an toàn và thực thi pháp luật: cảnh sát, thám tử, nhân viên bảo vệ…
+ Quản lý kỹ thuật – Chuyên viên kỹ thuật - Nhân viên kỹ thuật. Ví dụ: giám
đốc nhà máy, giám đốc kỹ thuật, quản đốc, tổ trưởng; kỹ sư nông nghiệp/điện tử, kỹ
thuật viên phần mềm/đồ họa; thợ điện/sửa ôtô….
+ Quản lý chất lượng; điều khiển thiết bị, phương tiện giao thông; kiểm soát
nguyên vật liệu, hàng hóa - Thích quan hệ xã hội: + Dịch vụ xã hội
+ Chăm sóc sức khỏe, vật lý trị liệu.
+ Huấn luyện đặc biệt;
+ Giáo dục và dịch vụ thư viện + Thể thao.
- Thích điều tra, nghiên cứu: Khoa học tự nhiên; khoa học đời sống; khoa học xã
hội; y khoa – phòng thí nghiệm; toán – thống kê 9
- Có tinh thần khởi nghiệp: Bán hàng; tiếp tân, dịch vụ khách hàng, dịch vụ làm
đẹp; luật; quản trị kinh doanh; tài chính; truyền thông – quảng cáo
- Nghệ sĩ: Nghệ thuật văn chương; mĩ thuật; múa – nhạc- kịch
- Tuân theo các quy ước xã hội: Hành chính – xử lý hồ sơ; tài chính – kế toán
2.3 Các bước chuẩn bị trước khi đi tìm việc
- Để tìm được một công việc phù hợp ta cần:
+ Tự đánh giá năng lực: Phẩm chất; kỹ năng; học vấn.
+ Tự đánh giá bạn thuộc kiểu cá tính nào
+ Xác định mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn
+ Tự đánh giá bạn thuộc kiểu nhóm người nào
II. Xác định mục tiêu nghề nghiệp và lập kế hoạch phát triển bản thân
1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân
1.1 Mục tiêu nghề nghiệp
Tự nhận thấy bản thân là kiểu con người tuân theo các quy ước xã hội. Mục tiêu
nghề nghiệp trước tiên của tôi là trở thành một kế toán viên sau khi ra trường. Được
trau dồi, tích lũy kinh nghiệm và làm việc trong môi trường thực tế. Tôi muốn rèn
luyện về kỹ năng xử lý dữ liệu và hoàn thành báo cáo kết quả kinh doanh sau thuế và
trong vòng 8 đến 10 năm tới tôi muốn phấn đấu để trở thành một kế toán trưởng. 1.2 Ưu điểm
Với ngành nghề kế toán tôi đang theo học và tương lai trở thành một kế toán
viên, tôi tự nhận thấy bản thân mình có một số điểm mạnh rất phù hợp với công việc
này. Đây cũng là yếu tố nuôi dưỡng đam mê công việc kế toán của tôi. 10
Tôi rất thích những con số, rất thích làm những công việc tính toán rõ ràng, biến
những con số tưởng chừng như rất lộn xộn trở nên quy củ, rành mạch hơn. Chính vì thế
thế tôi có một sự nhạy bén khá tốt với những công việc liên quan đến tính toán, kinh
doanh... Tôi là một người có quy tắc, trật tự và logic vì vậy tôi thấy công việc kế toán
rất phù hợp với những sở thích đó của tôi. Đồng thời tôi cũng là một người năng động,
linh hoạt, nhạy bén, xử lý vấn đề nhanh. Có khả năng tổng hợp, sắp xếp dữ liệu tạo nên
những bản báo cáo, bản kế hoạch rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu. Trình độ ngoại ngữ, kỹ
năng tin học, kỹ năng mềm của tôi cũng khá tốt. Những yếu tố trên kết hợp với sự
trung thực, trách nhiệm, nhiệt huyết của mình sẽ giúp tôi rất nhiều trong quá trình định
hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. 1.3 Nhược điểm
Tuy rằng bản thân có khá nhiều ưu điểm phù hợp với công việc kế toán nhưng
bên cạnh đó cũng vẫn còn một số nhược điểm của bản thân có lẽ sẽ ảnh hưởng đến
công việc của tôi sau này. Tôi khi đứng trước đám đông đôi khi còn hơi rụt rè e ngại,
cách quản lý thời gian làm việc chưa thực sự khoa học, dễ bị áp lực căng thẳng….
Theo tôi một số đặc điểm này sẽ gây ra những hạn chế khi tôi trở thành một kế toán
viên. Nhưng tôi sẽ không từ bỏ niềm đam mê công việc của mình, tôi sẽ rèn luyện trau
dồi bạn thân mình hơn nữa để phù hợp với công việc, thỏa mãn đam mê của mình
2. Kế hoạch phát triển bản thân để phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp
Trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường tôi sẽ cố gắng nắm thật chắc kiến
thức học được ở trường lớp và học thêm, tìm hiểu bên ngoài, đọc sách chuyên ngành
để có thể tự tin về kiến thức chuyên môn của mình. Tích cực trau dồi vốn ngoại ngữ
như là tiếng Anh... để có cơ hội học hỏi những điều mới lạ, đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng của các công ty có sử dụng ngoại ngữ. Để khắc phục nhược điểm là quản lý thời
gian chưa thực sự khoa học tôi đang có kế hoạch sẽ tham gia khóa học về quản lý thời
gian. Bên cạnh đó cũng sẽ nâng cao kỹ năng mềm của bản thân như kỹ năng giao tiếp, 11
kỹ năng lãnh đạo đội nhóm, kỹ năng thuyết trình thuyết phục trước đám đông … qua
những khóa đào tạo để phục vụ tốt nhất cho công việc của mình sắp tới. III. Ý nghĩa
Kỹ năng đánh giá năng lực bản thân và kỹ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công việc cũng như cuộc sống của chúng ta.
Việc đánh giá đúng năng lực của bản thân sẽ giúp ta có thể đặt ra mục tiêu nghề nghiệp
thích hợp, Khi có mục tiêu rõ ràng ta sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để
đạt được mục tiêu công việc đó. Từ đó phát huy được các năng lực, sở trường của bản
thân, đồng thời tránh được những thất bại đáng tiếc. Kỹ năng đánh giá năng lực bản
thân và đặt mục tiêu là cách giúp gia tăng động lực làm việc của chúng ta, Mục tiêu
càng khó càng lớn thì chúng ta càng phải nỗ lực để đạt được nó.
Tóm lại, để có được việc làm như mong muốn, chúng ta phải hiểu rõ chính bản
thân mình, có mục tiêu với nghề nghiệp rõ ràng và cố gắng để thế hiện được ưu điểm
vượt trội so với người khác, làm cho tổ chức tuyển dụng thấy rằng mình là người tốt nhất. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Nguyễn Thị Lan, Giáo trình Kỹ năng mềm
Acabiz, xác định mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?, https://acabiz.vn/blog/xac-
dinh-muc-tieu-nghe-nghiep-nhu-the-nao
Acabiz, rèn luyện kỹ năng tự đánh giá bản thân hiệu quả,
https://acabiz.vn/blog/ren-luyen-ky-nang-tu-danh-gia-ban-than-hieu-qua i