Giới thiệu Hầm rượu Debay - Quản trị khách sạn | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chào mừng anh chị đến với Sunworld Bà Nà Hills. Em tên là Nguyễn Nhất Hoàng Công,sẽ là người cùng anh chị khám phá sự kỳ bí của Hầm Rượu Debay trước mắt anh chị đây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
3 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giới thiệu Hầm rượu Debay - Quản trị khách sạn | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chào mừng anh chị đến với Sunworld Bà Nà Hills. Em tên là Nguyễn Nhất Hoàng Công,sẽ là người cùng anh chị khám phá sự kỳ bí của Hầm Rượu Debay trước mắt anh chị đây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

44 22 lượt tải Tải xuống
Chào mừng anh chị đến với Sunworld Bà Nà Hills. Em tên là Nguyễn Nhất Hoàng Công,
sẽ là người cùng anh chị khám phá sự kỳ bí của Hầm Rượu Debay trước mắt anh chị đây.
Hầm Rượu Debay này được người Pháp xây dựng vào năm 1923, câu chuyện về cái tên
Debay này chính sự tưởng nhớ công lao của người Pháp dành tặng cho Đại úy thủy
quân lục chiến tên gọi Debay khi đã tìm ra “Núi Chúa” này. thể nói rằng, nhờ
ông mà chúng ta mới Bà Nà như ngày nay. Trong giai đoạn năm 1919 đến năm 1938,
đồng thời với việcy dựng hàng trăm ngôi biệt thự cùng với bệnh viện, ngân hàng,…
nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ mát của các sỹ quan quân đội, các quan chức cấp cao, thương
nhân người Pháp người Việt giàu có, họ đã cho xây dựng hầm rượu này. Mục đích
chính của hầm Rượu này chính là nơi cất giữ rượu Vang của người Pháp, sản phẩm được
xem là quốc hồn quốc túy và là niềm tự hào của người Pháp.
Hầm rượu này sẽ chiều dài hơn 100m, cao 2.5 m rộng 2m. Vách hầm được xây
dựng bằng đá núi trần Hầm được xây dựng theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc
của người Pháp. Hơn nữa, lối kiến trúc này còn giúp cho hầm rượu vẫn trụ vững trong
hơn 100 năm, trải qua sự tàn phá của bom đạn của chiến tranh thiên nhiên, công
trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà. Khi bước vào trong hầm
rượu này, anh/chị cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ phải không ạ?. Nhiệt độ trong
hầm rượu này nói chung và các hốc rượu này nói riêng sẽ giao động nằm trong khoản 16
đến 20 độ C. Đây chính nhiệt độ tưởng để cất giữ các loại rượu Vang. Trong lúc
chúng ta di chuyển, chắc hẳn anh/chị đã bắt gặp được 1 số thùng gỗ nằm xung quanh hầm
rượu này phải không ạ? Đó chính những thùng gỗ sồi. Thùng gỗ sồi này công cụ
không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra rượu Vang. Những trái nho sau khi đã được
chọn lọc sẽ được nghiền nát thành nước, nước nho sẽ được đem đi ủ lên men trong những
thùng gỗ Sồi này đến khi thành rượu Vang. chính nhờ những thùng gỗ sồi này
người Pháp đã có thể di chuyển những loại Rượu Vang từ cố quốc sang Việt Nam chúng
ta để cất giữ. Và Ngày nay, khi công nghệ sản xuất rượu đã được hiện đại hóa hơn, nhưng
việc sử dụng những thùng gỗ sồi này để tạo ra những loại rượu Vang vẫn được những
giới sành Rượu ưa chuộng. Chính vì thế tại sảnh chính của hầm Rượu này, với những tấm
vé các anh/chị đang cầm trên tay đây, chúng ta sẽ được thưởng thức 1 ly rượu vang trong
không gian mang đậm dấu ấn văn hóa của người Pháp này. Xin mời anh/chị chúng ta
cùng nhau thưởng thức không gian ấm cúng này. Trong lúc thưởng thức những ly rượu
vang, anh/chị có thắc mắc phía bên trái của chúng ta có 1 lò sưởi phải không ạ? Và vì sao
trong nơi cất giữ rượu cần phải sự duy trì nhiệt độ luôn mức 16 đến 20 độ C lại
có lò sưởi nhưng không sợ ảnh hưởng bởi nhiệt độ? Thật ra,sưởi này người Pháp cho
xây dựng chỉ để mang tính chất tượng trưng. Văn hóa của người Pháp là mỗi căn nhà của
họ đều có 1 lò sưởi, với sự xa quê hương của mình khi đến với Việt Nam, người Pháp họ
muốn tạo ra không khí của quê hương của mình khi đặt sưởi tại sảnh chính của hầm
rượu này. Và chính tại sảnh chính này mà những chủ nhân của các hốc rượu này tổ chức
những buổi tiệc, dạ hội những buổi gặp gỡ các quý tộc. Những quý tộc sở hữu hốc
rượu này nếu muốn tổ chức tiệc tại đây, họ phải đặt hẹn với nhau để có thể không gây ảnh
hưởng cho nhau. Trước mặt anh/chị đây chính là phòng tiệc, với phòng tiệc này chúng em
có thể tạo ra cho các anh chị một trải nghiệm không khí cổ kính khi dùng tiệc rượu trong
hầm rượu này, nên nếu anh/chị nhu cầu, thể liên hệ với các bạn đang làm việc
quầy Bar Rượu hay trực tiếp với em.
Và tiếp tục hành trì, mời anh chị cùng em tiếp tục di chuyển sâu hơn vào trong hầm rượu.
Trước mặt anh chị đây chính hốc rượu của ông Morin. Trong hầm rượu này tổng
cộng 14 hốc rượu, 9 hốc rượu nhỏ 5 hốc rượu lớn. Mỗi hốc rượu đều chủ nhân
riêng của nó, họ có thểchủ nhân của khách sạn, biệt thự tạiNà. Tuy nhiên, hiện tại
chúng em chỉ có thông tin về 2 chủ nhân của hốc rượu, chính là hốc rượu của ông Debay
của ông Bejsson. Câu chuyện vào năm 2009, 1 vị khách cũng như chúng ta bây
giờ, vị khách ấy đi tham quan hầm rượu, và khi ông đứng trước hốc rượu này, ông đã bật
khóc. Quản hầm rượu lúc đó đã đến hỏi thăm thì biết rằng, vị khách đó chính cháu
của ông Morin, người sở hữu hốc rượu này. ngờ vực, nhưng vị khách ấy đã hứa sẽ
cung cấp thông tin cho để chứng minh hốc rượu này của ông Morin Ông nội
của vị khách ấy và thông tin của tất cả người sở hữu hốc rượu còn lại. Đến năm 2011, ông
đã quay lại và cung cấp thông tin chứng minh sự sở hữu hốc rượu của ông Morin
bạn thân của ông Bejsson, nhưng những tài liệu các vị chủ nhân còn lại thì thất lạc
nên đáng tiếc rằng 12 chủ nhân của các hốc rượu còn lại vẫn ẩn số. Hiện tại anh/chị
đang đứng trước hầm rượu của ông Bejsson, đến với hốc rượu này, anh chị có nhận thấy
sự tương đồng của các hốc rượu này không ạ? Trong các hốc rượu này, đều 1 thác
nước nhỏ ở trong. Ngày xưa, công nghệ của họ không hiện đại như bây giờ, nên để có thể
giữ nhiệt cho những chai rượu Vang, họ cho những suối nhỏ chảy để giữ nhiệt độ luôn
mức phù hợp để cất giữ rượu Vang này. Gần cuối hành trình, anh chị nhận thấy rằng
hầm rượu này xây dựng theo đường ngoằn nghèo chứ không xây theo 1 đường thẳng phải
không ạ? Lý do là vì lối xây dựng này sẽ giúp cho hầm rượu này không bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ bên ngoài. nếu xây theo 1 đường thẳng, 1 cơn gió thôi sẽ làm thay đổi cả
nhiệt độ của cả đường hầm này. Nhưng nếu xây theo lối kiến trúc ngoằn nghèo này thì dù
cho có gió thổi qua thì sẽ bị chặn lạiđường cong đường hầm, sẽ không gây ảnh hưởng
đến nhiệt độ của căn Hầm.
Ngày xưa, người Việt Nam hầu như không hội đặt chân đến hầm rượu này, nơi
đây chỉ dành cho giới thượng lưu, những quý tộc người Pháp một số ít người Việt
Nam giàu có. Vào năm 1945, cùng với sự ra đi của người Pháp, Bà Nà đã chìm vào quên
lãng và hầm rượu này cũng cùng chịu chung số phận. đã bị bỏ hoang dài khu vực
này đã bị đánh sập một phần. May mắn thay, cùng với sự phát triển của thành phố Đà
Nẵng, Bà Nà đã được khôi phục và hầm rượu cũng được phục chế và hoàn chỉnh như ban
đầu.
Và đến cuối hầm rượu chínhBar Debay, quán Bar này sẽ phục vụ cho nhu cầu anh/chị
một cách trọn vẹn nhất về nền văn hóa rượu Vang cùng với những món ăn cùng đặc
sắc trước vẻ đẹp của khu vườn Le Jardin D’Amour.
Hành trình khám phá Hầm Rượu Debay xin phép được kết thúc tại đây, cảm ơn anh/chị
đã đồng hành cùng em và xin chúc anh/chị có chuyến nghỉ mát, du lịch tuyệt vời nhất tại
SunWorld Bà Nà Hills này.
| 1/3

Preview text:

Chào mừng anh chị đến với Sunworld Bà Nà Hills. Em tên là Nguyễn Nhất Hoàng Công,
sẽ là người cùng anh chị khám phá sự kỳ bí của Hầm Rượu Debay trước mắt anh chị đây.
Hầm Rượu Debay này được người Pháp xây dựng vào năm 1923, câu chuyện về cái tên
Debay này chính là sự tưởng nhớ công lao của người Pháp dành tặng cho Đại úy thủy
quân lục chiến tên gọi là Debay khi đã tìm ra “Núi Chúa” này. Có thể nói rằng, nhờ có
ông mà chúng ta mới có Bà Nà như ngày nay. Trong giai đoạn năm 1919 đến năm 1938,
đồng thời với việc xây dựng hàng trăm ngôi biệt thự cùng với bệnh viện, ngân hàng,…
nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ mát của các sỹ quan quân đội, các quan chức cấp cao, thương
nhân người Pháp và người Việt giàu có, họ đã cho xây dựng hầm rượu này. Mục đích
chính của hầm Rượu này chính là nơi cất giữ rượu Vang của người Pháp, sản phẩm được
xem là quốc hồn quốc túy và là niềm tự hào của người Pháp.
Hầm rượu này sẽ có chiều dài hơn 100m, cao 2.5 m và rộng 2m. Vách hầm được xây
dựng bằng đá núi và trần Hầm được xây dựng theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc
của người Pháp. Hơn nữa, lối kiến trúc này còn giúp cho hầm rượu vẫn trụ vững trong
hơn 100 năm, trải qua sự tàn phá của bom đạn của chiến tranh và thiên nhiên, là công
trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà. Khi bước vào trong hầm
rượu này, anh/chị cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ phải không ạ?. Nhiệt độ trong
hầm rượu này nói chung và các hốc rượu này nói riêng sẽ giao động nằm trong khoản 16
đến 20 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để cất giữ các loại rượu Vang. Trong lúc
chúng ta di chuyển, chắc hẳn anh/chị đã bắt gặp được 1 số thùng gỗ nằm xung quanh hầm
rượu này phải không ạ? Đó chính là những thùng gỗ sồi. Thùng gỗ sồi này là công cụ
không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra rượu Vang. Những trái nho sau khi đã được
chọn lọc sẽ được nghiền nát thành nước, nước nho sẽ được đem đi ủ lên men trong những
thùng gỗ Sồi này đến khi thành rượu Vang. Và chính nhờ những thùng gỗ sồi này mà
người Pháp đã có thể di chuyển những loại Rượu Vang từ cố quốc sang Việt Nam chúng
ta để cất giữ. Và Ngày nay, khi công nghệ sản xuất rượu đã được hiện đại hóa hơn, nhưng
việc sử dụng những thùng gỗ sồi này để tạo ra những loại rượu Vang vẫn được những
giới sành Rượu ưa chuộng. Chính vì thế tại sảnh chính của hầm Rượu này, với những tấm
vé các anh/chị đang cầm trên tay đây, chúng ta sẽ được thưởng thức 1 ly rượu vang trong
không gian mang đậm dấu ấn văn hóa của người Pháp này. Xin mời anh/chị chúng ta
cùng nhau thưởng thức không gian ấm cúng này. Trong lúc thưởng thức những ly rượu
vang, anh/chị có thắc mắc phía bên trái của chúng ta có 1 lò sưởi phải không ạ? Và vì sao
trong nơi cất giữ rượu cần phải có sự duy trì nhiệt độ luôn ở mức 16 đến 20 độ C mà lại
có lò sưởi nhưng không sợ ảnh hưởng bởi nhiệt độ? Thật ra, lò sưởi này người Pháp cho
xây dựng chỉ để mang tính chất tượng trưng. Văn hóa của người Pháp là mỗi căn nhà của
họ đều có 1 lò sưởi, với sự xa quê hương của mình khi đến với Việt Nam, người Pháp họ
muốn tạo ra không khí của quê hương của mình khi đặt lò sưởi tại sảnh chính của hầm
rượu này. Và chính tại sảnh chính này mà những chủ nhân của các hốc rượu này tổ chức
những buổi tiệc, dạ hội và những buổi gặp gỡ các quý tộc. Những quý tộc sở hữu hốc
rượu này nếu muốn tổ chức tiệc tại đây, họ phải đặt hẹn với nhau để có thể không gây ảnh
hưởng cho nhau. Trước mặt anh/chị đây chính là phòng tiệc, với phòng tiệc này chúng em
có thể tạo ra cho các anh chị một trải nghiệm không khí cổ kính khi dùng tiệc rượu trong
hầm rượu này, nên nếu anh/chị có nhu cầu, có thể liên hệ với các bạn đang làm việc ở
quầy Bar Rượu hay trực tiếp với em.
Và tiếp tục hành trì, mời anh chị cùng em tiếp tục di chuyển sâu hơn vào trong hầm rượu.
Trước mặt anh chị đây chính là hốc rượu của ông Morin. Trong hầm rượu này có tổng
cộng 14 hốc rượu, 9 hốc rượu nhỏ và 5 hốc rượu lớn. Mỗi hốc rượu đều có chủ nhân
riêng của nó, họ có thể là chủ nhân của khách sạn, biệt thự tại Bà Nà. Tuy nhiên, hiện tại
chúng em chỉ có thông tin về 2 chủ nhân của hốc rượu, chính là hốc rượu của ông Debay
và của ông Bejsson. Câu chuyện là vào năm 2009, có 1 vị khách cũng như chúng ta bây
giờ, vị khách ấy đi tham quan hầm rượu, và khi ông đứng trước hốc rượu này, ông đã bật
khóc. Quản lý hầm rượu lúc đó đã đến hỏi thăm thì biết rằng, vị khách đó chính là cháu
của ông Morin, người sở hữu hốc rượu này. Dù ngờ vực, nhưng vị khách ấy đã hứa sẽ
cung cấp thông tin cho Bà Nà để chứng minh hốc rượu này là của ông Morin – Ông nội
của vị khách ấy và thông tin của tất cả người sở hữu hốc rượu còn lại. Đến năm 2011, ông
đã quay lại và cung cấp Bà Nà thông tin chứng minh sự sở hữu hốc rượu của ông Morin
và bạn thân của ông là Bejsson, nhưng những tài liệu các vị chủ nhân còn lại thì thất lạc
nên đáng tiếc rằng 12 chủ nhân của các hốc rượu còn lại vẫn là ẩn số. Hiện tại anh/chị
đang đứng trước hầm rượu của ông Bejsson, đến với hốc rượu này, anh chị có nhận thấy
sự tương đồng của các hốc rượu này không ạ? Trong các hốc rượu này, đều có 1 thác
nước nhỏ ở trong. Ngày xưa, công nghệ của họ không hiện đại như bây giờ, nên để có thể
giữ nhiệt cho những chai rượu Vang, họ cho những suối nhỏ chảy để giữ nhiệt độ luôn ở
mức phù hợp để cất giữ rượu Vang này. Gần cuối hành trình, anh chị có nhận thấy rằng
hầm rượu này xây dựng theo đường ngoằn nghèo chứ không xây theo 1 đường thẳng phải
không ạ? Lý do là vì lối xây dựng này sẽ giúp cho hầm rượu này không bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ bên ngoài. Vì nếu xây theo 1 đường thẳng, 1 cơn gió thôi sẽ làm thay đổi cả
nhiệt độ của cả đường hầm này. Nhưng nếu xây theo lối kiến trúc ngoằn nghèo này thì dù
cho có gió thổi qua thì sẽ bị chặn lại ở đường cong đường hầm, sẽ không gây ảnh hưởng
đến nhiệt độ của căn Hầm.
Ngày xưa, người Việt Nam hầu như không có cơ hội đặt chân đến hầm rượu này, vì nơi
đây chỉ dành cho giới thượng lưu, những quý tộc người Pháp và một số ít người Việt
Nam giàu có. Vào năm 1945, cùng với sự ra đi của người Pháp, Bà Nà đã chìm vào quên
lãng và hầm rượu này cũng cùng chịu chung số phận. Nó đã bị bỏ hoang dài và khu vực
này đã bị đánh sập một phần. May mắn thay, cùng với sự phát triển của thành phố Đà
Nẵng, Bà Nà đã được khôi phục và hầm rượu cũng được phục chế và hoàn chỉnh như ban đầu.
Và đến cuối hầm rượu chính là Bar Debay, quán Bar này sẽ phục vụ cho nhu cầu anh/chị
một cách trọn vẹn nhất về nền văn hóa rượu Vang cùng với những món ăn vô cùng đặc
sắc trước vẻ đẹp của khu vườn Le Jardin D’Amour.
Hành trình khám phá Hầm Rượu Debay xin phép được kết thúc tại đây, cảm ơn anh/chị
đã đồng hành cùng em và xin chúc anh/chị có chuyến nghỉ mát, du lịch tuyệt vời nhất tại SunWorld Bà Nà Hills này.