GIỚI THIỆU CHUNG LÝ DO CHỌN NHÀ LÃNH ĐẠO | Trường Đại học Kinh Tế - Luật

Một người phụ nữ bản lĩnh, được các lãnh đạo doanh nghiệp nhắc đến bằng sự kính trọng: “Mẹ đỡ đầu hàng Việt”, còn các lãnh đạo nhà nước hay gọi cô là “Bộ trưởng BộThan”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45688262
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA KINH TẾ
BÀI THI CUỐI KỲ
NGÀNH: KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG
MÔN: LÃNH ĐẠO HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022 Tên đề tài tiểu
luận cuối khóa: Theo dõi một nhà lãnh đạo yêu thích qua phương tiện
truyền thông xã hội (Twitter, Facebook hoặc blog) và vận dụng các lý
thuyết đã học trên lớp để phân tích phẩm chất, năng lực, hành vi,
phong cách lãnh đạo của người này. Từ đó, rút ra bài học cho bản
thân.
lOMoARcPSD| 45688262
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU CHUNG LÝ DO CHỌN NHÀ LÃNH ĐẠO...........................................2
2. ÁP DỤNG LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH...................................................4
2.1. Phẩm chất .................................................................................................................. 5
2.2. Năng lực .................................................................................................................... 8
2.3. Hành vi ...................................................................................................................... 9
2.4. Phong cách lãnh đạo................................................................................................ 13
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG...................................................................................................16
4. BÀI HỌC RÚT RA CHO BẢN THÂN........................................................................17
5. KẾT LUẬN..................................................................................................................18
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................20
1. GIỚI THIỆU CHUNG LÝ DO CHỌN NHÀ LÃNH ĐẠO
Một người phụ nữ bản lĩnh, được các lãnh đạo doanh nghiệp nhắc đến bằng sự kính trọng:
“Mẹ đỡ đầu hàng Việt”, còn các lãnh đạo nhà nước hay gọi cô là “Bộ trưởng Bộ Than”. Đó
chính là cô Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
(viết tắt: Hội DN HVNCLC).
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 1: cô Vũ Kim Hạnh
(Nguồn: báo Vietnamnet)
Vũ Kim Hạnh tốt nghiệp cử nhân Thương mại của Đại học Vạn Hạnh trước giải phóng,
từng giữ nhiều cương vị khác nhau nhưng nổi bật nhất làm báo làm xúc tiến thương
mại. người đi nhiều, ghi chép liên tục thích lắng nghe, chia sẻ với những người
trẻ hơn.
Cô Vũ Kim Hạnh từng là Tổng Biên Tập của báo Tuổi trẻ m 1977, một trong những
người có công đầu trong việc xây dựng báo Tuổi Trẻ thành tờ báo hàng đầu Việt Nam.
Năm 1995, sáng lập báo Sài Gòn Tiếp Thị. Năm 1997, cũng người đã đề ra cùng
báo Sài Gòn Tiếp thị khởi xướng Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.
Ảnh 2: Logo chứng nhận HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn
(Nguồn: Hội DN HVNCLC)
Năm 2000, chương trình khởi động đầu tiên trên cả nước dự án Xây dựng thương hiệu cho
hàng Việt sau đó Dự án Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ… Sau này, Kim
Hạnh được bầu làm Chủ nhiệm CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Năm 2004 được bnhiệm chính thức làm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại
đầu tư TP.HCM (ITPC). ơng vị này, cô đã đẩy mạnh xúc tiến thtrường Campuchia,
xây dựng hình “ngôi nhà chung” tạo ra nhiều dấu ấn mạnh mẽ như chuỗi hội ch
hàng Việt tại Côn Minh – Trung Quốc, tuần lễ thương hiệu châu Á tại VN ABE
Năm 2008, Kim Hạnh cùng các bạn đồng hành trong Câu Lạc BDN Hàng VN Chất
Lượng Cao và báo Sài Gòn Tiếp Thị lập ra Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Doanh và Hỗ Trợ
Doanh nghiệp (BSA). Trung tâm hiện nay đang làm công việc xúc tiến thường xuyên cho
lOMoARcPSD| 45688262
Hội DN HVNCLC, CLB Doanh nghiệp dẫn đầu. Ngoài các chương trình thường xuyên,
trung tâm BSA của người nữ giám đốc này còn đảm nhận rất nhiều việc khác, như quản trị
CLB giám đốc marketing, chương trình truyền hình Doanh nghiệp Cộng đồng rất
nhiều hoạt động khác nhau.
Ảnh 3: Logo Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Doanh và Hỗ Trợ Doanh nghiệp (BSA)
(Nguồn: BSA Online)
Hiếm người phụ nữ bản lĩnh nào đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn miệt i phát triển quảng
bá cho các thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới nên cô được lãnh đạo các doanh nghiệp
gọi bằng “Mẹ đỡ đầu hàng Việt”. Bằng tài đàm phán, khả năng nhìn ra trông rộng n tại
các cuộc họp với lãnh đạo nhà nước, cô luôn thay lời cho doanh nghiệp để nói lên hết các
khó khăn doanh nghiệp đang gặp từ đó đóng góp nhiều giải pháp vào chính sách
công nên nhiều lãnh đạo nhà nước hay ví von cô là “Bộ Trưởng Bộ Than”.
Bằng thời gian gần 3 năm được làm việc trực tiếp gián tiếp với Kim Hạnh, tôi
muốn chọn cô là đề tài trong bài thi này để chúng ta hiểu hơn về phẩm chất, năng lực, hành
vi, phong cách lãnh đạo của người phnữ bản lĩnh, tài giỏi này và từ đó đúc kết được nhiều
bài học cho bản thân.
Trong thời gian được làm việc cùng cô, tôi chỉ đảm nhiệm một phần công việc tại Ban dự
án Hàng Việt Nam Chất Lượng Chuẩn hội nhập nên đthể đánh giá thuyết phục tôi
xin phép được dẫn chứng nhiều thông tin khác từ đồng nghiệp và các trang báo. Trong
bài viết có các từ ngữ như “cấp dưới, nhân viên” sẽ được hiểu theo nghĩa rộng là các doanh
nghiệp VN và các doanh nghiệp là hội viên của Hội DN HVNCLC.
Các bài viết chính thức của cô Vũ Kim Hạnh có thể tham khảo tại các trang web:
- https://vukimhanhinfo.wordpress.com/about/
lOMoARcPSD| 45688262
- https://www.vukimhanh.com/
- https://www.facebook.com/tho.nguyentan.9210
- https://hvnclc.vn/
- https://bsaonline.vn/
Cùng nhiều bài viết khác trên các báo: Tuổi trẻ, VNexpress, Vietnamnet,…
2. ÁP DỤNG LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH
2.1. Phẩm chất
- Nhạy bén: thể nói một trong những phẩm chất quan trọng tất cả những người đã
từng làm việc với đều nhận ra. Nhạy bén không chỉ dừng lại việc nhanh nhạy trong
công việc , trong kinh doanh n nhạy n trong các xu hướng phát triển của hội.
Nắm bắt làn sóng của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng mở cửa của nền kinh tế Việt Nam,
luôn cổ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải số hóa chuẩn hóa kinh doanh.
Số hóa chuyển các dliệu, hồ sơ,…. lưu trên giấy sang dữ liệu máy tính; chuyển cách
kinh doanh truyền thống sang các ứng dụng mua bán trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận
người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian tiềm kiếm dữ liệu, tăng năng suất làm việc của nhân
viên…
Chuẩn hóa là sản xuất hàng hóa theo các tiêu chuẩn được khách hàng và xã hội chấp nhận
như: Hàng VN chất lượng cao Chuẩn hội nhập, các tiêu chuẩn ISO, Halal, BRC,
LocalG.A.P… để hàng hóa đồng đều về chất lượng đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng, từ đó giải quyết được bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm.
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 4: Lễ trao chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao với chủ đề số hóa, chuẩn
hóa, chinh phục thị trường
(Nguồn: Hội DN HVNCLC)
- Ngoại giao tốt: Ngoại giao tốt sẽ làm tăng thiện cảm, lòng tin, tín nhiệm với các đối
tác, nhân viên,… một thành công cô Kim Hạnh nhờ khnăng ngoại giao tốt. Không
khó để bắt gặp những dự án cô thực hiện đều sự liên kết với các lãnh đạo cấp cao của
nhà nước, lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ,… Điển hình việc xây dựng bộ tiêu chí
“HVNCLC Chuẩn hội nhập” – ngành thực phẩm, đã sự cộng tác, cùng tham gia xây
dựng của Bộ Khoa học Công nghệ tham vấn của FDA (Hoa Kỳ), Bộ Nông Nghiệp
Hoa kỳ. Chủ trì là Tiến Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã hợp tác, cấp sở pháp để Hội DN HVNCLC cấp
bằng chứng nhận cho doanh nghiệp.
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 6: cô Vũ Kim Hạnh làm việc cùng FDA để cho ra đời bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn
hội nhập
(Nguồn: tác giả)
- Chăm chhọc hỏi: chăm chỉ học hỏi, trao dồi kiến thức một phẩm chất quý giá
của tất cả mọi người. Với lãnh đạo giỏi thì phẩm chất này càng quan trọng, việc y không
chỉ để phục vụ cho công việc mà còn truyền động lực cho cấp ới để tạo ra một tổ chức
luôn học hỏi không ngừng. Với tuổi đã hơn 70 nhưng vẫn miệt mài học tiếng anh, học
tiêu chuẩn chất lượng,… tất cả nhân viên trong cơ quan không ai là không nể khả năng học
tốt và nhớ lâu của một người lớn tuổi, điều đó đã tạo ra một thói quen học tập trong cả tập
thể nhân viên, tôi cũng là một trong số đó. Cô còn lan tỏa ý thức học tập không ngừng cho
các doanh nghiệp khác như tổ chức khóa đào tạo “Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm thị trường
Việt Nam”, khóa đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ HACCP CODEX,
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 7: khóa học “Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm thị trường Việt Nam”
(Nguồn: BSA online)
2.2. Năng lực
- Năng lực liên quan đến truyền thông điều hành: người lãnh đạo thể thể hiện ý
tưởng của nh một cách ràng bằng ngôn ngữ sao cho dễ hiểu, đảm bảo việc truyền
đạt thông tin được rành mạch tới tập thể.
- Thực hiện gắn với kết quả: nhà nh đạo biết cách sắp xếp các nguồn lực hạn để hoàn
thành mục tiêu và phân công trách nhiệm rõ ràng cho người thực hiện các mục tiêu quan
trọng. Nhà lãnh đạo nắm được tiến độ làm việc của các thành viên để đảm bảo đạt được
hiệu quả công việc.
- Tầm ảnh hưởng: Truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác hành động.
dụ: Chương trình “Vòng tay Việt siêu th0 đồng” ra đời từ cuối tháng 5/2021 trong
thời điểm cam go nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí
Minh, bằng tầm ảnh hưởng của mình, đã truyền cảm hứng về tinh thần giúp đnhng
người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19 với thông điệp ràng “Không để một ai bị
bỏ lại phía sau” thông qua huy động nguồn lực hạn từ Sở Công Thương, Thành đoàn,
Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận và một số doanh nghiệp khác để thực hiện chuyến xe
lưu động trao quà khắp các quận huyện trên địa bàn TP HCM trao tặng hàng hóa, thực
lOMoARcPSD| 45688262
phẩm thiết yếu có giá trị hơn 60 tỉ đồng cho đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đang căng sức
chống dịch, các hộ dân nghèo bị mắc kẹt trong các khu phong tỏa, công nhân và lao động
mất việc trong các khu xóm trọ, sinh viên kẹt lại thành phố và học sinh có người thân mất
vì Covid-19; mua hàng chục tấn rau quả cung cấp cho 17 bếp ăn từ thiện, …
Ảnh 8: cô Vũ Kim Hạnh và thành đoàn, doanh nghiệp tổng kết chương trình Vòng tay
Việt – Siêu thị 0 đồng
(Nguồn: BSA Online)
2.3. Hành vi
Các hành vi lãnh đạo của cô Vũ Kim Hạnh bao gồm: Khái niệm hóa, lên ý ởng; Hàn gắn
cảm xúc; Đặt cấp dưới lên hàng ưu tiên; Giúp cấp dưới phát triển và thành công; xử
đạo đức; Trao quyền. Do yêu cầu giới hạn về nội dung của bài thi nên tôi chỉ phân tích một
số hành vi như sau:
lOMoARcPSD| 45688262
- Khái niệm hóa, lên ý tưởng: Lãnh đạo suy nghĩ vấn đề đa diện, biết được có điều
đó không ổn giải quyết các vấn đmột cách sáng tạo theo mục tiêu tổng thể của tổ
chức
- Hàn gắn cảm xúc: Nhận ra vấn đề của người khác về các lo ngại của cá nhân họ
sẵn sàng dành thời gian để giải quyết, hỗ trợ.
Biểu hiện của 2 hành vi trên: Năm 2016 đã xảy ra vụ bối lớn trong việc nước mắm
công nghiệp dùng truyền thông để triệt hạ nước mắm truyền thống thông qua tin đồn hàm
lượng thạch tín (asen) cao quá ngưỡng quy định gây mất an toàn thực phẩm trong các loại
nước mắm truyền thống. Sau tin đồn đó hàng loạt các thương hiệu ớc mắm chao đảo
như: 584 Nha Trang, Khải Hoàn, Thanh Quốc,… các khách hàng, siêu thị tạm ngưng
mua bán các sản phẩm của họ, và có nguy cơ bị người tiêu dùng tẩy chai. Chủ các doanh
nghiệp này khóc ròng vì nghề làm mắm hàng trăm năm của cha ông sắp bị người xấu đạp
đổ và xóa sổ. Cô Vũ Kim Hạnh đã nhận thấy điều bất thường trong các thông tin được loan
truyền nên cùng chuyên gia như Vũ Thế Thành, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam gặp gỡ, lắng nghe nỗi niềm của chủ doanh nghiệp ớc mắm và điều tra để phân
biệt rõ asen vô cơ (gây hại cho sức khỏe) và asen hữu cơ (không gây hại sức khỏe), sau đó
cô và các chuyên gia đã liên tục có những bài viết phản biện mạnh mẽ trên trang Facebook
cá nhân, trên báo BSA online, báo Tuổi trẻ,… để đánh động tới các cơ quan nhà nước vào
cuộc giải oan cho nước mắm truyền thống. Lắng nghe nỗi lòng của những người thấp cổ
họng, những người yếu thế từ đó tìm cách giải quyết các lo ngại, khó khăn của họ
một phần trong tính cách của cô Vũ Kim Hạnh.
- Đặt cấp dưới lên hàng ưu tiên: Đặt lợi ích và sự thành công của cấp dưới lên trước
nhà lãnh đạo.
- Giúp cấp dưới phát triển thành công: Người lãnh đạo đưa việc phát triển sự
nghiệp của cấp dưới trở thành một việc ưu tiên.
Biểu hiện của 2 hành vi trên: Với chứng nhận “HVNCLC – Chuẩn hội nhập” hiện nay đã
cấp chứng nhận hơn 200 doanh nghiệp của Việt Nam trong 5 năm qua. Điều đặc biệt
việc cấp chứng nhận dựa trên tinh thần tự nguyện hoàn toàn miễn phí với mục tiêu tạo
lOMoARcPSD| 45688262
ra lòng tin thị trường đối với sản phẩm Việt, tạo hội cho doanh nghiệp Việt Nam sản
xuất ra sản phẩm an toàn và chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa để đem về lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Trong khi các đơn vị khác khi cấp chứng nhận đều có thu phí đánh giá
và tư vấn thì Hội DN HVNCLC lại miễn phí hoàn toàn vấn cấp chứng nhận, từ đây
cho thấy sự thành công của cấp dưới (doanh nghiệp thành viên) Kim Hạnh
sẵn sàng bỏ qua lợi ích vật chất cho chính mình.
Ảnh 9: Logo chứng nhận HVNCLC – Chuẩn hội nhập
(Nguồn: Hội DN HVNCLC)
- Tạo giá trị cho cộng đồng: Nhà lãnh đạo luôn tham gia các hoạt động của cộng
đồng cũng cách để liên kết các mục tiêu mục đích của một tổ chức với mục đích
chung của cả cộng đồng.
Biểu hiện: Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của
Chính phủ, Hội DN HVNCLC đã tổ chức rất nhiều hội chợ thuộc chương trình “Hàng Việt
về nông thôn” tại 21 tỉnh thành Việt Nam để giúp người tiêu dùng nông thôn tiếp cận
trực tiếp, nhận biết và ủng hộ hàng Việt, bắt đầu có niềm tin đối với hàng Việt.
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 10: Hội chợ Hàng Việt về nông thôn do Hội DN HVNCLC tổ chức
(Nguồn: Brands Vietnam)
Thông qua hội chợ, c doanh nghiệp cũng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng
nông thôn để cải tiến sản phẩm cho phù hợp; xây dựng, điều chỉnh và phát triển mạng lưới
phân phối, tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, từ khâu sản xuất đến phân
phối sản phẩm.
Khi mục tiêu của tổ chức đã cộng hưởng cùng mục tiêu của xã hội sẽ tạo ra vô vàn các giá
trị cho cộng đồng, từ thành công của chương trình Hàng Việt về nông thôn do Hội DN
HVNCLC tổ chức, đến nay đã có Sở Công Thương Ninh Bình, Trung tâm Khuyến công
Xúc tiến thương mại Hà Nam,… đã học tập và triển khai hiệu quả mô hình này.
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 11: Đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương Ninh Bình và lãnh đạo huyện Nho Quan cắt
băng khai mạc Phiên chợ.
(Nguồn: Sở Công Thương Ninh Bình)
2.4. Phong cách lãnh đạo
Với các phân tích như trên, ta thể đánh giá phong cách lãnh đạo của cô Vũ Kim hạnh
phù hợp với phong cách lãnh đạo phụng sự.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo phụng sự: lắng nghe, cảm thông, hàn gắn, nhận thức,
thuyết phục, tạo nên nhận thức, nhìn xa trông rộng, giữ cương vị quản lý, cam kết với việc
phát triển con người, xây dựng cộng đồng.
Do giới hạn về nội dung bài thi nên tôi chỉ phân tích một vài biểu hiện các đặc điểm trên:
- Nhìn xa trông rộng: Năm 1995 khi Việt Nam gia nhập khối Asean, Kim
Hạnh đã nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước nhiều thách thức lớn trong
và ngoài nước trong khi năng lực cạnh tranh còn khá thấp. Để cổ cho ý thức Ưu tiên
tiên dùng Việt Nam” góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của các
doanh nghiệp sản xuất trong nước, chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao đã ra
đời, bắt đầu từ cuộc thi góp ý và bỏ phiếu bình chọn qua cắt phiếu in trên báo. Sau đó đổi
sang hình thức điều tra xã hội học dựa vào sự bình chọn của người tiêu dùng tại Tp HCM,
Nội, Đà Nẵng,… tính đến hiện nay đã trên 500 doanh nghiệp đạt chứng nhận
HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn. Với xu thế của hội, từ những năm 2010 bắt
lOMoARcPSD| 45688262
đầu du nhập tiêu chuẩn của các tổ chức bán lẻ của nước ngoài như ISO 22000, BRC, IFS…
vào Việt Nam. Với đặc thù các tiêu chuẩn này là các tiêu chuẩn đánh giá định lượng, không
sự giám sát bởi người tiêu ng nên dễ xảy ra tiêu cực trong quá trình đánh giá, còn tiêu
chuẩn HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn tiêu chuẩn định tính dựa vào sự bình
chọn giám sát của người tiêu dùng nhưng nhược điểm còn nh hưởng bởi cảm tính
cá nhân nên từ năm 2017 cô đã cho xây dựng bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập. Với
định hướng trong thời gian tới sẽ sáp nhập 2 tiêu chuẩn HVNCLC do người tiêu dùng
bình chọn và HVNCLC – Chuẩn hội nhập thành 1 tiêu chuẩn gọi là HVNCLC, tiêu chuẩn
mới này một tiêu chuẩn hoàn hảo nhất và duy nhất trên thế giới khi vừa đáp ứng được
đánh giá định lượng của tổ chức đánh giá vừa thêm sự bình chọn giám sát liên
tục từ người tiêu dùng sản phẩm. Từ đó sẽ giải quyết được nh trạng tiêu cực trong việc
cấp chứng nhận hiện nay.
- Cam kết với việc phát triển con người: Chương trình trại Đại sứ hàng Việt Tí
hon một hoạt động thường niên nằm trong chuổi hoạt động của chương trình “Hoạt động
cộng đồng” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, CLB doanh nghiệp
dẫn đầu (LBC), CLB Đại sứ hàng Việt, cùng Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ tr
doanh nghiệp (BSA) tổ chức từ năm 2011 đến nay. Mỗi năm, trại Đại sứ hàng Việt Tí
hon nơi quy tụ 100 em học sinh nghèo, hiếu học đến từ năm địa phương gồm Đồng
Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, TVinh và Sóc Trăng. Mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, em
mất cha, em mất mẹ, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc cha mẹ ốm đau, các em phải ở với
người thân, hàng ngày tự mưu sinh theo nhiều cách khác nhau sau mỗi giờ lên lớp.
Trại Đại sứ hàng Việt Tí hon nơi thực hiện những giấc tuổi thơ dành cho các em
thiếu niên, học sinh hoàn cảnh khó khăn biết vượt khó học tập. Tham gia hội trại, các
trại sinh được đài thọ tất cả các chi phí đi lại, ăn ở, tham quan, trải nghiệm thực tế để bồi
dưỡng nhân cách, nâng cao kỹ năng sống… Sau chương trình, thứ các em mang về
ức, kỷ niệm đẹp, là những câu chuyện thú vị về sản phẩm hàng Việt, các anh chị kỹ sư, các
doanh nhân Việt… từ đó hun đúc, làm động lực để các em vượt khó, học hànhQua
chuyến đi, các em điều kiện hiểu về những doanh nghiệp Việt đang ngày đêm làm ra
lOMoARcPSD| 45688262
sản phẩm chất lượng phục vụ cộng đồng, cho chính các em gia đình, hội đang dùng
hàng ngày.
Ảnh 12: Diễn viên Quốc Thuận vui đùa cùng trại sinh tại Trại hè Đại sứ hàng Việt Tí hon
năm 2018 tại Đà Lạt
Nguồn: BSA Online
Ảnh 13: Trại sinh tham gia chương trình “Em yêu khoa học” tại kỳ hội trại 2017 tại Đà
Lạt
Nguồn: BSA Online
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 14: Trại sinh được trải nghiệm mô hình robot và định hướng nghề nghiệp tại ĐH Sư
Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long năm 2020
Nguồn: ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
- Xây dựng cộng đồng: Mekong Connect – CEO Forum ra đời từ sáng kiến của mạng lưới
liên kết cấp vùng ABCD Mekong (An Giang Bến Tre Cần Thơ Đồng Tháp), được
phối hợp tổ chức bởi Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao lãnh đạo 4
địa phương và sự hỗ trợ của Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC). Mekong Connect
CEO Forum diễn đàn thường niên dành cho doanh nhân, nhà quản chính quyền,
các chuyên gia trong ngoài nước gặp gỡ cùng nhau thảo luận để liên kết giao thương
giữa các vùng, cũng như là cơ hội để doanh nghiệp và chính quyền đưa ra các chính sách
để tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, tìm kiếm hội để phát triển kinh tế vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong 5 năm qua, với những chủ đề khác nhau theo diễn biến u cầu của phát triển,
Mekong Connect đã chọn:
- 2015: "Liên kết - Hội nhập - Phát triển",
- 2016: "Tìm cơ trong nguy",
- 2017: "Phát triển tài nguyên bản địa kết hợp sức mạnh công nghệ",
- 2019: "Liên kết chuỗi giá trị đồng bằng, tăng cường hội nhập thị trường",
lOMoARcPSD| 45688262
- 2020: "Đưa sản phẩm - dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu”,
- 2021: “Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới”.
Ảnh 15: Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại Diễn đàn Mekong
Connect 2021
(Nguồn: Đồng Khởi Khởi Nghiệp)
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nhìn chung trong nhiều đặc điểm lãnh đạo phụng sự của cô Vũ Kim Hạnh, ta thể thấy
đặc điểm rõ nhất là xây dựng và tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. Từ việc hỗ trợ cho các
trẻ em nghèo có một mùa ý nghĩa, hỗ trợ thúc đẩy người nông dân áp dụng tiêu chuẩn
trong trồng trọt và chăn nuôi, đến làm các sự kiện để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam ra thế giới, tổ chức các chương trình khởi nghiệp sáng tạo,… đây là đặc điểm
nổi bật nhất khi so sánh với các phong cách lãnh đạo khác.
Ở cô Vũ Kim Hạnh ta thấy được tính cách nhiệt huyết, không ngại dấn thân vào khó khăn,
dám đứng lên bênh vực những người yếu thế. Với các doanh nghiệp Việt Nam, mẹ
đỡ đầu” cho hàng trăm thương hiệu Việt bay xa. Với Chính phủ, “Bộ trưởng Bộ Than”
lOMoARcPSD| 45688262
khi luôn nói lên các khó khăn của doanh nghiệp nông n đến c lãnh đạo nhà nước
cũng như góp ý rất nhiều các các chính sách công.
4. BÀI HỌC RÚT RA CHO BẢN THÂN
Tôi luôn nhớ câu nói của cô Vũ Kim Hạnh: “Phải tạo chính sách thuận lợi không phải vì
mình "thương" doanh nghiệp chung chung mà vì họ là nhân tố chính của nền kinh tế.
Họ đóng thuế, họ làm ra của cải, việc làm của người lao động, và họ còn gánh vác trách
nhiệm hội nữa”. Tôi học được rằng: khi được đứng vào hàng ngũ người hoạch định
chính sách phát triển kinh tế thì trước tiên phải lắng nghe hết cái khó của doanh nghiệp và
người dân, đặt họ vào vị thế khách ng của mình để hiểu hết tâm nguyện vọng, đặt
mình vào vị thế của họ để biết được mình cần phải đưa ra chính sách gì. Nhiệm vụ của
người làm chính sách công là để phụng sự cho lợi ích xã hội, vậy chính sách phải phục
vụ trước tiên cho lợi ích của quần chúng nhân dân, đảm bảo công bằng hội và tạo điều
kiện định hướng cho xã hội phát triển.
lOMoARcPSD| 45688262
Ảnh 16: cô Vũ Kim Hạnh trở lời câu hỏi của phóng viên
(Nguồn: báo SOHA)
5. KẾT LUẬN
Mọi phong cách lãnh đạo đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy vận dụng phong
cách lãnh đạo nào sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, đối tượng.
Với phong cách lãnh đạo phụng sự có các ưu điểm như:
- Đặt lợi ích của cấp dưới lên hàng đầu, thúc đẩy sự phát triển của họ. Khi những
lãnhđạo phụng sự cấp dưới hiểu trở nên gắn với nhau thì những người cấp dưới
sẽ ảnh hưởng bởi phong cách lãnh đạo này và trở thành một thế hệ lãnh đạo phụng sự tiếp
theo, nghĩa là lãnh đạo phụng sự sẽ tạo ra nhiều lãnh đạo phụng sự khác.
lOMoARcPSD| 45688262
- Không sử dụng quyền lực để thể hiện sự thống trị và bắt buộc người khác làm theo,
thayvào đó nhà lãnh đạo dùng sự ảnh hưởng để tạo cảm hứng cho người khác thực hiện
theo, từ đó làm tăng tính tự giác hoàn thành công việc và tăng hiệu quả công việc.
- Lãnh đạo phụng sự đã được sử dụng rộng i trong nhiều tchức. Nội dung của
lãnhđạo phục vụ đơn giản và dễ tiếp cận với nhân viên ở mọi cấp.
Ngoài ra, lãnh đạo phụng sự cũng có các nhược điểm như:
- Không phải mọi cấp dưới đều thích m việc với lãnh đạo phụng shọ không
muốnngười lãnh đạo tìm hiểu nhiều về họ.
- Không phải mọi cá nhân đều phù hợp với phong cách lãnh đạo phụng sự, vì vậy để
lựachọn một người giữ vai trò lãnh đạo phụng sự trong tổ chức phải chú trọng nhiều vào
tính cách của họ, khả năng xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh các
hành xử đạo đức.
Việc hoàn thành bài thi này không chỉ để đáp ứng yêu cầu của nhà trường còn
một dấu mốc quan trọng để tôi tự nhìn nhận lại những gì mình đã học được từ những người
lãnh đạo tôi đã từng làm việc, cũng như những kiến thức đã được học trong ngành Kinh
tế và quản lý công. Bởi cảm hứng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong cách lãnh đạo của
Kim Hạnh, nên trong tương lai trở thành lãnh đạo thì tôi sẽ vận dụng linh hoạt
các phong cách lãnh đạo với nhau nhưng chủ yếu vẫn lãnh đạo phụng sự bởi tôi muốn
muốn giúp đỡ thật nhiều những người xung quanh mình, đặc biệt là những người yếu thế
để cuộc sống này công bằng và tốt đẹp hơn.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BSA Online, Hành trình 130 ngày đêm của những người không chọn việc nhẹ
nhàng,https://bsaonline.vn/hanh-trinh-130-ngay-dem-cua-nhung-nguoi-khong-chon-
viec-nhenhang/
2. Hội DN HVNCLC, Khởi động chương trình trại Đại sứ hàng Việt hon
2020,https://hvnclc.vn/khoi-dong-chuong-trinh-trai-he-dai-su-hang-viet-ti-hon-2020/
| 1/21

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45688262
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA KINH TẾ BÀI THI CUỐI KỲ
NGÀNH: KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG
MÔN: LÃNH ĐẠO HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022 Tên đề tài tiểu
luận cuối khóa: Theo dõi một nhà lãnh đạo yêu thích qua phương tiện
truyền thông xã hội (Twitter, Facebook hoặc blog) và vận dụng các lý
thuyết đã học trên lớp để phân tích phẩm chất, năng lực, hành vi,
phong cách lãnh đạo của người này. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân. lOMoAR cPSD| 45688262 MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU CHUNG LÝ DO CHỌN NHÀ LÃNH ĐẠO...........................................2
2. ÁP DỤNG LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH...................................................4
2.1. Phẩm chất .................................................................................................................. 5
2.2. Năng lực .................................................................................................................... 8
2.3. Hành vi ...................................................................................................................... 9
2.4. Phong cách lãnh đạo................................................................................................ 13
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG...................................................................................................16
4. BÀI HỌC RÚT RA CHO BẢN THÂN........................................................................17
5. KẾT LUẬN..................................................................................................................18
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................20
1. GIỚI THIỆU CHUNG LÝ DO CHỌN NHÀ LÃNH ĐẠO
Một người phụ nữ bản lĩnh, được các lãnh đạo doanh nghiệp nhắc đến bằng sự kính trọng:
“Mẹ đỡ đầu hàng Việt”, còn các lãnh đạo nhà nước hay gọi cô là “Bộ trưởng Bộ Than”. Đó
chính là cô Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
(viết tắt: Hội DN HVNCLC). lOMoAR cPSD| 45688262 Ảnh 1: cô Vũ Kim Hạnh (Nguồn: báo Vietnamnet)
Cô Vũ Kim Hạnh tốt nghiệp cử nhân Thương mại của Đại học Vạn Hạnh trước giải phóng,
từng giữ nhiều cương vị khác nhau nhưng nổi bật nhất là làm báo và làm xúc tiến thương
mại. Cô là người đi nhiều, ghi chép liên tục và thích lắng nghe, chia sẻ với những người trẻ hơn.
Cô Vũ Kim Hạnh từng là Tổng Biên Tập của báo Tuổi trẻ năm 1977, là một trong những
người có công đầu trong việc xây dựng báo Tuổi Trẻ thành tờ báo hàng đầu Việt Nam.
Năm 1995, cô sáng lập báo Sài Gòn Tiếp Thị. Năm 1997, cô cũng là người đã đề ra và cùng
báo Sài Gòn Tiếp thị khởi xướng Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.
Ảnh 2: Logo chứng nhận HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn (Nguồn: Hội DN HVNCLC)
Năm 2000, chương trình khởi động đầu tiên trên cả nước dự án Xây dựng thương hiệu cho
hàng Việt và sau đó là Dự án Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ… Sau này, cô Vũ Kim
Hạnh được bầu làm Chủ nhiệm CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Năm 2004 được bổ nhiệm chính thức làm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và
đầu tư TP.HCM (ITPC). Ở cương vị này, cô đã đẩy mạnh xúc tiến thị trường Campuchia,
xây dựng mô hình “ngôi nhà chung” và tạo ra nhiều dấu ấn mạnh mẽ như chuỗi hội chợ
hàng Việt tại Côn Minh – Trung Quốc, tuần lễ thương hiệu châu Á tại VN ABE…
Năm 2008, cô Vũ Kim Hạnh cùng các bạn đồng hành trong Câu Lạc Bộ DN Hàng VN Chất
Lượng Cao và báo Sài Gòn Tiếp Thị lập ra Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Doanh và Hỗ Trợ
Doanh nghiệp (BSA). Trung tâm hiện nay đang làm công việc xúc tiến thường xuyên cho lOMoAR cPSD| 45688262
Hội DN HVNCLC, CLB Doanh nghiệp dẫn đầu. Ngoài các chương trình thường xuyên,
trung tâm BSA của người nữ giám đốc này còn đảm nhận rất nhiều việc khác, như quản trị
CLB giám đốc marketing, chương trình truyền hình Doanh nghiệp vì Cộng đồng và rất
nhiều hoạt động khác nhau.
Ảnh 3: Logo Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Doanh và Hỗ Trợ Doanh nghiệp (BSA) (Nguồn: BSA Online)
Hiếm có người phụ nữ bản lĩnh nào đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn miệt mài phát triển và quảng
bá cho các thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới nên cô được lãnh đạo các doanh nghiệp
gọi bằng “Mẹ đỡ đầu hàng Việt”. Bằng tài đàm phán, khả năng nhìn ra trông rộng nên tại
các cuộc họp với lãnh đạo nhà nước, cô luôn thay lời cho doanh nghiệp để nói lên hết các
khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp và từ đó đóng góp nhiều giải pháp vào chính sách
công nên nhiều lãnh đạo nhà nước hay ví von cô là “Bộ Trưởng Bộ Than”.
Bằng thời gian gần 3 năm được làm việc trực tiếp và gián tiếp với cô Vũ Kim Hạnh, tôi
muốn chọn cô là đề tài trong bài thi này để chúng ta hiểu hơn về phẩm chất, năng lực, hành
vi, phong cách lãnh đạo của người phụ nữ bản lĩnh, tài giỏi này và từ đó đúc kết được nhiều bài học cho bản thân.
Trong thời gian được làm việc cùng cô, tôi chỉ đảm nhiệm một phần công việc tại Ban dự
án Hàng Việt Nam Chất Lượng – Chuẩn hội nhập nên để có thể đánh giá thuyết phục tôi
xin phép được dẫn chứng nhiều thông tin khác từ đồng nghiệp cũ và các trang báo. Trong
bài viết có các từ ngữ như “cấp dưới, nhân viên” sẽ được hiểu theo nghĩa rộng là các doanh
nghiệp VN và các doanh nghiệp là hội viên của Hội DN HVNCLC.
Các bài viết chính thức của cô Vũ Kim Hạnh có thể tham khảo tại các trang web:
- https://vukimhanhinfo.wordpress.com/about/ lOMoAR cPSD| 45688262 - https://www.vukimhanh.com/
- https://www.facebook.com/tho.nguyentan.9210 - https://hvnclc.vn/ - https://bsaonline.vn/
Cùng nhiều bài viết khác trên các báo: Tuổi trẻ, VNexpress, Vietnamnet,…
2. ÁP DỤNG LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH 2.1. Phẩm chất
- Nhạy bén: có thể nói một trong những phẩm chất quan trọng mà tất cả những người đã
từng làm việc với cô đều nhận ra. Nhạy bén không chỉ dừng lại ở việc nhanh nhạy trong
công việc , trong kinh doanh mà còn nhạy bén trong các xu hướng phát triển của xã hội.
Nắm bắt làn sóng của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng mở cửa của nền kinh tế Việt Nam,
cô luôn cổ vũ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải số hóa và chuẩn hóa kinh doanh.
Số hóa là chuyển các dữ liệu, hồ sơ,…. lưu trên giấy sang dữ liệu máy tính; chuyển cách
kinh doanh truyền thống sang các ứng dụng mua bán trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận
người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian tiềm kiếm dữ liệu, tăng năng suất làm việc của nhân viên…
Chuẩn hóa là sản xuất hàng hóa theo các tiêu chuẩn được khách hàng và xã hội chấp nhận
như: Hàng VN chất lượng cao – Chuẩn hội nhập, các tiêu chuẩn ISO, Halal, BRC,
LocalG.A.P… để hàng hóa đồng đều về chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng, từ đó giải quyết được bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm. lOMoAR cPSD| 45688262
Ảnh 4: Lễ trao chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao với chủ đề số hóa, chuẩn
hóa, chinh phục thị trường (Nguồn: Hội DN HVNCLC) -
Ngoại giao tốt: Ngoại giao tốt sẽ làm tăng thiện cảm, lòng tin, tín nhiệm với các đối
tác, nhân viên,… một thành công ở cô Vũ Kim Hạnh là nhờ khả năng ngoại giao tốt. Không
khó để bắt gặp những dự án cô thực hiện đều có sự liên kết với các lãnh đạo cấp cao của
nhà nước, lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ,… Điển hình là việc xây dựng bộ tiêu chí
“HVNCLC – Chuẩn hội nhập” – ngành thực phẩm, đã có sự cộng tác, cùng tham gia xây
dựng của Bộ Khoa học và Công nghệ và tham vấn của FDA (Hoa Kỳ), Bộ Nông Nghiệp
Hoa kỳ. Chủ trì là Tiến sĩ Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã hợp tác, cấp cơ sở pháp lý để Hội DN HVNCLC cấp
bằng chứng nhận cho doanh nghiệp. lOMoAR cPSD| 45688262
Ảnh 6: cô Vũ Kim Hạnh làm việc cùng FDA để cho ra đời bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập (Nguồn: tác giả) -
Chăm chỉ học hỏi: chăm chỉ học hỏi, trao dồi kiến thức là một phẩm chất quý giá
của tất cả mọi người. Với lãnh đạo giỏi thì phẩm chất này càng quan trọng, việc này không
chỉ để phục vụ cho công việc mà còn truyền động lực cho cấp dưới để tạo ra một tổ chức
luôn học hỏi không ngừng. Với tuổi đã hơn 70 nhưng cô vẫn miệt mài học tiếng anh, học
tiêu chuẩn chất lượng,… tất cả nhân viên trong cơ quan không ai là không nể khả năng học
tốt và nhớ lâu của một người lớn tuổi, điều đó đã tạo ra một thói quen học tập trong cả tập
thể nhân viên, tôi cũng là một trong số đó. Cô còn lan tỏa ý thức học tập không ngừng cho
các doanh nghiệp khác như tổ chức khóa đào tạo “Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm thị trường
Việt Nam”, khóa đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ HACCP CODEX, … lOMoAR cPSD| 45688262
Ảnh 7: khóa học “Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm thị trường Việt Nam” (Nguồn: BSA online) 2.2. Năng lực
- Năng lực liên quan đến truyền thông và điều hành: người lãnh đạo có thể thể hiện ý
tưởng của mình một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ sao cho dễ hiểu, đảm bảo việc truyền
đạt thông tin được rành mạch tới tập thể.
- Thực hiện gắn với kết quả: nhà lãnh đạo biết cách sắp xếp các nguồn lực có hạn để hoàn
thành mục tiêu và phân công trách nhiệm rõ ràng cho người thực hiện các mục tiêu quan
trọng. Nhà lãnh đạo nắm được tiến độ làm việc của các thành viên để đảm bảo đạt được hiệu quả công việc.
- Tầm ảnh hưởng: Truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác hành động.
Ví dụ: Chương trình “Vòng tay Việt – siêu thị 0 đồng” ra đời từ cuối tháng 5/2021 trong
thời điểm cam go nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí
Minh, bằng tầm ảnh hưởng của mình, cô đã truyền cảm hứng về tinh thần giúp đỡ những
người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19 với thông điệp rõ ràng “Không để một ai bị
bỏ lại phía sau” thông qua huy động nguồn lực có hạn từ Sở Công Thương, Thành đoàn,
Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận và một số doanh nghiệp khác để thực hiện chuyến xe
lưu động trao quà khắp các quận huyện trên địa bàn TP HCM trao tặng hàng hóa, thực lOMoAR cPSD| 45688262
phẩm thiết yếu có giá trị hơn 60 tỉ đồng cho đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đang căng sức
chống dịch, các hộ dân nghèo bị mắc kẹt trong các khu phong tỏa, công nhân và lao động
mất việc trong các khu xóm trọ, sinh viên kẹt lại thành phố và học sinh có người thân mất
vì Covid-19; mua hàng chục tấn rau quả cung cấp cho 17 bếp ăn từ thiện, …
Ảnh 8: cô Vũ Kim Hạnh và thành đoàn, doanh nghiệp tổng kết chương trình Vòng tay
Việt – Siêu thị 0 đồng (Nguồn: BSA Online) 2.3. Hành vi
Các hành vi lãnh đạo của cô Vũ Kim Hạnh bao gồm: Khái niệm hóa, lên ý tưởng; Hàn gắn
cảm xúc; Đặt cấp dưới lên hàng ưu tiên; Giúp cấp dưới phát triển và thành công; Cư xử
đạo đức; Trao quyền. Do yêu cầu giới hạn về nội dung của bài thi nên tôi chỉ phân tích một số hành vi như sau: lOMoAR cPSD| 45688262 -
Khái niệm hóa, lên ý tưởng: Lãnh đạo suy nghĩ vấn đề đa diện, biết được có điều
gì đó không ổn và giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo theo mục tiêu tổng thể của tổ chức -
Hàn gắn cảm xúc: Nhận ra vấn đề của người khác về các lo ngại của cá nhân họ và
sẵn sàng dành thời gian để giải quyết, hỗ trợ.
Biểu hiện của 2 hành vi trên: Năm 2016 đã xảy ra vụ bê bối lớn trong việc nước mắm
công nghiệp dùng truyền thông để triệt hạ nước mắm truyền thống thông qua tin đồn hàm
lượng thạch tín (asen) cao quá ngưỡng quy định gây mất an toàn thực phẩm trong các loại
nước mắm truyền thống. Sau tin đồn đó hàng loạt các thương hiệu nước mắm chao đảo
như: 584 Nha Trang, Khải Hoàn, Thanh Quốc,… vì các khách hàng, siêu thị tạm ngưng
mua bán các sản phẩm của họ, và có nguy cơ bị người tiêu dùng tẩy chai. Chủ các doanh
nghiệp này khóc ròng vì nghề làm mắm hàng trăm năm của cha ông sắp bị người xấu đạp
đổ và xóa sổ. Cô Vũ Kim Hạnh đã nhận thấy điều bất thường trong các thông tin được loan
truyền nên cùng chuyên gia như Vũ Thế Thành, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam gặp gỡ, lắng nghe nỗi niềm của chủ doanh nghiệp nước mắm và điều tra để phân
biệt rõ asen vô cơ (gây hại cho sức khỏe) và asen hữu cơ (không gây hại sức khỏe), sau đó
cô và các chuyên gia đã liên tục có những bài viết phản biện mạnh mẽ trên trang Facebook
cá nhân, trên báo BSA online, báo Tuổi trẻ,… để đánh động tới các cơ quan nhà nước vào
cuộc giải oan cho nước mắm truyền thống. Lắng nghe nỗi lòng của những người thấp cổ
bé họng, những người yếu thế từ đó tìm cách giải quyết các lo ngại, khó khăn của họ là
một phần trong tính cách của cô Vũ Kim Hạnh. -
Đặt cấp dưới lên hàng ưu tiên: Đặt lợi ích và sự thành công của cấp dưới lên trước nhà lãnh đạo. -
Giúp cấp dưới phát triển và thành công: Người lãnh đạo đưa việc phát triển sự
nghiệp của cấp dưới trở thành một việc ưu tiên.
Biểu hiện của 2 hành vi trên: Với chứng nhận “HVNCLC – Chuẩn hội nhập” hiện nay đã
cấp chứng nhận hơn 200 doanh nghiệp của Việt Nam trong 5 năm qua. Điều đặc biệt là
việc cấp chứng nhận dựa trên tinh thần tự nguyện và hoàn toàn miễn phí với mục tiêu tạo lOMoAR cPSD| 45688262
ra lòng tin thị trường đối với sản phẩm Việt, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam sản
xuất ra sản phẩm an toàn và chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa để đem về lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Trong khi các đơn vị khác khi cấp chứng nhận đều có thu phí đánh giá
và tư vấn thì Hội DN HVNCLC lại miễn phí hoàn toàn tư vấn và cấp chứng nhận, từ đây
cho thấy vì sự thành công của cấp dưới (doanh nghiệp thành viên) mà cô Vũ Kim Hạnh
sẵn sàng bỏ qua lợi ích vật chất cho chính mình.
Ảnh 9: Logo chứng nhận HVNCLC – Chuẩn hội nhập (Nguồn: Hội DN HVNCLC) -
Tạo giá trị cho cộng đồng: Nhà lãnh đạo luôn tham gia các hoạt động của cộng
đồng cũng là cách để liên kết các mục tiêu và mục đích của một tổ chức với mục đích
chung của cả cộng đồng.
Biểu hiện: Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của
Chính phủ, Hội DN HVNCLC đã tổ chức rất nhiều hội chợ thuộc chương trình “Hàng Việt
về nông thôn” tại 21 tỉnh thành ở Việt Nam để giúp người tiêu dùng nông thôn tiếp cận
trực tiếp, nhận biết và ủng hộ hàng Việt, bắt đầu có niềm tin đối với hàng Việt. lOMoAR cPSD| 45688262
Ảnh 10: Hội chợ Hàng Việt về nông thôn do Hội DN HVNCLC tổ chức (Nguồn: Brands Vietnam)
Thông qua hội chợ, các doanh nghiệp cũng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng
nông thôn để cải tiến sản phẩm cho phù hợp; xây dựng, điều chỉnh và phát triển mạng lưới
phân phối, tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm.
Khi mục tiêu của tổ chức đã cộng hưởng cùng mục tiêu của xã hội sẽ tạo ra vô vàn các giá
trị cho cộng đồng, từ thành công của chương trình Hàng Việt về nông thôn do Hội DN
HVNCLC tổ chức, đến nay đã có Sở Công Thương Ninh Bình, Trung tâm Khuyến công và
Xúc tiến thương mại Hà Nam,… đã học tập và triển khai hiệu quả mô hình này. lOMoAR cPSD| 45688262
Ảnh 11: Đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương Ninh Bình và lãnh đạo huyện Nho Quan cắt
băng khai mạc Phiên chợ.
(Nguồn: Sở Công Thương Ninh Bình)
2.4. Phong cách lãnh đạo
Với các phân tích như trên, ta có thể đánh giá phong cách lãnh đạo của cô Vũ Kim hạnh
phù hợp với phong cách lãnh đạo phụng sự.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo phụng sự: lắng nghe, cảm thông, hàn gắn, nhận thức,
thuyết phục, tạo nên nhận thức, nhìn xa trông rộng, giữ cương vị quản lý, cam kết với việc
phát triển con người, xây dựng cộng đồng.
Do giới hạn về nội dung bài thi nên tôi chỉ phân tích một vài biểu hiện các đặc điểm trên: -
Nhìn xa trông rộng: Năm 1995 khi Việt Nam gia nhập khối Asean, cô Vũ Kim
Hạnh đã nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước nhiều thách thức lớn trong
và ngoài nước trong khi năng lực cạnh tranh còn khá thấp. Để cổ vũ cho ý thức “ Ưu tiên
tiên dùng Việt Nam” và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của các
doanh nghiệp sản xuất trong nước, chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao đã ra
đời, bắt đầu từ cuộc thi góp ý và bỏ phiếu bình chọn qua cắt phiếu in trên báo. Sau đó đổi
sang hình thức điều tra xã hội học dựa vào sự bình chọn của người tiêu dùng tại Tp HCM,
Hà Nội, Đà Nẵng,… tính đến hiện nay đã có trên 500 doanh nghiệp đạt chứng nhận
HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn. Với xu thế của xã hội, từ những năm 2010 bắt lOMoAR cPSD| 45688262
đầu du nhập tiêu chuẩn của các tổ chức bán lẻ của nước ngoài như ISO 22000, BRC, IFS…
vào Việt Nam. Với đặc thù các tiêu chuẩn này là các tiêu chuẩn đánh giá định lượng, không
có sự giám sát bởi người tiêu dùng nên dễ xảy ra tiêu cực trong quá trình đánh giá, còn tiêu
chuẩn HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn là tiêu chuẩn định tính dựa vào sự bình
chọn và giám sát của người tiêu dùng nhưng nhược điểm là còn ảnh hưởng bởi cảm tính
cá nhân nên từ năm 2017 cô đã cho xây dựng bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập. Với
định hướng trong thời gian tới sẽ sáp nhập 2 tiêu chuẩn HVNCLC – do người tiêu dùng
bình chọn và HVNCLC – Chuẩn hội nhập thành 1 tiêu chuẩn gọi là HVNCLC, tiêu chuẩn
mới này là một tiêu chuẩn hoàn hảo nhất và duy nhất trên thế giới khi vừa đáp ứng được
đánh giá định lượng của tổ chức đánh giá mà vừa có thêm sự bình chọn và giám sát liên
tục từ người tiêu dùng sản phẩm. Từ đó sẽ giải quyết được tình trạng tiêu cực trong việc
cấp chứng nhận hiện nay. -
Cam kết với việc phát triển con người: Chương trình trại hè Đại sứ hàng Việt Tí
hon là một hoạt động thường niên nằm trong chuổi hoạt động của chương trình “Hoạt động
vì cộng đồng” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, CLB doanh nghiệp
dẫn đầu (LBC), CLB Đại sứ hàng Việt, cùng Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ
doanh nghiệp (BSA) tổ chức từ năm 2011 đến nay. Mỗi năm, trại hè Đại sứ hàng Việt Tí
hon là nơi quy tụ 100 em học sinh nghèo, hiếu học đến từ năm địa phương gồm Đồng
Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, em
mất cha, em mất mẹ, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc cha mẹ ốm đau, các em phải ở với
người thân, hàng ngày tự mưu sinh theo nhiều cách khác nhau sau mỗi giờ lên lớp.
Trại hè Đại sứ hàng Việt Tí hon là nơi thực hiện những giấc mơ tuổi thơ dành cho các em
thiếu niên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vượt khó học tập. Tham gia hội trại, các
trại sinh được đài thọ tất cả các chi phí đi lại, ăn ở, tham quan, trải nghiệm thực tế để bồi
dưỡng nhân cách, nâng cao kỹ năng sống… Sau chương trình, thứ các em mang về là ký
ức, kỷ niệm đẹp, là những câu chuyện thú vị về sản phẩm hàng Việt, các anh chị kỹ sư, các
doanh nhân Việt… từ đó hun đúc, làm động lực để các em vượt khó, học hành… Qua
chuyến đi, các em có điều kiện hiểu về những doanh nghiệp Việt đang ngày đêm làm ra lOMoAR cPSD| 45688262
sản phẩm chất lượng phục vụ cộng đồng, cho chính các em gia đình, xã hội đang dùng hàng ngày.
Ảnh 12: Diễn viên Quốc Thuận vui đùa cùng trại sinh tại Trại hè Đại sứ hàng Việt Tí hon năm 2018 tại Đà Lạt Nguồn: BSA Online
Ảnh 13: Trại sinh tham gia chương trình “Em yêu khoa học” tại kỳ hội trại 2017 tại Đà Lạt Nguồn: BSA Online lOMoAR cPSD| 45688262
Ảnh 14: Trại sinh được trải nghiệm mô hình robot và định hướng nghề nghiệp tại ĐH Sư
Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long năm 2020
Nguồn: ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
- Xây dựng cộng đồng: Mekong Connect – CEO Forum ra đời từ sáng kiến của mạng lưới
liên kết cấp vùng ABCD Mekong (An Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Đồng Tháp), được
phối hợp tổ chức bởi Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao và lãnh đạo 4
địa phương và sự hỗ trợ của Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC). Mekong Connect
– CEO Forum là diễn đàn thường niên dành cho doanh nhân, nhà quản lý chính quyền,
các chuyên gia trong ngoài nước gặp gỡ và cùng nhau thảo luận để liên kết giao thương
giữa các vùng, cũng như là cơ hội để doanh nghiệp và chính quyền đưa ra các chính sách
để tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội để phát triển kinh tế vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong 5 năm qua, với những chủ đề khác nhau theo diễn biến yêu cầu của phát triển, Mekong Connect đã chọn:
- 2015: "Liên kết - Hội nhập - Phát triển",
- 2016: "Tìm cơ trong nguy",
- 2017: "Phát triển tài nguyên bản địa kết hợp sức mạnh công nghệ",
- 2019: "Liên kết chuỗi giá trị đồng bằng, tăng cường hội nhập thị trường", lOMoAR cPSD| 45688262
- 2020: "Đưa sản phẩm - dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu”,
- 2021: “Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới”.
Ảnh 15: Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại Diễn đàn Mekong Connect 2021
(Nguồn: Đồng Khởi Khởi Nghiệp) 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nhìn chung trong nhiều đặc điểm lãnh đạo phụng sự của cô Vũ Kim Hạnh, ta có thể thấy
đặc điểm rõ nhất là xây dựng và tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. Từ việc hỗ trợ cho các
trẻ em nghèo có một mùa hè ý nghĩa, hỗ trợ và thúc đẩy người nông dân áp dụng tiêu chuẩn
trong trồng trọt và chăn nuôi, đến làm các sự kiện để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam ra thế giới, tổ chức các chương trình khởi nghiệp sáng tạo,… đây là đặc điểm
nổi bật nhất khi so sánh với các phong cách lãnh đạo khác.
Ở cô Vũ Kim Hạnh ta thấy được tính cách nhiệt huyết, không ngại dấn thân vào khó khăn,
dám đứng lên bênh vực những người yếu thế. Với các doanh nghiệp Việt Nam, cô là “mẹ
đỡ đầu” cho hàng trăm thương hiệu Việt bay xa. Với Chính phủ, cô là “Bộ trưởng Bộ Than” lOMoAR cPSD| 45688262
khi luôn nói lên các khó khăn của doanh nghiệp và nông dân đến các lãnh đạo nhà nước
cũng như góp ý rất nhiều các các chính sách công.
4. BÀI HỌC RÚT RA CHO BẢN THÂN
Tôi luôn nhớ câu nói của cô Vũ Kim Hạnh: “Phải tạo chính sách thuận lợi không phải vì
mình "thương" doanh nghiệp chung chung mà vì họ là nhân tố chính của nền kinh tế.
Họ đóng thuế, họ làm ra của cải, việc làm của người lao động, và họ còn gánh vác trách
nhiệm xã hội nữa”. Tôi học được rằng: khi được đứng vào hàng ngũ người hoạch định
chính sách phát triển kinh tế thì trước tiên phải lắng nghe hết cái khó của doanh nghiệp và
người dân, đặt họ vào vị thế là khách hàng của mình để hiểu hết tâm tư nguyện vọng, đặt
mình vào vị thế của họ để biết được mình cần phải đưa ra chính sách gì. Nhiệm vụ của
người làm chính sách công là để phụng sự cho lợi ích xã hội, vì vậy chính sách phải phục
vụ trước tiên cho lợi ích của quần chúng nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội và tạo điều
kiện định hướng cho xã hội phát triển. lOMoAR cPSD| 45688262
Ảnh 16: cô Vũ Kim Hạnh trở lời câu hỏi của phóng viên (Nguồn: báo SOHA) 5. KẾT LUẬN
Mọi phong cách lãnh đạo đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy vận dụng phong
cách lãnh đạo nào sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, đối tượng.
Với phong cách lãnh đạo phụng sự có các ưu điểm như: -
Đặt lợi ích của cấp dưới lên hàng đầu, thúc đẩy sự phát triển của họ. Khi những
lãnhđạo phụng sự và cấp dưới hiểu và trở nên gắn bó với nhau thì những người cấp dưới
sẽ ảnh hưởng bởi phong cách lãnh đạo này và trở thành một thế hệ lãnh đạo phụng sự tiếp
theo, nghĩa là lãnh đạo phụng sự sẽ tạo ra nhiều lãnh đạo phụng sự khác. lOMoAR cPSD| 45688262 -
Không sử dụng quyền lực để thể hiện sự thống trị và bắt buộc người khác làm theo,
thayvào đó nhà lãnh đạo dùng sự ảnh hưởng để tạo cảm hứng cho người khác thực hiện
theo, từ đó làm tăng tính tự giác hoàn thành công việc và tăng hiệu quả công việc. -
Lãnh đạo phụng sự đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức. Nội dung của
lãnhđạo phục vụ đơn giản và dễ tiếp cận với nhân viên ở mọi cấp.
Ngoài ra, lãnh đạo phụng sự cũng có các nhược điểm như: -
Không phải mọi cấp dưới đều thích làm việc với lãnh đạo phụng sự vì họ không
muốnngười lãnh đạo tìm hiểu nhiều về họ. -
Không phải mọi cá nhân đều phù hợp với phong cách lãnh đạo phụng sự, vì vậy để
lựachọn một người giữ vai trò lãnh đạo phụng sự trong tổ chức phải chú trọng nhiều vào
tính cách của họ, khả năng xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh và các hành xử đạo đức.
Việc hoàn thành bài thi này không chỉ để đáp ứng yêu cầu của nhà trường mà nó còn là
một dấu mốc quan trọng để tôi tự nhìn nhận lại những gì mình đã học được từ những người
lãnh đạo mà tôi đã từng làm việc, cũng như những kiến thức đã được học trong ngành Kinh
tế và quản lý công. Bởi cảm hứng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong cách lãnh đạo của
cô Vũ Kim Hạnh, nên trong tương lai có trở thành lãnh đạo thì tôi sẽ vận dụng linh hoạt
các phong cách lãnh đạo với nhau nhưng chủ yếu vẫn là lãnh đạo phụng sự bởi vì tôi muốn
muốn giúp đỡ thật nhiều những người xung quanh mình, đặc biệt là những người yếu thế
để cuộc sống này công bằng và tốt đẹp hơn.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BSA Online, Hành trình 130 ngày đêm của những người không chọn việc nhẹ
nhàng,https://bsaonline.vn/hanh-trinh-130-ngay-dem-cua-nhung-nguoi-khong-chon- viec-nhenhang/
2. Hội DN HVNCLC, Khởi động chương trình trại hè Đại sứ hàng Việt tí hon
2020,https://hvnclc.vn/khoi-dong-chuong-trinh-trai-he-dai-su-hang-viet-ti-hon-2020/